Các 'ông lớn' Petrovietnam, lọc dầu Dung Quất tiếp tục báo lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng
Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc phối hợp với chính quyền thành phố trong vấn đề triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường.Theo ông Thanh, chưa bao giờ Hà Nội bị tình trạng ô nhiễm kinh khủng như hiện tại. Ông cho rằng nguyên nhân không hoàn toàn do Hà Nội đang có 7 triệu phương tiện xe máy vì "cùng lắm chỉ 2,5 - 3 triệu xe cùng lúc chạy trên đường"."Chúng tôi có chương trình ngắn hạn và đang làm một số việc, chương trình dài hạn thì đang có nghiên cứu để tìm ra thực sự ở đâu. Vài triệu xe cùng lúc chạy trên đường thì không thể đến mức gây ô nhiễm như vậy được. Phải tìm ra nguồn ô nhiễm ở chỗ nào, tại sao lại như thế?", ông Thanh nói và mong muốn mỗi người dân Hà Nội hãy cùng chung tay làm cho thủ đô sạch hơn, xanh hơn, sáng hơn.Thời gian những tháng cuối năm 2024 và đầu tháng 1 vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, có ngày nghỉ cuối tuần, dù ít phương tiện tham gia giao thông hơn ngày thường nhưng không khí tại Hà Nội vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, xếp hạng thứ 2 thế giới. Hầu hết các khu vực trong nội thành Hà Nội đều chìm trong làn sương mờ do ô nhiễm không khí.Nói về vấn đề ô nhiễm không khí, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cho biết miền Bắc và Hà Nội đang trong "mùa" ô nhiễm không khí, nguyên nhân là do kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ xây dựng, nông nghiệp, giao thông... chưa tốt.Ông Tùng cho rằng, ô nhiễm không khí dường như vẫn là việc riêng của Bộ TN-MT, cấp tỉnh địa phương chứ không phải việc của quận, huyện. Vì vậy, vấn đề cơ bản nằm ở nhận thức và sự quyết tâm giải quyết ô nhiễm không khí của các cấp.Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, tính đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.
Lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển sinh thế nào là hợp lý?
Những hình ảnh về nhà thờ giáo xứ Thánh PhanxicôXavie (Q.Bình Tân, TP.HCM) trang trí tết được mọi người chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn trong năm của người Việt, thời điểm để đoàn tụ gia đình và tôn vinh truyền thống văn hóa. Người Công giáo tiếp tục trang trí nhà thờ với nhiều biểu tượng truyền thống như bánh chưng, bánh tét, hoa mai, hoa đào...
Giá vàng 'tranh thủ' tăng trước giờ G
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Giá USD tự do tăng 10 đồng vào sáng mùng 2 tết, mua vào lên 25.490 đồng, bán ra 25.590 đồng. So với mức cao nhất đạt được hồi đầu tháng, đô la Mỹ đã giảm 300 đồng, tương đương đi xuống 1,1%. Giá USD tự do cao hơn trong ngân hàng (trước thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán) 290 đồng. Các ngân hàng thương mại mua vào USD với giá 24.770 - 24.800 đồng, bán ra 25.300 đồng.Nguồn ngoại tệ từ kiều hối về Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao khiến giá USD đi xuống. Chỉ tính riêng TP.HCM trong tháng 1 đã có khoảng 500 triệu USD kiều hối.Giá đô la Mỹ trên thị trường thế giới tiếp tục giảm, chỉ số USD-Index giảm 0,11 điểm, xuống còn 107,84 điểm. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt sau cuộc họp, đánh dấu bước chuyển trong xu hướng chính sách tiền tệ giữa bối cảnh nhiều biến động về chính trị và kinh tế. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đã duy trì lãi suất ở mức 4,25 - 4,5%. Quyết định này được đưa ra sau ba đợt cắt giảm liên tiếp từ tháng 9.2024 với tổng mức giảm 1%. Đây cũng là cuộc họp Fed đầu tiên kể từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp đã ổn định ở mức thấp trong những tháng gần đây và điều kiện thị trường lao động vẫn vững chắc là lý do khiến Fed giữ nguyên lãi suất.Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chính trị đầy biến động. Hơn một tuần trước đó, ông Trump đã tạo ra nhiều thay đổi về chính sách ở Washington. Tổng thống đã ủng hộ thuế quan như một công cụ kinh tế và chính sách đối ngoại, đồng thời đưa ra loạt biện pháp giảm quy định.
