Những chàng trai ‘tiếp sức’ thí sinh thi tốt nghiệp THPT
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.Aespa lột xác ngoạn mục với hình tượng nữ sinh trong trẻo, liệu fan có tiếc nuối?
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Chiến sự Ukraine ngày 805: Nga kiểm soát thêm làng, Ukraine huy động kẻ thụ án
Tại TP.HCM, lượng heo về các nhà máy ổn định ở mức 5.000 con/ngày. Giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 75.000 đồng/kg. Giá thịt heo phổ biến như: thịt ba rọi 110.000 đồng/kg, sườn non từ 143.000 đồng/kg, sườn già 98.000 đồng/kg, nạc vai 99.000 đồng/kg, chân giò rút xương 108.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 168.000 đồng/kg…
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ 8 sẽ là cầu nối quan trọng, kết nối tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước trên thế giới, để mọi người đến với đất nước, con người Việt Nam, đến với miền đất võ Bình Định giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, với nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
Sáng 8.3, mẹ đưa con đến cổng trường thì nhận điều bất ngờ
Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần 3 - 2025 là giải đấu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam giao cho Báo Thanh Niên phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thường niên trong khoảng thời gian từ kỷ niệm Ngày Truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam 9.1 đến chào mừng Ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26.3 và Ngày Thể thao Việt Nam 27.3.Tại vòng chung kết, 12 đại diện xuất sắc nhất đến từ 6 khu vực đã cùng nhau thi đấu để quyết định ngôi vương. Với khả năng nổi trội, cùng sự tự tin, bản lĩnh trên sân cỏ, các cầu thủ Trường ĐH VH TT và DL Thanh Hóa đã xuất sắc trở thành nhà vô địch khi đánh bại Trường ĐH TDTT Đà Nẵng với tỉ số 2-1. Trong mùa giải năm nay, Bảo hiểm AAA tiếp tục đóng vai trò là nhà tài trợ bảo hiểm tai nạn cho toàn bộ 12 đội bóng. Cụ thể, toàn bộ cầu thủ, ban huấn luyện và đội ngũ hỗ trợ sẽ được bảo vệ trước các rủi ro liên quan đến tổn thương thân thể có thể xảy ra trong suốt quá trình từ tập luyện, di chuyển đến thi đấu ở vòng chung kết. Ông Đoàn Trọng Thắng - Phó tổng giám đốc Điều hành Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA chia sẻ: "Đây là năm thứ hai Bảo hiểm AAA tham gia tài trợ cho Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam. Trong thời gian qua, Bảo hiểm AAA đã rất tích cực đồng hành cùng các hoạt động thể thao cộng đồng dành cho thế hệ trẻ với mong muốn thúc đẩy lối sống lành mạnh, cống hiến, nuôi dưỡng những khát vọng lớn. Trong tương lai, bên cạnh việc theo đuổi chiến lược kinh doanh bền vững, hiệu quả, Tổng Công ty sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm phù hợp với giới trẻ, đẩy mạnh phát triển công nghệ số để các bạn học sinh - sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm chất lượng. Từ đó, yên tâm cống hiến hết mình cho những ước mơ, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước". Sau khi Vòng Chung kết Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần 3 - 2025 khép lại, Bảo hiểm AAA sẽ tiếp tục đồng hành cùng Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Quốc tế 2025 sẽ diễn ra từ ngày 22.3 đến 30.3 với vai trò nhà tài trợ sản phẩm bảo hiểm độc quyền cho toàn bộ cầu thủ, tổ trọng tài, ban huấn luyện và đội ngũ hỗ trợ. Trải qua 3 mùa thi đấu, Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của những bạn sinh viên có niềm đam mê với quả bóng tròn. Thông qua giải đấu này, Bảo hiểm AAA hy vọng sẽ tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên rèn luyện thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự cống hiến vì cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các bạn trẻ có thể kết nối với nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA là thương hiệu bảo hiểm phi nhân thọ với hơn 20 năm hình thành và phát triển. Với mục tiêu trở thành thương hiệu Bảo hiểm phi nhân thọ hiện đại, Bảo hiểm AAA đã liên tục xây dựng sản phẩm, cải tiến quy trình, chuyển đổi số mạnh mẽ, theo phương châm "NHANH - ĐÚNG - ĐỦ", phù hợp với xu thế thị trường.