Luôn ý thức tiết kiệm điện cho... khách sạn
Đây không chỉ là cơ hội để sinh viên thử sức với bài toán thiết kế thực tế mà còn là dịp để lan tỏa tinh thần sống xanh, bảo vệ môi trường. Với tổng giải thưởng hơn 100 triệu đồng, cuộc thi hứa hẹn mang đến nhiều giá trị và mở ra hành trình ý nghĩa cho các bạn trẻ.Theo ông Nguyễn Ngọc Đăng, CEO Ẩm thực Chay Tuệ, Tuệ tinh tế ở chỗ không chỉ là một cuộc thi mà còn là lời mời gọi đến những tài năng trẻ, những kiến trúc sư đầy nhiệt huyết cùng chung tay sáng tạo nên một không gian chay gắn kết con người và thiên nhiên, nơi mỗi thực khách không chỉ đến để dùng bữa mà còn để thả lỏng tâm hồn, tìm lại sự bình yên.Thông tin chi tiết về thể lệ và cách thức tham gia cuộc thi được công bố trên website chính thức của nhà hàng Chay Tuệ.Đêm chung kết cuộc thi sẽ diễn ra:- Vào lúc: 14 giờ 00, ngày 11.2.2025 (đón khách từ 13 giờ).- Địa điểm: Hội trường B, Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn, 180 Cao Lỗ, phường 4, quận 8, TP.HCM.Hãy cùng chờ đón và ủng hộ những ý tưởng sáng tạo đột phá từ các tài năng trẻ!Nhiều tuyến đường ở vùng biên xuống cấp
Đến lần thứ tư, chỉ khi đến bệnh viện khác, anh mới được sinh thiết và chẩn đoán ung thư
Kame Legend tung 'cơn mưa quà tặng' ngày ra mắt chính thức
Theo công an, thời điểm gần đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân thường có nhu cầu đổi tiền mới, mệnh giá nhỏ nên dễ bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo với thủ đoạn sử dụng các trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử... để quảng cáo, tiếp cận người có nhu cầu đổi tiền.Kẻ gian tạo tài khoản ngân hàng ảo, nhận tiền của người dân, sau đó cắt liên lạc, không đổi tiền theo thỏa thuận hoặc đánh tráo tiền giả hoặc đưa không đủ tiền. Để tránh bị lừa đảo, Công an H.Bình Chánh khuyến cáo người dân không nên tin và không thực hiện việc đổi tiền thông qua các tin nhắn quảng cáo hoặc trên các trang mạng xã hội.Người dân khi có nhu cầu đổi tiền cần tìm đến các cơ sở được phép đổi tiền như: Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước. Theo đó, pháp luật nghiêm cấm các hành vi đổi tiền không đúng quy định, các hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như sau: Điều 30 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định "phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật". Điều 207 bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định rõ "tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả" sẽ bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.Các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định. Khi có thông tin liên quan đến tội phạm, đề nghị thông báo ngay cho công an xã, thị trấn nơi xảy ra vụ việc hoặc Công an H.Bình Chánh qua số điện thoại 0283.7606.918.
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…
Góc nhìn trẻ: Đừng 'chạy trường' cho con!
Ngày 7.3, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ban hành thông báo kết luận của ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về hoạt động nạo vét có tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giao Thanh tra tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản tại hồ thủy điện Đồng Nai 3. Như Thanh Niên đã thông tin, hoạt động nạo vét tại hồ thủy điện Đồng Nai 3 (xã Đinh Trang Thượng, H.Di Linh), do Bộ Công thương cấp phép. UBND H.Di Linh cũng đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình phê duyệt tổ chức đấu giá theo quy định và được UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm đấu giá 11.322,77 m³ cát tận thu trong quá trình nạo vét, với số tiền hơn 3,1 tỉ đồng.Tuy nhiên, trước thông tin về tình trạng thực hiện nạo vét cát, sỏi vận chuyển, bán tài sản nhà nước trái quy định, do đó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND H.Di Linh cùng các sở, ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra toàn diện quá trình hoạt động, quản lý sử dụng đất đai, nạo vét có tận thu khoáng sản tại hồ thủy điện Đồng Nai 3.Trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật thì xử lý hoặc tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30.3.Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Công thương tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát toàn diện tình trạng pháp lý của giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 4.Báo Thanh Niên ngày 10.2 đã thông tin, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 19 giấy phép hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện đang còn hiệu lực. Nhưng sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản 2096 ngày 23.3.2023 thì hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản cát, sỏi tại các hồ thủy lợi, thủy điện đều phải tạm ngưng. Do đó, hàng trăm ngàn khối cát đã khai thác phải nằm bờ chờ đấu giá. Thế nhưng tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục, tổ chức đấu giá khối lượng cát, sạn, sỏi đã được thu hồi, tận thu do các địa phương được giao thực hiện rất chậm, gây lãng phí tài sản nhà nước; còn người dân và các doanh nghiệp ở Lâm Đồng phải qua các tỉnh lân cận mua cát về xây dựng và bán lẻ.Sau khi Báo Thanh Niên và các báo phản ánh, UBND tỉnh đã có thêm văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, đôn đốc các sở, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, tổ chức đấu giá khối lượng cát, sạn, sỏi đã được thu hồi, tận thu trong quá trình nạo vét lòng hồ theo đúng quy định.Đến nay đã có các huyện Lạc Dương, Di Linh, Đức Trọng đã hoàn tất hồ sơ, thủ tục và được UBND tỉnh phê duyệt giá cát khởi điểm để thực hiện đấu giá. Bên cạnh đó có 2 huyện Đơn Dương và Bảo Lâm đã hoàn thiện hồ sơ thủ tục trình Sở Tài chính thẩm định giá khởi điểm và phương án đấu giá.UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục yêu cầu các sở ngành, địa phương phải xác định khoáng sản thu hồi trong quá trình nạo vét lòng hồ thủy điện, thủy lợi là tài sản công để có biện pháp quản lý và tổ chức bán đấu giá theo quy định của luật Quản lý, sử dụng tài sản công, luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan.