Hoa khôi Đại sứ văn hóa ASEAN Thái Thị Phương Uyên: Tôi dám bứt phá bản thân
Cũng như nhiều tiểu thương khác, bà Sen quanh năm quanh quẩn ở chợ, ít dịp được gặp gỡ bạn bè, vui chơi. Đồng cảm và thương nhiều chị em cũng như mình, bà lập nhóm nhảy dân vũ, biến chợ thành sân khấu với phông nền biểu diễn là sạp thịt, gian rau củ…, lan tỏa năng lượng tích cực.Bà Sen bán thịt bò ở chợ Nam Dong đã 30 năm, là người năng động, thích văn nghệ. Ba năm trước, con gái của bà tải các ứng dụng mạng xã hội để mẹ tham gia, kết bạn. Nhờ vậy, người mẹ 3 con cập nhật được trào lưu, xu hướng mới của giới trẻ. Thấy nhiều người quay video cuộc sống thường ngày, ca hát, nhảy múa…, bà cũng học theo.Khoảng 2 năm nay, cứ khoảng 11 giờ, gần trưa vãn khách, bà Sen cùng nhiều tiểu thương khác nhảy múa, diễn kịch ngắn; mục đích là để giải tỏa căng thẳng, tìm tiếng cười, niềm vui sau buổi sáng làm việc. Thỉnh thoảng, bà Sen đăng video lên mạng xã hội, nhận được nhiều bình luận tích cực, có nhiều video thu hút cả triệu lượt xem."Mục đích của chúng tôi là muốn truyền năng lượng tích cực, vui vẻ đến với cộng đồng. Cả thời thanh xuân chị em tiểu thương chúng tôi gắn bó với góc chợ nhỏ. Lo cho con cái trưởng thành thì chúng tôi cũng sắp già rồi. Thay vì đợi ai đó mang lại niềm vui thì mình tự tạo ra ngay tại nơi mình làm việc vậy", bà Sen nói.Đội "nghệ sĩ chợ" của bà Sen gồm các tiểu thương bán thịt bò, thịt heo, rau củ, bún, đồ gia dụng... Nhóm thường nhảy những điệu tự do theo các bài nhạc đang thịnh hành. Gần đây, mọi người thích điệu Rumba nên cũng đang tập luyện. Tiếng là tập nhưng bà Sen chỉ hướng dẫn qua các động tác đơn giản, sau đó mọi người nghe nhạc và nhảy theo khả năng.Bà Bùi Thị Luyến (54 tuổi), bán bún ở chợ được 15 năm, cho biết: "Cứ khoảng 11 giờ vắng khách là đến giờ của chúng tôi vì lúc đó mới rảnh. Chị em trong nhóm hầu hết trên 40 tuổi, các chị trên 60 tuổi cũng tham gia nhảy nữa. Từ ngày tham gia nhóm nhảy ở chợ, tôi thấy yêu đời hơn, trẻ ra".Cũng như bà Luyến, bà Phạm Thị Mát (50 tuổi) bán thịt heo ở chợ 30 năm nay cũng khẳng định từ khi tham gia nhóm, bà thấy tinh thần và sức khỏe tốt hơn. Chưa kể, tinh thần đoàn kết, tình cảm các chị em dưới "mái nhà chợ Nam Dong" ngày càng tốt hơn.Tuy mỗi ngày chỉ tranh thủ khoảng 30 phút buổi trưa để tập luyện, nhưng ai nấy đều thấy năng lượng được nạp đầy sau buổi sáng dậy sớm làm việc. "Chúng tôi thường không tập nhiều đâu, có khi đang nhảy quay video thì khách gọi, phải bỏ ngang để đi bán. Nhờ có nhóm mà chúng tôi được đi đây đó, đi giao lưu văn nghệ, học hỏi thêm nhiều điều mới", bà Mát nói.Bà Sen chia sẻ, đứng sạp hàng buôn bán tuy không quá vất vả, nhưng thời gian ở chợ có khi còn nhiều hơn ở nhà. Tuy là công việc tự do, làm chủ được thời gian nhưng vì bán lâu năm nên các