Có gì ở 'quán cô gái' bán mỗi ngày một món khiến hẻm ở TP.HCM đông vui?
Ngày 3.1, tin từ Công an xã Ea Ngai (H.Krông Búk, Đắk Lắk), đơn vị vừa tổ chức cứu một phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu trong rẫy cà phê.Theo thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, người dân thôn 2, xã Ea Ngai báo tin đến Công an xã có một phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu trên địa bàn. Ngay sau đó, Công an xã Ea Ngai cử lực lượng đến hiện trường, triển khai phương án cứu hộ. Qua đánh giá tình hình, công an nhận thấy giếng sâu, người rơi xuống giếng có thể bị thương nặng, thiếu dưỡng khí, cần cứu hộ nhanh.Lúc này, nhiều người dân nghe tin, đưa thêm phương tiện đến hỗ trợ. Khi có trục quay của người dân, một chiến sĩ công an ngồi trong rọ sắt, được nối dây đưa xuống giếng để thực hiện việc cứu hộ.Người phụ nữ sau đó được kéo lên mặt đất an toàn và đưa đến Trung tâm y tế TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk) điều trị.Người bị nạn tên N.T.H (trú tỉnh Phú Yên), đang hái cà phê thuê cho người dân trên địa bàn. Trưa 2.1, bà H. đi lượm cà phê thì không may bị rơi xuống giếng sâu khoảng 25 m. Theo một cán bộ Công an xã Ea Ngai, giếng không có nước khiến nạn nhân rơi xuống bị gãy hai chân, đa chấn thương nhưng còn tỉnh táo.Về miền di sản Tràng An
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.
Giảm gần 6.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?
Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam năm 2024 (lần thứ 4) với chủ đề "Việt Nam hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững" diễn ra tại TP.Hải Phòng với sự tham dự của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan ngoại giao; lãnh đạo 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, cùng các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng trong nước và gần 300 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm An sinh xã hội TP.Thủ Đức đã xây dựng nhiều kế hoạch hành động nhằm đảm bảo mọi đối tượng yếu thế đều được chăm lo tết chu đáo.Trung tâm đã huy động thành công nguồn kinh phí hơn 1,7 tỉ đồng từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức xã hội. Số tiền này được sử dụng để tổ chức các hoạt động tặng quà và hỗ trợ tài chính cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn.Các hoạt động chăm lo tết do Trung tâm An sinh xã hội TP.Thủ Đức thực hiện trải rộng trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người già neo đơn, từ các gia đình nghèo đến những người mắc bệnh hiểm nghèo.Các hoạt động có thể kể đến như phối hợp Công ty cổ phần du lịch Văn hóa Suối Tiên tổ chức chương trình "Xuân yêu thương - Vì trẻ thơ" lần 2 năm 2025, tặng quà cho 200 trẻ em đang theo học tại các lớp học tình thương tại TP.Thủ Đức (mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng). Đây là hoạt động sẽ duy trì tổ chức hàng năm của Trung tâm nhằm tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tham gia các hoạt động vui xuân đón tết cổ truyền của dân tộc.Trung tâm An sinh xã hội TP.Thủ Đức đã tổ chức tặng quà cho 210 trẻ em mắc bệnh ung thư tạm trú tại TP.Thủ Đức với tổng trị giá 105 triệu đồng. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho người già neo đơn và gia đình khó khăn. Đặc biệt, trung tâm đã trích hơn 680 triệu đồng từ nguồn của chương trình Thủ Đức nghĩa tình để tổ chức các hoạt động chăm lo. Trong đó, hỗ trợ tài chính 133 triệu đồng cho các hộ khó khăn có người mắc bệnh hiểm nghèo; chi 130 triệu đồng để hỗ trợ đột xuất cho các hộ bị thiệt hại do hỏa hoạn tại P.Tăng Nhơn Phú B; cấp 675 thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ thoát nghèo; hỗ trợ thêm 163, 5 triệu đồng cho các hộ nghèo có nguy cơ tái nghèo.Từ trẻ em nghèo khó đến người già neo đơn, tất cả đều cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời từ chính quyền địa phương và cộng đồng. Chương trình Thủ Đức nghĩa tình không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất mà còn giúp nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng niềm tin và hy vọng cho những người kém may mắn. Qua đó, chương trình đã góp phần củng cố hình ảnh một TP.Thủ Đức nhân văn, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.Trung tâm An sinh xã hội Thủ Đức đặt mục tiêu duy trì và mở rộng các hoạt động an sinh trong những năm tiếp theo. Những chương trình như "Xuân yêu thương - Vì trẻ thơ" hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến niềm vui và hy vọng cho các thế hệ tương lai, góp phần xây dựng TP.Thủ Đức ngày càng phát triển và đoàn kết.Những hành động thiết thực này không chỉ cải thiện đời sống cho các đối tượng yếu thế mà còn tạo nên một mùa xuân đầy ấm áp và nhân ái, khẳng định vai trò tiên phong của TP.Thủ Đức trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Cơ trưởng nước ngoài bỏ nghề phi công đi làm nông ở Việt Nam
Bộ GD-ĐT vừa có thông tin cụ thể hơn ngay sau khi Bộ Chính trị đồng ý với đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập.Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.Hiện nay đã có 10 tỉnh/thành phố miễn học phí mầm non, phổ thông cho năm học 2024 - 2025 là Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh, gia đình ở các địa phương khác đang phải đóng học phí.Bộ GD-ĐT thông tin, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho các đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỉ đồng/năm học (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách T.Ư sẽ phải thực hiện ít hơn số này). Trên thực tế, ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư theo thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.Dự kiến tác động của chính sách khi được áp dụng, Bộ GD-ĐT cho rằng học phí ảnh hưởng tới hầu hết các gia đình và là vấn đề dư luận xã hội quan tâm mỗi khi bắt đầu năm học mới. Việc mở rộng đối tượng miễn học phí ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc miễn học phí đối với học sinh cấp trung học phổ thông có thể ảnh hưởng tới định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trong việc học lên trung học phổ thông hay học nghề.Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đánh giá việc thực hiện chính sách miễn học phí sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội, phù hợp với sự ưu việt của chế độ, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển.Như Thanh Niên đã thông tin, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, thực hiện từ năm học 2025 - 2026.Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, một số bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp cụ thể hóa và thực hiện quyết định nêu trên.