Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán
Vượt qua hàng loạt đối thủ André 3000, Sabrina Carpenter, Charli XCX, Jacob Collier, Billie Eilish, Chappell Roan và Taylor Swift, Beyoncé trở thành chủ nhân giải thưởng Album của năm với Cowboy Carter. Đây là lần đầu tiên ngôi sao sinh năm 1981 được xướng tên ở hạng mục quan trọng này. Trên sân khấu nhận giải thưởng được mong đợi nhất, Beyoncé gửi lời cảm ơn lực lượng cứu hỏa ở Los Angeles (Mỹ) vì những nỗ lực trong vụ cháy rừng vừa qua đồng thời bày tỏ bản thân thấy khiêm nhường và vinh dự."Đã nhiều, rất nhiều năm trôi qua. Tôi chỉ muốn cảm ơn Grammy, mọi nhạc sĩ, mọi cộng sự, mọi nhà sản xuất, tất cả những nỗ lực chăm chỉ", cô bày tỏ. Ngôi sao 44 tuổi cũng gửi lời tri ân Linda Martell - một nghệ sĩ nhạc đồng quê người da đen được nhắc đến trong ca khúc The Linda Martell Show thuộc album Cowboy Carter. "Tôi cũng hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước, mở rộng những cánh cửa. Chúa ban phước cho tất cả các bạn, cảm ơn các bạn rất nhiều", giọng ca 8X khép lại phần phát biểu.Ngoài ra, vợ của Jay-Z cũng giành chiến thắng ở hai hạng mục khác là Album nhạc đồng quê hay nhất nhờ Cowboy Carter và Màn trình diễn ở thể loại đồng quê xuất sắc nhất dành cho bộ đôi/nhóm nhạc với II Most Wanted kết hợp cùng Miley Cyrus.Đáng chú ý, khoảnh khắc Taylor Swift xướng tên Beyoncé ở hạng mục Album nhạc đồng quê hay nhất và trao cho đàn chị chiếc kèn vàng danh giá nhận được sự quan tâm từ đông đảo khán giả lẫn truyền thông. Giây phút được vinh danh, cô ôm chầm lấy chồng - rapper Jay-Z và con gái Blue Ivy. Cô nói mình không ngờ điều này và bày tỏ lòng biết ơn khi có thể làm những gì bản thân yêu thích sau bao năm đồng thời chia sẻ những lời truyền cảm hứng, khuyến khích mọi người kiên trì theo đuổi đam mê. Thành tích này cũng đưa giọng ca 8X trở thành nữ nghệ sĩ da màu đầu tiên giành giải Grammy nhạc đồng quê sau 50 năm. Hiện, Beyoncé vẫn giữ vững kỷ lục là nghệ sĩ thắng nhiều giải nhất tại Grammy với 35 chiếc kèn vàng.Ba hạng mục quan trọng còn lại của Grammy 2025 cũng tìm được chủ nhân. Trong đó, Not Like Us của Kendrick Lamar thắng giải Bản thu âm của năm và Bài hát của năm. Lamar cũng là nghệ sĩ giành nhiều chiến thắng nhất tại lễ trao giải năm nay khi ra về với tổng cộng 5 chiếc kèn vàng. Còn Chappell Roan được vinh danh là Nghệ sĩ mới của năm.Đáng chú ý, Taylor Swift - nghệ sĩ liên tục "càn quét" các mùa Grammy trước, năm nay lại ra về trắng tay. Trước đó, "rắn chúa" nhận được 6 đề cử tại Grammy 2025, trong đó có Album của năm (The Tortured Poets Department), Bản thu âm của năm, Bài hát của năm (Fortnight)…Bộ Tài chính vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc Báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2023 của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Về tổng quan, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời của khối doanh nghiệp FDI năm 2023 giảm sút so với năm 2022. Cụ thể, doanh thu là 9,41 triệu tỉ đồng, giảm 4,3%; lợi nhuận sau thuế là 337.027 tỉ đồng, giảm 15,7%. Số nộp ngân sách nhà nước giảm từ 197.087 tỉ đồng năm 2022 còn 193.238 tỉ đồng năm 2023.Đáng chú ý, tính đến 31.12.2023, số doanh nghiệp FDI báo lỗ là 16.292/28.918 doanh nghiệp, tăng 21,2%; số doanh nghiệp bị lỗ lũy kế là 18.140 doanh nghiệp, tăng 15%; số doanh nghiệp bị lỗ mất vốn chủ sở hữu là 5.091 doanh nghiệp, tăng 15,2%.Số lỗ năm 2023 là 217.464 tỉ đồng, tăng 32%; trị giá lỗ lũy kế là 908.211 tỉ đồng, tăng 20%; trị giá âm vốn chủ sở hữu là 241.560 tỉ đồng, tăng 29%.Bộ Tài chính đánh giá, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng phần lớn tập trung vào các dự án quy mô đầu tư nhỏ và vừa. Các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu linh kiện, thiết bị để gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, dây chuyền công nghệ ở mức độ trung bình để tận dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ. Các lĩnh vực có đóng góp lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh, số nộp ngân sách nhà nước của toàn ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động kinh doanh bất động sản mất vai trò động lực tăng trưởng khi đồng loạt giảm sút.Doanh nghiệp FDI báo lỗ, doanh nghiệp lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu tăng đáng kể cả về số lượng và giá trị. Số doanh nghiệp báo lỗ, lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu vẫn có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm.Nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư, tập trung ở các lĩnh vực chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy...Cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, doanh