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Lực lượng vũ trang luôn là chỗ dựa vững vàng
Ngày 3.2, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25.1 - 2.2) tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ.Theo đó, 9 ngày qua, trên toàn địa bàn TP.HCM xảy ra 11 vụ cháy nhà và cháy công ty, doanh nghiệp. Trong đó, có 5 vụ cháy gây hậu quả trung bình và 6 vụ cháy nhỏ, thiệt hại không đáng kể. Tín hiệu tích cực là trong số các vụ cháy, không có người thương vong; không xảy ra vụ nổ.Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do bất cẩn trong sử dụng lửa (3 vụ), sự cố hệ thống, thiết bị điện (2 vụ) và đang điều tra 6 vụ.So sánh với cùng kỳ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 giảm cả 3 tiêu chí, cụ thể: giảm 6 vụ cháy, giảm 1 người chết, giảm 1 người bị thương.Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC đã điều động các đơn vị liên quan trực tiếp phối hợp cứu 3 người, hướng dẫn cho 10 người tự thoát nạn trong các vụ cháy, sự cố, tai nạn.Để đạt được kết quả trên, Công an TP.HCM đã tổ chức triển khai nghiêm túc công tác thường trực, sẵn sàng chiến đấu, phối hợp triển khai hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Lý do nút video chuyên dụng trên iPhone 16 là ý tưởng tuyệt vời
Quán cà phê lạ... khách chỉ, chủ gật: Chuyện tình 'vô thanh' của ông bà chủ
Đầu tiên là dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long nối quận 7 với huyện Nhà Bè có tổng mức đầu tư 737 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp 168 tỉ đồng và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 515 tỉ đồng.Dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long được Sở GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 5230 năm 2017 với quy mô xây dựng mới cầu Phước Long bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 359m, bề rộng 10,5m. Xây dựng đường dẫn đầu cầu với tổng chiều dài 430m, trong đó phía quận 7 dài 156m và phía huyện Nhà Bè dài 274m. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và tổ chức giao thông phù hợp với quy mô tuyến đường.Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu giao thông và tải trọng khai thác, tạo hướng kết nối cho đường Huỳnh Tấn Phát và đường Nguyễn Hữu Thọ, góp phần cải thiện tình hình giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khu vực.Công trình được khởi công phần cầu vào tháng 2.2020 đến tháng 1.2021 thì phải tạm dừng thi công do hết mặt bằng. Sau hơn một năm quyết liệt triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, với sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ của lãnh đạo Thành ủy TP.HCM, của UBND TP cùng các sở ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hai địa phương và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân quận 7 và huyện Nhà Bè, 100% mặt bằng phục vụ thi công đã được bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 11.2023, tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công trở lại và đẩy nhanh tiến độ thi công.Sau 13 tháng tập trung thi công kể từ khi nhận được 100% mặt bằng, đến nay công trình cầu Phước Long mới đã hoàn thành, được Sở GTVT kiểm tra, chấp thuận thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố đúng theo tiến độ đã đề ra vào ngày 31.12.2024.Cũng trong buổi sáng ngày 30.12, nhánh hầm HC1 thuộc công trình xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và đoạn song hành quốc lộ 50 (từ Trịnh Quang Nghị đến ngã 3 quốc lộ 50 - đường song hành) cũng sẽ được thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố. Ban