bà, các chị đều có nhiều mối sỉ là các quán ăn. Vì thế, đôi khi muốn nghỉ một bữa để đi chơi cũng khó. Còn chuyện đi du lịch xa thì bà Sen và mọi người chưa ai dám nghĩ đến.Nhớ nhất là hồi năm ngoái, bà Sen thấy mạng xã hội chia sẻ thông tin Đắk Lắk điểm du lịch thu hút nên rủ cả nhóm cùng đi."Hơn 30 người, thuê 3 xe đi từ nhà lên Đắk Lắk vui chơi. Có người còn mang theo 2 - 3 bộ quần áo đẹp để thay, chụp hình nhiều kiểu. Đó là lần hiếm hoi tiểu thương chợ Nam Dong được đi chơi xa, được mặc đồ đẹp chụp ảnh cùng nhau", bà Sen kể, giọng hào hứng.Ở tuổi sắp được bồng cháu, được lên chức bà, bà Sen cho rằng sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng. Bà cho rằng mỗi người nên chọn cho mình một hoạt động thể dục thể thao, một hội nhóm bạn bè phù hợp để tham gia."Vì không có thời gian tập thể dục buổi sáng nên nhóm tiểu thương tập vào buổi trưa, vừa được giải tỏa căng thẳng, vận động tay chân, vừa thỏa đam mê văn nghệ, miễn là không làm ảnh hưởng thời gian dành cho gia đình là được", bà Sen nói.Bóng đá Anh đại bại ở đấu trường châu Âu
Sáng sớm nay, TP.HCM mát mẻ với nhiệt độ khoảng 23 độ C, trời phủ một màu trắng đục như sương. Đến 9 - 10 giờ sáng, dù nắng lên nhưng lớp "sương mù" vẫn còn dầy khiến nhiều người đặt câu hỏi, sương mù hay ô nhiễm bởi thời gian gần đây, ô nhiễm không khí trầm trọng đã nhiều lần tạo thành lớp sương dầy đặc đè nặng lên cuộc sống sinh hoạt của người dân TP.HCM và Hà Nội. Câu hỏi này ngay lập tức được trả lời bằng số liệu quan trắc trực tuyến của IQAIR, khoảng 8 giờ 30 phút có 3 trạm đo chỉ số AQI đạt mức cảnh báo tím. Đây cũng là ngày ghi nhận chỉ số ô nhiễm cao nhất kể từ đầu mùa khô đến nay. Dự báo tình trạng ô nhiễm sẽ còn tiếp tục duy trì trong tình trạng "rất không tốt" này đến giữa trưa và giảm nhẹ xuống mức đỏ - không lành lạnh vào đầu giờ chiều. Ngoài ra, ở hầu hết trạm đo khác trên địa bàn thành phố chất lượng không khí cũng ở mức cảnh báo đỏ.Tình trạng ô nhiễm không khí thường kéo dài từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm có khác nhau tùy theo điều kiện thời tiết và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân. Vào thứ 5 tuần trước, là một ngày hiếm hoi chất lượng không khí của TP.HCM ở mức "xanh".Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc khuếch tán sâu xuống phía nam nên thời tiết ở TP.HCM trong những tới tiếp tục dịu mát; nhiệt độ thấp nhất khoảng 22 - 23 độ C và cao nhất là 33 - 34 độ C.Các chuyên gia y tế khuyến cao, với mức độ ô nhiễm không khí như hiện nay người dân nên ở trong nhà đặc biệt là đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em và những người có bệnh về đường hô hấp. Với những người phải ra đường cần chú ý sử dụng các thiết bị bảo vệ như khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn.