thu cao, lợi nhuận trước thuế lớn nhưng có mức đóng góp vào ngân sách nhà nước ở mức khiêm tốn so với các doanh nghiệp khác có vốn đầu tư và kết quả kinh doanh thấp hơn…Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách hoặc trình Quốc hội ban hành các chính sách về đầu tư, doanh nghiệp... có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài.Ban hành nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia.Bộ này cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo rà soát các cơ chế, chính sách về đầu tư để kiến nghị Chính phủ sửa đổi hoặc ban hành chính sách đầu tư kịp thời, hiệu quả.Xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư làm căn cứ đánh giá tác động của dự án của doanh nghiệp FDI đang hoạt động đối với kinh tế - xã hội, môi trường nhằm quản lý, ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra.Tăng cường đối chiếu thông tin chống chuyển giá, trốn thuế, quản lý hiệu quả các nguồn thu phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI, tăng thu cho ngân sách nhà nước.Kiểm tra, thanh tra các dự án đầu tư đang hoạt động; đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối với những doanh nghiệp FDI có hoạt động không hiệu quả hoặc có dấu hiệu vi phạm, gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội.Năm 2023, tổng doanh nghiệp FDI có dữ liệu báo cáo tài chính đầy đủ để phân tích là 28.918 doanh nghiệp.Tính đến 31.12.2023, so với năm 2022, tổng tài sản của khối doanh nghiệp FDI chi phối là 9,95 triệu tỉ đồng, tăng 6,8%; vốn chủ sở hữu là 4,19 triệu tỉ đồng, tăng 5,5%. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 3,04 triệu tỉ đồng, tăng 11,5%; lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là 890.603 tỉ đồng, giảm 15,3%.
Giá cà phê robusta ngược chiều thế giới
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.
Á hoàng Yoga hướng dẫn công thức làm đồ uống detox thanh lọc cơ thể
Ra đời năm 2001 tại Thượng Hải, CHANDO Himalaya đã tạo được dấu ấn tại thị trường quốc tế nhờ những bước đi tiên phong về công nghệ và thành phần tinh khiết từ tự nhiên. Sau 23 năm phát triển, thương hiệu đã có mặt tại 10 quốc gia, trong đó Việt Nam là thị trường thứ 10 với nhiều tiềm năng bứt phá. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm của CHANDO Himalaya nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khách hàng nhờ công dụng vượt trội, đem lại hiệu quả khác biệt trên làn da của người tiêu dùng Việt. Theo thống kê, doanh số của CHANDO Himalaya tại Việt Nam tăng trưởng dương mỗi tháng trong quý gần nhất.Những sản phẩm làm nên "tên tuổi" của CHANDO Himalaya có thể kể đến: mặt nạ chiết xuất thảo mộc, Himalayan Essence, tinh chất trẻ hóa New Time Frozen… Không chỉ vậy, CHANDO Himalaya còn chủ động nghiên cứu tính chất và nhu cầu riêng biệt của làn da phụ nữ Việt để cho ra những sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam: kem chống nắng phổ rộng, kem nâng tông 5 trong 1, dòng sản phẩm làm sạch sâu.Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc, thương hiệu CHANDO Himalaya gia nhập thị trường như một tên tuổi đầy triển vọng. Đến với Việt Nam, CHANDO Himalaya định vị rõ sứ mệnh và giá trị mang lại cho cộng đồng - tôn vinh vẻ đẹp độc bản, hài hòa trong sự kết nối với thiên nhiên và bền vững với thời gian. Chính vì vậy, định hướng phát triển của CHANDO Himalaya được xây dựng dựng trên ba yếu tố: "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".Thiên thời - xu hướng đổi mới thành phần, công nghệ của ngành mỹ phẩm toàn thế giới; sự thành công của chuyển đổi số giúp khách hàng tiếp cận được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu hơn. Địa lợi - sự cộng hưởng của văn hóa phương Đông, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng và nhu cầu nâng cấp tiêu dùng nói chung. Điều này định hình rõ nét ngành mỹ phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho CHANDO Himalaya thấu hiểu khách hàng nhiều hơn, từ đó nghiên cứu các dòng sản phẩm thực sự phù hợp.Nhân hòa - sự kết nối sâu rộng các kênh bán, giúp CHANDO Himalaya tạo được mạng lưới bán hàng và chăm sóc khách hàng chặt chẽ, cam kết đem đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất.Có thể nói, với những thành tựu đã đạt được và định hướng phát triển dựa trên những yếu tố cốt lõi, CHANDO Himalaya hoàn toàn có tiềm năng để phát triển ở thị trường Việt Nam. Thông qua sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, con người và tầm nhìn chiến lược, CHANDO Himalaya hứa hẹn sẽ góp phần tăng trưởng vững chắc cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam trong tương lai.