Nhận định Villarreal vs Arsenal (2g sáng mai 30.4): 'Pháo thủ' cần vượt khó
Bằng cách đưa thật nhiều kiến thức theo kiểu "bình dân" và hữu dụng nhất có thể, tác giả muốn độc giả hãy học tiếng Anh thoải mái như... một đứa trẻ. Hãy tò mò, "mở miệng ra và nói, nói, nói không ngừng nghỉ" - đây chính là điều mà tác giả tâm đắc, vì nó hình thành nơi người học một phản xạ nhanh nhạy, tự nhiên, hình thành vốn từ vựng một cách chủ động trong việc học tiếng Anh.Tây Ninh thúc đẩy chuyển đổi số tại thị xã Hòa Thành
Theo kế hoạch, Đỗ Kim Phúc sẽ lên đường sang CH Czech vào tối 4.8. Giải sẽ diễn ra từ ngày 6.8 tới ngày 11.8.
Cà Mau thực hiện điều chỉnh kiến nghị kiểm toán về dự án đê biển Tây
Hộp quà "Phong Thủy Niên - Tứ Quý Bình" không chỉ là biểu tượng của sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên mà còn là lời nhắc nhớ về hành trình đầy tự hào của Tập đoàn Mường Thanh. Hơn ba mươi năm trước, trên mảnh đất Tây Bắc trù phú, câu chuyện thương hiệu Mường Thanh đậm chất Việt đã bắt đầu. Đó là hành trình bền bỉ gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa và khát khao ghi dấu thương hiệu Việt trên trường quốc tế.Từ viên gạch đầu tiên, Mường Thanh đã kiên trì vun đắp, vươn mình thành "cây đại thụ" vững chãi trong ngành du lịch khách sạn Việt Nam. Những công trình của Tập đoàn tại Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Nghệ An, Gia Lai, Lý Sơn, Phú Quốc, và cả đất bạn Lào không chỉ là kiến trúc hiện đại của thương hiệu Khách sạn Mường Thanh mà còn thắp lên hy vọng, mang đến diện mạo mới cho những vùng đất này.Xuân về, toàn hệ thống 61 Khách sạn Mường Thanh khoác lên mình chiếc áo xuân rực rỡ, đan xen tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên dấu ấn riêng. Vẻ đẹp văn hóa ấy xuyên suốt hành trình hơn 30 năm của Tập đoàn, trân trọng giá trị xưa cũ, bắt kịp sự tinh tế của thời đại, hòa quyện cùng sự đón tiếp nồng hậu của đội ngũ nhân viên. Dù là người con đất Việt hay lữ khách phương xa, ai cũng xao xuyến, vấn vương hồn quê hương qua từng trải nghiệm Tết Việt ở Mường Thanh.Xuân về với Tập đoàn Mường Thanh còn là gam màu ấm áp của sự sẻ chia, đoàn kết. Vượt qua bão Yagi hay đại dịch Covid-19, Mường Thanh vẫn hiên ngang, giữ trọn cam kết, không một nhân viên nào bị bỏ lại. Chính sự trân trọng con người, coi trọng chữ "tình" đã tạo nên một Mường Thanh vững vàng.Cứ giáp Tết, chuyến xe chở gạo nếp nương thơm từ Điện Biên cùng những hộp quà tự tay cán bộ Tập đoàn chuẩn bị để tặng người thân, khách hàng, đối tác, nhân viên… Món quà giản dị nhưng kết nối những trái tim, vun đắp tình thân. Ở Mường Thanh, Tết là dịp để tình người thêm gắn bó.Trên hành trình gắn bó với giá trị thuần Việt, kiên định với slogan "Không gian thanh thản - tình cảm chân thành", Mường Thanh ghi dấu ấn bằng những đóng góp thiết thực cho xã hội. Có thể kể đến việc đầu tư hàng chục tỉ đồng xây trường cấp 3 Nguyễn Du, hàng trăm tỉ đồng cho bệnh viện đa khoa Phủ Diễn, tổ chức các chương trình "Về nguồn", "Xuyên Việt", chiến dịch "Huyền thoại Điện Biên Phủ - Hào khí Mường Thanh" để quảng bá vẻ đẹp đất nước và tôn vinh lịch sử. Hình ảnh những chuyến xe nghĩa tình, nồi bánh chưng lan tỏa yêu thương đã trở thành biểu tượng đẹp của Tập đoàn.Xuân về mang theo hương sắc Mường Thanh, ta thấy thấp thoáng hình ảnh hoa ban trắng, họa tiết thổ cẩm, tà váy Thái, hương rượu táo mèo. Đó là