Giá vàng hôm nay 11.4.2024: Rớt khỏi mức kỷ lục, vàng nhẫn vẫn neo gần 78,5 triệu
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.
'Con muốn sống': Bạn đọc Thanh Niên giúp thêm 207 triệu đồng cho bệnh nhi ung thư
Hàn Quốc đang trải qua những ngày tang thương sau vụ tai nạn máy bay làm 179 người thiệt mạng khi chuyến bay số hiệu 2216 của hãng hàng không Jeju Air bị trượt khỏi đường băng, lao vào tường rào sân bay và bùng nổ.Sự việc xảy ra vào 9 giờ 7 ngày 29.12 (giờ địa phương) khi chiếc Boeing 737-800 từ Bangkok (Thái Lan) chở theo 181 người hạ cánh tại sân bay quốc tế Muan (tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc) cách Seoul khoảng 288 km về phía tây nam. Chỉ 2 người sống sót sau thảm kịch là hai tiếp viên làm việc ở khu vực cuối máy bay.Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok đã tuyên bố 7 ngày quốc tang bắt đầu từ ngày 29.12 để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số. Ông cũng chỉ thị kiểm tra an toàn khẩn cấp toàn bộ hệ thống vận hành hàng không của đất nước.Theo Yonhap, đây là vụ tai nạn hàng không chết chóc nhất trên đất Hàn Quốc và là vụ có nhiều người chết nhất liên quan tới một hãng hàng không của nước này.Các cơ quan chức năng cho biết máy bay gần như bị phá hủy hoàn toàn và công việc xác định danh tính người thiệt mạng gặp nhiều khó khăn.Cơ quan chức năng cho rằng sự cố càng đáp, dường như liên quan việc va phải chim, có thể là nguyên nhân gây tai nạn. Bộ Giao thông Hàn Quốc cho hay tháp điều khiển không lưu đã cảnh báo với máy bay trên về nguy cơ va chạm chim, trước khi xảy ra tai nạn.Lực lượng chức năng đã tìm thấy hộp đen chứa dữ liệu chuyến bay và còn đang tìm hộp chứa dữ liệu ghi âm buồng lái. Có 2 phi công trong buồng lái vào thời điểm tai nạn. Cơ trưởng có kinh nghiệm 6.823 giờ bay trong khi cơ phó có xấp xỉ 1.650 giờ bay.Tờ The Guardian dẫn lời giới chuyên môn cho biết ngành hàng không Hàn Quốc có thành tích cao về an toàn và đây là vụ tai nạn chết người đầu tiên mà Jeju Air, một trong những hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Hàn Quốc, gặp phải kể từ khi thành lập vào năm 2005.Một ngày sau vụ tai nạn thảm khốc, thêm một máy bay chở khách của Jeju Air cũng gặp sự cố chưa xác định liên quan đến càng đáp. Chuyến bay Jeju Air 7C101 cất cánh vào 6 giờ 37 sáng 30.12 (giờ địa phương) đã được phát hiện gặp trục trặc càng đáp không lâu sau khi cất cánh.Tổ lái quyết định điều khiển máy bay quay về sân bay Gimpo của Seoul và hạ cánh an toàn vào 7 giờ 25 cùng ngày, Yonhap dẫn nguồn tin không nêu tên.Theo nguồn tin, chuyến bay vừa bị ảnh hưởng là dòng Boeing 737-800, và mắc phải lỗi càng đáp như đã xảy ra cho chuyến bay vừa gặp nạn một ngày trước đó ở sân bay quốc tế Muan khiến 179 người thiệt mạng.Jeju Air hiện vận hành 39 máy bay Boeing 737 trong số toàn bộ 41 chiếc của đội bay. Đại diện hãng Jeju Air chưa bình luận về thông tin trên.Tổng giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae ngày 29.12 đã xin lỗi và gửi lời chia buồn tới các thành viên gia đình nạn nhân, đồng thời cam kết sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho gia đình.