Lý do LeBron James cùng Lakers tiếp tục khủng hoảng sau chức vô địch lịch sử?
Dự kiến ngày 5.2, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Bộ Tư pháp cho hay, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng.Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, đầy đủ.Để khắc phục tình trạng nêu trên, tại lần sửa đổi luật này, Chính phủ đề xuất phương án quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, thi hành pháp luật.Trong đó, điều 68 dự thảo luật quy định cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự thảo văn bản do mình trình.Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự thảo văn bản được phân công soạn thảo; chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, truyền thông, tham vấn chính sách, phản biện, thẩm định, thẩm tra.Quốc hội, hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành…Đặc biệt, dự thảo luật quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.Đồng thời, chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp có quy định được loại trừ trách nhiệm…Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Dự thảo luật cũng quy định rằng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Nhận định Man City vs PSG (2g ngày 5.5): Cuộc chiến hấp dẫn nhưng khó lường
Theo Knight Frank, thị trường văn phòng cho thuê của Việt Nam phát triển vượt trội với mức hấp thụ hơn 160.000 m2, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, chủ yếu nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng.TP.HCM chào đón hơn 118.000 m2 sàn văn phòng cho thuê, tập trung chủ yếu ở khu vực quận 1 như The Nexus, Riverfront Financial Centre, ThaiSquare The Merit và e.town 6 tại quận Tân Bình. Trong khi đó, Hà Nội ghi nhận thêm gần 87.000 m2 mới, thu hút sự quan tâm lớn trong giai đoạn chào thuê trước khai trương, nhờ vào chất lượng xây dựng cao và các điều khoản cho thuê đầy cạnh tranh. Trong hai năm tới, ở Hà Nội các dự án trọng điểm như Marina Central Tower, Lotus Tower và Tiến Bộ Plaza sẽ góp phần cải thiện nguồn cung văn phòng. Các tòa nhà hạng A tại TP.HCM vẫn sẽ tập trung tại quận 1, củng cố vị thế của quận này như một trung tâm kinh tế - xã hội lớn. Đối với thị trường nhà xưởng/nhà kho xây sẵn do có vị trí thuận lợi cùng với chi phí cạnh tranh đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến nổi trội trong chiến lược "Trung Quốc + 1", đặc biệt kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018. Trong vòng 6 năm qua, nguồn cung nhà xưởng/nhà kho xây sẵn đã tăng gấp đôi từ 6,6 triệu m2 trong năm 2018 lên đến hơn 15,6 triệu m2 sàn trong năm 2024, phần lớn nhờ vào sự tham gia của các nhà đầu tư như BW, SLP, Frasers, Cainiao và Khu công nghiệp Việt Nam. Bắc Ninh và Hải Phòng vẫn giữ vai trò là trung tâm công nghiệp chính tại khu vực miền Bắc với nguồn cung mới đến từ BW Thuận Thành 3B – giai đoạn 1, Industrial Centre Yên Phong 2C – giai đoạn 1, BW ESR Nam Đình Vũ, và SLP Park Bắc Ninh. Tại miền Nam, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An tiếp tục là khu vực phát triển khu công nghiệp chính với các dự án như khu công nghiệp Hố Nai, Phú An Thạnh, BW Xuyên Á và SLP Park Long Hậu. Cơ sở vật chất hiện đại cùng với tiêu chuẩn kỹ thuật cao đã góp phần đẩy giá thuê trung bình lên cao trong năm 2024 và thu hẹp mức chênh lệch về giá thuê giữa miền Nam và miền Bắc một cách đáng kể. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của cả hai miền đều ở mức trên 80% trong năm 2024, bởi sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và sự dịch chuyển sản xuất từ các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc và châu Âu vào Việt Nam. Trong thời gian tới, các dự án tuân thủ tiêu chuẩn ESG và các sản phẩm hỗn hợp dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, trong khi đó lợi thế về quỹ đất, giá thuê cạnh tranh và những nâng cấp về hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện cho các thị trường cấp 2 như Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Bình Phước phát triển hơn. "Dự kiến trong năm 2025, nhu cầu về nhà kho và nhà xưởng xây sẵn sẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ, nhờ vào làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và các hỗ trợ từ chính phủ đối với sản xuất và thương mại nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%", ông Sơn Hoàng, Phó giám đốc bộ phận Tư vấn và Định giá Knight Frank Việt Nam nhận định. Thị trường căn hộ Hà Nội tăng mạnh trong năm 2024, với 27.268 căn hộ mới, gấp 3 lần so với số lượng căn hộ chào bán năm 2023. Khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) cung cấp gần 24.300 căn, chủ yếu được ghi nhận từ các dự án khu đô thị phức hợp với lượng cung chiếm đến 80% tổng lượng cung mới toàn thành phố. Ngược lại, việc kiểm soát nghiêm ngặt tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, gian lận trái phiếu và những vướng mắc pháp lý trong giai đoạn 2023-2024 đã tiếp tục làm suy giảm nguồn cung mới tại TP.HCM, chỉ với khoảng 4.888 căn hộ chào bán trong năm 2024, giảm 58% theo năm. Trong đó TP.Thủ Đức (khu Đông) đứng đầu về lượng sản phẩm mở mới, với hơn 2.400 căn. Sau khi chạm đáy vào năm 2023, nhu cầu căn hộ TP.HCM cho thấy được tín hiệu phục hồi nhẹ với tỷ lệ hấp thụ khoảng 63%, tương đương với 6.234 căn hộ được tiêu thụ. Nhu cầu ghi nhận mạnh mẽ tại TP.Thủ Đức, với gần 4.200 căn bán mới, chiếm khoảng 67% tổng lượng bán toàn thành phố năm nay. Ngược lại với thị trường TP.HCM, nhu cầu căn hộ Hà Nội tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ hấp thụ lên tới 98%, với hơn 30.700 căn bán mới, gấp 3 lần so với lượng bán mới năm 2023 và ghi nhận mức hấp thụ cao nhất trong vòng 5 năm qua. Nhu cầu chủ yếu đến từ các dự án khu đô thị phức hợp nằm tại khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) chiếm 87% tổng lượng bán mới toàn thành phố, tương đương lần lượt với 15.800 và 10.700 căn hộ mỗi khu vực.Trong năm 2024, giá bán sơ cấp trung bình toàn TP.HCM đạt khoảng 90 triệu/m2, tăng 12% theo năm trong khi giá bán sơ cấp tại Hà Nội rút ngắn khoảng cách với khu vực TP.HCM, đạt mức tăng vượt trội ở mức 35% theo năm, với giá bán trung bình khoảng 73 triệu/m2.Trong giai đoạn 2025 - 2026, TP.HCM được dự báo có khoảng 24.000 căn hộ chào bán mới, với gần 8.600 căn trong năm 2025 và 15.400 căn trong năm 2026. Trong khi đó, Hà Nội được dự báo có khoảng hơn 20.000 căn hộ mới mỗi năm. "Các dự án khu đô thị phức hợp đang dần tái định hình lại phong cách sống hiện đại với cơ cấu sản phẩm mang chất lượng quốc tế tối ưu và tiện ích đa dạng. Những dự án phức hợp này đang dẫn đầu thị trường căn hộ trong năm 2024 và dự kiến cung cấp gần một nửa nguồn cung tương lai toàn thành phố trong vòng 5-7 năm tới", ông Sơn Hoàng nhận định.
Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'
Đài CNN ngày 30.1 đưa tin nữ binh sĩ Israel Agam Berger vừa đoàn tụ với gia đình tại một cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) gần biên giới với Dải Gaza, sau khi được lực lượng Hamas trả tự do trong đợt trao trả mới nhất dựa trên lệnh ngừng bắn từ ngày 19.1.Cha mẹ của nữ binh sĩ 20 tuổi này vô cùng vui mừng và hoan hô khi họ xem những hình ảnh con gái được Hamas trao cho tổ chức Chữ thập đỏ tại thành phố Jabalia ở phía bắc Gaza vào sáng 30.1.Trong thông cáo trên Diễn đàn Gia đình các con tin, gia đình của cô Berger cảm ơn lực lượng an ninh và "toàn thể Israel vì sự ủng hộ và cầu nguyện của họ", đồng thời nói "anh hùng của chúng tôi đã trở về sau 482 ngày". Bên cạnh nữ binh sĩ trên, đợt trao trả này còn có 2 công dân Israel khác là ông Gadi Moses (80 tuổi) và cô Arbel Yahud (29 tuổi), bị bắt làm con tin khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7.10.2023.Những hình ảnh do tổ chức Thánh chiến Hồi giáo ở Gaza đưa ra cho thấy ông Moses và cô Yahud ôm nhau trước sự hiện diện của các tay súng mặc đồ đen và che mặt. Theo kế hoạch, họ được trao trả tại thành phố Khan Younis ở phía nam Gaza.Theo thỏa thuận, Israel sẽ trả tự do cho 110 tù nhân Palestine để đổi lấy 3 con tin trên.Israel và Hamas cho biết 5 công dân Thái Lan nằm trong số những người bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel năm 2023 cũng dự kiến sẽ được các tay súng ở Gaza trả tự do theo một thỏa thuận riêng.Khoảng 1.200 người đã thiệt mạng và hơn 250 con tin đã bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Chiến dịch quân sự trả đũa của Israel đã khiến hơn 47.000 người Palestine ở Gaza thiệt mạng.Israel cho rằng vẫn còn 89 con tin bị giam giữ ở Gaza, trong đó có khoảng 30 người đã tử vong.Đợt trao đổi trên là đợt thứ 3 trong giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 19.1. Theo AFP, đợt thứ 4 dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, nhưng Hamas cáo buộc Israel gây nguy hiểm cho thỏa thuận bằng cách trì hoãn việc cung cấp viện trợ ở Gaza, một cáo buộc mà Israel bác bỏ là "tin giả".Trong 2 đợt trước đó, Hamas đã thả 7 con tin Israel để đổi lấy 290 tù nhân Palestine.
Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%).
Trung Quốc nói 90 nước xác nhận dự hội nghị Vành đai và Con đường
Chiến thắng của U.19 Phong Phú Hà Nam ở trận đấu sớm khiến TP.HCM buộc phải đánh bại Zantino Vĩnh Phúc để níu giữ hy vọng giành chức vô địch ở mùa giải năm nay. Hiểu được điều này, HLV Lưu Ngọc Mai yêu cầu học trò đẩy cao đội hình nhằm sớm tìm kiếm bàn thắng. Trong khi đó, 1 điểm cũng là thành công với Zantino Vĩnh Phúc.Đội bóng phía bắc lùi sâu đội hình về phần sân nhà với mục tiêu bảo vệ khung thành. Trong hiệp 1, Zantino Vĩnh Phúc gây ra nhiều khó khăn cho U.19 TP.HCM. Hàng thủ lùi sâu giúp Zantino Vĩnh Phúc hạn chế nhiều pha bóng nguy hiểm của đối thủ. Tuy nhiên, chính U.19 TP.HCM cũng có quyền tiếc nuối khi một vài tình huống ngon ăn bị các tiền đạo bỏ lỡ.45 phút đầu tiên trôi qua mà không có bàn thắng nào được ghi. Bước sang hiệp 2, sức ép mà U.19 TP.HCM tạo ra dần tăng lên và hiệu quả là điều mà cô trò HLV Lưu Ngọc Mai có được. Phút 66, từ pha tạt bóng chuẩn xác của Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Huỳnh Như bật cao đánh đầu chuẩn xác mở tỷ số trận đấu cho TP.HCM.Thời gian còn lại, nỗ lực tìm kiếm bàn thắng của Zantino Vĩnh Phúc bất thành. Ngược lại, U.19 TP.HCM cũng không thể tận dụng thời cơ và có thêm bàn thắng. Đội bóng thành phố mang tên Bác có được chiến thắng tối thiểu 1-0, qua đó tiếp tục bám đuổi Phong Phú Hà Nam trên bảng xếp hạng.Ở trận đấu cùng ngày, U.19 Thái Nguyên T&T cũng có chiến thắng 1-0 trước đội bóng thủ đô, qua đó giành trọn 3 điểm ở lượt 8.