Giao thông cùng các nhà thầu, đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục thi công hoàn thành các hạng mục bản quá độ tại khu vực giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và sẽ đưa toàn bộ nút giao này vào hoạt động trước ngày 20.1.2025. Đối với đoạn song hành quốc lộ 50 còn lại (từ Trịnh Quang Nghị đến giao lộ Nguyễn Văn Linh) hiện chưa thể hoàn thành và thông xe do vẫn còn 8 hộ dân nằm chắn ngang mặt cắt ngang tuyến đường (thuộc hai dự án Gia Hòa và Khang Phúc) đang trong quá trình vận động bàn giao mặt bằng. Ban Giao thông kiến nghị UBND huyện Bình Chánh, Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan tiếp tục hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ vận động và bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 31.1.2025 để chủ đầu tư hoàn tất khối lượng thi công, thông xe đoạn song hành còn lại trước 30.4.2025 và thông xe đoạn quốc lộ 50 từ ngã 3 đường song hành đến ranh Long An, hoàn thành toàn bộ công trình trước 31.12.2025. Ở phía tây thành phố, công trình nâng cấp mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý trên địa bàn quận Bình Tân, với tổng mức đầu tư 1.232 tỉ đồng (trong đó chi phí bồi thường 995 tỉ đồng do quận Bình Tân làm chủ đầu tư, chi phí xây lắp 237 tỉ đồng do Ban Giao thông làm chủ đầu tư), mặt cắt ngang tuyến đường sau nâng cấp là 30m cũng đã hoàn thành 100% khối lượng và chính thức thông xe phục vụ người dân thành phố trong sáng 30.12.Theo ông Trịnh Linh Phương, Phó Ban giao thông, việc thông xe, đưa các công trình cầu Phước Long, Hầm chui HC1, đường song hành quốc lộ 50 giai đoạn 1 vào phục vụ người dân thành phố hôm nay, cùng với việc thông xe cầu Rạch Đỉa vào tháng 11.2024 và Hầm HC2 vào tháng 10.2024 vừa qua đã góp phần tăng cường kết nối giao thông giữa quận 7 và huyện Nhà Bè; đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực phía nam thành phố, tạo không khí vui tươi, phấn khởi với chuỗi sự kiện hoàn thành, thông xe phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán khoảng 15 gói thầu, dự án như mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục 60 ngày đêm cao điểm của ngành giao thông thành phố, cùng với các công trình đường Tên Lửa, cầu Nam Lý, cầu Rạch Đỉa, Hầm chui HC2 thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và 4 công trình được thông xe sáng ngày 30.12 như đã nêu trên, trong thời gian tới Ban Giao thông với sự hỗ trợ của Sở GTVT và các đơn vị liên quan sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, tiếp tục hoàn thành, đưa vào phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán 2025 10 gói thầu, dự án gồm một đơn nguyên cầu Tăng Long, đường Dương Quảng Hàm (giai đoạn 1), đường Hoàng Hoa Thám, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (giai đoạn 1), cầu Tân Kỳ Tân Quý, cầu Bà Hom, cầu Bà Dạt, cầu Giồng Ông Tố 2 của nút giao An Phú, đường Lương Định Của (đoạn từ Nguyễn Hoàng đến nút giao Trần Não), kênh Hàng Bàng (quận 5). "Ban Giao thông mong lãnh đạo thành phố, các sở ngành, các địa phương, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ đầu tư bàn giao dứt điểm các mặt bằng còn lại của các dự án đã thông xe giai đoạn 1 nêu trên trước ngày 31.1 để Ban Giao thông có thể hoàn thành 100% khối lượng thi công còn lại của các dự án nêu trên trước 30.4.2025", ông Phương kiến nghị. Tại sự kiện ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng vướng mắc hiện nay là giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thiếu đồng bộ của các bện. Bởi như cầu Long Phước, khi