$623
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ozempich. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ozempich.UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 429 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.Theo phương án sắp xếp, Hà Nội duy trì 6 phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện gồm: Văn phòng HĐND - UBND; Thanh tra; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch (sau sắp xếp đổi tên là Tài chính); GD-ĐT; Y tế.Sáp nhập phòng LĐ-TB-XH và phòng Nội vụ (tên gọi sau sắp xếp là phòng Nội vụ); chuyển chức năng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn về phòng GD-ĐT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn về phòng Y tế.Đối với phòng TN-MT, ở khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; tên gọi sau sắp xếp là phòng TN-MT.Ở khối huyện và thị xã sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng, chống thiên tai từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Nông nghiệp và Môi trường.Phòng VH-TT tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.Đối với phòng Kinh tế ở khối quận thì chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng VH-TT; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Ở khối huyện và thị xã thì chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về phòng Nông nghiệp và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Phòng Dân tộc (hiện chỉ có 1 phòng thuộc UBND H.Ba Vì) bị giải thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ về phòng Nội vụ.Về tổ chức bộ máy cấp huyện sau sắp xếp gồm 10 phòng chuyên môn, cụ thể: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; GD-ĐT; Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT (tại các huyện, thị xã là phòng Nông nghiệp và Môi trường).Trước kia, bộ máy cấp huyện ở Hà Nội gồm 12 phòng chuyên môn, gồm: Nội vụ, Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; GD-ĐT; Kinh tế; Quản lý đô thị; Văn hóa; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT; LĐ-TB-XH.Như vậy, so với bộ máy UBND cấp huyện trước đó, số lượng phòng chuyên môn sau sắp xếp đã giảm xuống còn 10 phòng khi bỏ đi 2 phòng LĐ-TB-XH và Quản lý đô thị.Hiện, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Sau khi sắp xếp bộ máy, Hà Nội giảm 61 phòng thuộc UBND cấp huyện. Trong đó ở 29 quận, huyện, thị xã giảm 58 phòng; riêng H.Ba Vì giảm 3 phòng (gồm phòng LĐ-TB-XH; Quản lý đô thị; Dân tộc). ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ozempich. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ozempich.Như vậy, chỉ còn vài ngày nữa thôi, chương trình ưu đãi 10% khi mua vé sớm sẽ chính thức khép lại. Đây là tuần cuối cùng để khách hàng có thể tiết kiệm chi phí và đảm bảo có một chỗ tại sự kiện ẩm thực lớn nhất trong năm. Với cùng hạn thời gian, ban tổ chức đồng thời áp dụng ưu đãi 20% giá vé dành cho khách có sinh nhật ngày 1.8.1975, là ngày thành lập Saigontourist Group.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 27 – 30.3.2025 tại Khu du lịch Văn Thánh, với sự tham gia của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4-5 sao thuộc hệ thống Saigontourist Group tại TP.HCM và các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự góp mặt của nhiều đối tác uy tín, đại diện các thương hiệu ẩm thực một số địa phương cùng nhau tạo nên một "đại tiệc của vị giác" đa dạng và phong phú. Đây là hoạt động trọng điểm trong chuỗi chương trình, sự kiện của Saigontourist Group hưởng ứng chào mừng các ngày lễ lớn tại TP.HCM và kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển Saigontourist Group (1.8.1975 – 1.8.2025).Ban tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 cũng cho biết đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những khách hàng đã mua vé sớm. Cầm 10 vé trên tay, chị Mai Lan ở quận 7 hồ hởi chia sẻ: "Tôi đã mua vé cho cả nhóm bạn thân. Chúng tôi rất mong chờ được cùng nhau khám phá những món ăn mới lạ và độc đáo tại lễ hội".Từ thành phố Thủ Đức, anh Tuấn Anh chia sẻ: "Tôi là một người rất đam mê ẩm thực, nên không thể bỏ lỡ sự kiện này. Mua vé sớm giúp tôi tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể trong thời buổi khó khăn hiện tại". Còn đây là cảm xúc của một khách hàng ở quận Bình Tân: "Tôi rất vui khi đã mua được vé với mức giá ưu đãi. Đây là một cơ hội tuyệt vời để tôi và gia đình cùng nhau tận hưởng những ngày cuối tuần thật ý nghĩa".Trong khi đó, anh Quang Huy (quận 5) cho biết: "Tôi có ngày sinh nhật trùng với ngày thành lập Saigontourist Group nên nhận được ưu đãi tới 20%. Tôi đã nhanh tay mua ngay 10 vé để cùng gia đình và bạn bè đến tham gia lễ hội". Không chỉ khách lẻ, nhiều khách hàng doanh nghiệp cũng đã sớm mua vé Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 dùng làm quà tặng cho cán bộ, nhân viên và đối tác. "Công ty tôi đã đặt mua 100 vé tặng cho cán bộ, nhân viên để họ cùng gia đình tận hưởng hương vị và không khí lễ hội văn hóa ẩm thực đặc sắc này như một sự tưởng thưởng về tinh thần sau những nỗ lực của họ trong công việc. Chúng tôi đã được giao vé tận nơi. Mọi người đều rất phấn khởi vì sắp được dịp trải nghiệm một sự kiện độc đáo trong năm", bà Trần Thị Hạnh, quản lý bộ phận nhân sự của một công ty kinh doanh dịch vụ địa ốc tại TP.HCM, cho biết. Bà cũng rất vui khi loạt vé này được giảm ngay 10% trên tổng giá trị hóa đơn. Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực Việt Nam, với trên 600 món ngon được chọn lọc, tinh tuyển từ khắp ba miền đất nước, sản vật của các địa phương. Bên cạnh ẩm thực, lễ hội còn tưng bừng, sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như múa rối nước, xiếc ảo thuật đường phố, múa xòe Thái, quan họ, đờn ca tài tử, múa khỉ Khmer, hát sắc bùa Bến Tre, hô bài chòi, ca Huế, biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên của đồng bào dân tộc Xơ Đăng, nhạc cụ đàn đá dân tộc, hò đối đáp. Khách đến lễ hội còn được dịp hòa mình vào không gian tràn ngập không khí hội hè mang đậm bản sắc văn hóa dân gian ba miền, trải nghiệm khu chợ vùng cao, thử trang phục các dân tộc vùng cao Đông – Tây Bắc, chợ nổi đậm chất Nam Bộ.Ngoài ra, lễ hội còn níu chân khách với hoạt động làng nghề truyền thống, làm bánh dân gian với hơn 50 loại bánh, trải nghiệm học gói lá, nướng, hấp, chiên bánh cùng nghệ nhân, học làm bún, đan nón, tráng bánh tráng, nướng bánh phồng, nấu rượu, làm bánh phục linh, bánh kà tum của người Khmer Nam Bộ. Khu làng nghề năm nay sẽ được góp thêm hoạt động làm guốc mộc, làm chong chóng giấy, lồng đèn Hội An, trải nghiệm làm gốm, tranh Đông Hồ, làm hoa giấy cùng các nghệ nhân đến từ làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở cố đô Huế.Tham gia lễ hội, khách mua vé vào cổng có đính kèm coupon để sử dụng dịch vụ, với giá vé trọn gói 200.000 đồng/người lớn, trẻ em đi cùng được miễn phí. Thông tin chi tiết về Lễ hội tại website: www.saigontourist.com.vn ️
Tham gia phần "thách" trong chương trình On Trending của Báo Thanh Niên, Minh Hằng đòi "block" Phạm Quỳnh Anh khi đàn chị đưa ra thử thách "khó đỡ".Minh Hằng - Tóc Tiên vốn có mối quan hệ thân thiết khi liên tục chung đội ở Chị đẹp đạp gió 2024, mang đến những tiết mục bùng nổ. Bộ đôi xinh đẹp, tài năng này cũng khiến khán giả thích thú với những khoảnh khắc dễ thương đằng sau sân khấu, trong đó có video Tóc Tiên hôn Minh Hằng gây chú ý trên mạng xã hội. Nhắm vào điều này, Phạm Quỳnh Anh yêu cầu "Bé Heo" gọi điện cho Tóc Tiên để "tỏ tình", nêu cảm nghĩ về nụ hôn đặc biệt ấy.Để biết Minh Hằng đối phó ra sao trước thử thách của Phạm Quỳnh Anh, kính mời khán giả tiếp tục theo dõi chương trình On Trending phát trên Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV. ️
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày. ️