tinh túy núi rừng Tây Bắc, dòng suối nguồn nuôi dưỡng tinh thần Mường Thanh, lan tỏa đến mọi miền Tổ quốc. Mỗi khách sạn Mường Thanh như một đại sứ văn hóa, lồng ghép nét đặc trưng địa phương vào từng chi tiết, tạo nên bức tranh đa sắc màu."Phong Thủy Niên - Tứ Quý Bình" mang lời chúc an khang, thịnh vượng, nhưng sâu xa hơn, đó là câu chuyện về hành trình hơn ba thập kỷ đầy tự hào của Tập đoàn Mường Thanh. Dẫu còn nhiều chông gai, Mường Thanh tự tin giữ vững và phá vỡ kỷ lục "Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương", không ngừng đổi mới, phát triển vươn tầm khu vực và thế giới.Hạnh phúc là một hành trình, và Tập đoàn Mường Thanh tự hào viết nên hành trình ấy bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Hãy cùng Tập đoàn Mường Thanh đón một mùa xuân chan hòa, mê say thành công, hạnh phúc và cùng nhau viết tiếp câu chuyện về một thương hiệu Việt đầy tự hào mang tên Tập đoàn Mường Thanh.
Ngày 9.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã triển khai quyết định khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Cao Thanh Sang, cựu Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở GTVT Sóc Trăng để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Sau khi nhận quyết định khởi tố bị can, chứng kiến cơ quan chức năng khám xét nơi làm việc, ông Sang được đưa về nhà riêng trên đường Trương Công Định, P.2, TP.Sóc Trăng để chứng kiến khám xét nơi ở.Trước đó, ngày 19.3.2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã quyết định khởi tố vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Sở GTVT Sóc Trăng. Việc khởi tố để điều tra, làm rõ đơn tố giác tội phạm của một doanh nghiệp liên quan đến một cán bộ của đơn vị này nhận hối lộ khoảng 4 tỉ đồng.Người tố cáo là T.T.S, Chủ tịch HĐTV, kiêm Giám đốc Công ty S.P (có trụ sở tại Sóc Trăng). Ông S. tố giác ông Sang có hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn, gây khó khăn cho doanh nghiệp của ông để nhận tiền cấp phù hiệu.Theo nội dung tố giác, từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, ông S. nộp thủ tục xin cấp phù hiệu tại Sở GTVT Sóc Trăng thì luôn bị cấp chậm và gây khó khăn về thủ tục. Sau nhiều lần bị gây khó khăn, ông S. chủ động tìm gặp một cán bộ có thẩm quyền ký, cấp phù hiệu cho các xe hoạt động kinh doanh thuộc sở này để xin được cấp phù hiệu nhanh chóng, đúng thời gian, không gây khó dễ.Ông Sang được cho là đồng ý với đề nghị để cấp phù hiệu nhanh gọn, mỗi xe được cấp phù hiệu phải nộp số tiền 500.000 đồng. Do lo sợ gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên ông S. đồng ý đưa tiền theo yêu cầu. Tổng số xe do công ty của ông S. quản lý từ 280 đến 1.800 đầu xe (tùy thuộc từng thời điểm và nhu cầu vận tải).Ông S. đưa tiền cho cán bộ này từ đầu năm 2015 đến đầu năm 2023, số tiền đưa được tính hằng tháng, mỗi tháng từ 3,5 - 90 triệu đồng (tùy vào số lượng xe được cấp). Tổng số tiền ông S. đã đưa ước tính khoảng 4 tỉ đồng. Cho rằng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn doanh nghiệp để nhận tiền cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải là trái quy định pháp luật, doanh nghiệp đã làm đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng tố giác hành vi nhận hối lộ.
Người trẻ thiếu trầm trọng kỹ năng sống: Để thích ứng trước những biến động xã hội
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.