có mặt bằng sạch chỉ cần 12 tháng là xong hay nút giao thông Nguyễn Văn Linh -Nguyễn Hữu Thọ chỉ cần 24 tháng là xong. Trong khi đó, hiện nay các công trình hạ tầng không bao giờ thiếu vốn, năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án ngày càng được nâng cao. Nên mấu chốt là làm sao bàn giao được mặt bằng sạch phải được đẩy nhanh. "Theo luật Đất đai mới thì cơ chế bồi thường tái định cư được rõ hơn và nhiều ưu việt hơn nên sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn này, từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ. Từ nay đến 20.1, nghĩa là trước Tết Âm lịch chủ đầu tư cam kết có 10 công trình đưa vào khai thác để phục vụ người dân. Trong khi đó, bước qua năm 2025 có nhiều công trình đầu tư công là kỳ cuối của trung hạn nên sẽ phải đua nước rút để giải ngân, để hoàn thành và chào mừng các ngày lễ lớn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang nảy sinh vướng mắc nhất là vật liệu cát đắp, đá mi, đá cấp phối công trình nào cũng phản ánh thiếu nên cần tháo gỡ vướng mắc này. Kiểm soát chặt năng lực nhà thầu, chế tài mạnh hơn nữa, thậm chí điều chuyển khối lượng cho các nhà thầu có năng lực. Lãnh đạo các địa phương còn đang vướng bồi thường hỗ trợ tái định cư, như huyện Bình Chánh cần tiếp tục đẩy mạnh bồi thường, di dời hạ tầng kỹ thuật… Nếu có khó khăn vướng mắc cần kiến nghị để thành phố kịp thời tháo gỡ", ông Bùi Xuân Cường chỉ đạo và nói thêm rằng, chính quyền thành phố biết ơn các hộ dân đã hy sinh quyền lợi cá nhân để dự án được sớm hoàn thành. Chính sách bồi thường đôi khi chưa đáp ứng được những yêu cầu của người dân, nhưng vì cái chung, vì sự phát triển của thành phố mong người dân đồng hành. Trong quá trình thi công sẽ không tránh khỏi việc sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh doanh, đi lại của người dân, nhưng cũng mong được thông cảm, chia sẻ.
Việt Nam, cứ điểm sản xuất của thế giới
Gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng về chuyện dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh vì "quá mắc, không thể nhịn được" thì có bị CSGT phạt nguội không? Một số người rơi vào tình huống này, khi nhận thông báo phạt nguội cũng bất ngờ, nhưng không biết phải chứng minh, giải thích với CSGT thế nào để xóa lỗi.Năm 2024, anh H.L đăng ảnh bị phạt nguội 11 triệu đồng vì dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định. Hình ảnh chụp từ camera giám sát cho thấy, xe ô tô của gia đình anh dừng ở làn khẩn cấp, người đàn ông phía trước xe đang đi vệ sinh. Tình huống éo le này khiến nhiều người lái xe thắc mắc: "Mắc đi vệ sinh nên dừng vào làn khẩn cấp trên cao tốc để giải quyết tốn ngay 11 củ. Vậy ví dụ buồn ngủ thì vẫn phải cố chạy hả các bác? Làn khẩn cấp chỉ khi xe hỏng mới được dùng hay sao? Nhu cầu sinh lý cơ bản này cũng khẩn cấp mà", tài khoản N.X.D nêu ý kiến. Những người hay lái xe đường dài cũng rất hoang mang. Mới đây, anh Minh Sơn (ngụ TP.HCM) chở con về miền Tây thăm người thân. Đang di chuyển trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, con gái 5 tuổi nói "mắc đi vệ sinh không chịu được", anh phải mở đèn nháy, dừng vào làn khẩn cấp để con gái đi vệ sinh. "Ở nhà tôi cũng dặn con đi vệ sinh trước khi lên xe, nhưng lên xe đi được một đoạn thì bé nói mắc đi vệ sinh, không nhịn được. Tôi cũng lo lắng nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm nên tấp vào dừng", anh Sơn nói.Trường hợp của anh Trường Giang (ngụ Khánh Hòa) cũng éo le không kém, vừa qua, anh Giang chở cháu 7 tháng tuổi trên xe gia đình di chuyển từ TP.HCM về Khánh Hòa trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.Đang trên cao tốc, cháu nhỏ khóc ngặt nghẽo vì không quen đi xe, người trên xe thay phiên nhau dỗ không được, anh Giang phải bật cảnh báo, tấp vào làn dừng khẩn cấp để người lớn bế cháu bé xuống xe, hít thở 5 phút, bé mới nín khóc và gia đình tiếp tục hành trình.Anh Giang nói: "Để cháu khóc quá lâu thì có thể xảy ra vấn đề sức khỏe nên nhà tôi rất lo, buộc phải dừng xe. Tình huống này tôi cũng không biết là có bị CSGT phạt nguội hay không".Luật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn LS TP.HCM cho biết, theo quy định tại Điều 26 luật trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.Điều này có nghĩa, thông thường làn dừng khẩn cấp không dùng để dừng đỗ xe, trừ các trường hợp nêu trên hoặc cho phép xe ưu tiên di chuyển trên làn này.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Có. Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết. Nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm cho sức khỏeKhông. Dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh là không phù hợp, cần chủ động sức khỏe trước khi lên cao tốc.Như vậy, nếu xe gặp sự cố kỹ thuật thì có thể dừng ở làn khẩn cấp, trường hợp xe gặp sự cố mà không thể di chuyển được thì có thể dừng ngay trên làn xe đang lưu thông và có cảnh báo từ xa. Việc này là khá rõ ràng bởi nó xảy ra ngoài ý muốn, không đảm bảo cho xe tiếp tục di chuyển, vì có thể gây hậu quả cho chính người trên xe hoặc người tham gia giao thông khác.Bên cạnh đó, theo LS Lê Trung Phát, yếu tố "bất khả kháng khác" hiện chưa có quy định cụ thể là gì. Như vậy, bất khả kháng trong trường hợp này, được hiểu không phải là yếu tố kỹ thuật xe mà là các yếu tố liên quan đến con người trên xe hoặc điều kiện thực tế tự nhiên (ví như sương mù, khói bụi khiến tài xế không thể quan sát để tiếp tục di chuyển...).Thực tế, nhiều tuyến cao tốc chưa bố trí được các trạm dừng chân để người dân có thể nghỉ ngơi sau thời gian di chuyển, bảo đảm sức khỏe, vệ sinh cá nhân và một số nhu cầu khác, dẫn đến nhiều trường hợp phải dừng xe để ngủ, để vệ sinh cá nhân. Nhưng những việc này, có được xem là sự kiện bất khả kháng hay không? LS Phát phân tích, đối chiếu với quy định tại điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc buồn ngủ, đi vệ sinh không được xem là sự kiện bất khả kháng. Vì sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Như vậy, buồn ngủ là có thể lường trước được, người lái xe phải biết kiểm soát sức khỏe của mình khi lái xe, biết lái xe thời gian nào là thời gian chúng ta buồn ngủ và cần phải tránh hoặc hạn chế lái vào thời gian đó. Đi vệ sinh cá nhân cũng vậy, thông thường, thì trong khoảng thời gian 2 tiếng di chuyển, đã có điểm dừng chân để vệ sinh cá nhân trên đường hoặc các nút ra trên cao tốc để về đường dân sinh sẽ có chỗ vệ sinh, nên xem vệ sinh cá nhân là bất khả kháng cũng chưa thuyết phục."Thế nhưng, hiểu như vậy, liệu có cào bằng và máy móc? Ví như trên xe có trẻ con, thì việc kiểm soát vệ sinh cá nhân cho các trẻ là rất khó. Nếu người lớn không đáp ứng, chúng có thể la khóc trên xe, sẽ làm ảnh hưởng đến tài xế và người trên xe. Do đó, dừng xe ở làn khẩn cấp trong tình huống này rất có thể sẽ xảy ra và cần xem xét nó như trường hợp bất khả kháng khác", LS Phát nêu ý kiến.
xs ninh thuận
Tất cả những người vợ cũng được hỏi về cách phân chia việc nhà trong gia đình. Các nhiệm vụ bao gồm nấu ăn, rửa chén, giặt ủi, thanh toán hóa đơn và đưa con đi học.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư