Giải pháp bảo mật đồng hành cùng chuyển đổi số
Chiều 4.2, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, nhằm thực hiện hiệu quả luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và xây dựng môi trường giao thông văn minh, an toàn, Cục CSGT vừa ban hành kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý các chuyên đề vi phạm là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt.Kế hoạch bắt đầu từ 15.2 và xuyên suốt trong năm 2025 cho đến khi có kế hoạch thay thế.Theo đó, CSGT toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi. Nhóm 1 là vi phạm nồng độ cồn, ma túy.Nhóm hai, vi phạm cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, vận chuyển hàng hóa không chằng buộc đúng quy định.Nhóm ba, vi phạm tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu (vượt đèn đỏ), đi không đúng phần đường, làn đường quy định, đi ngược chiều, tránh vượt, không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau.Nhóm bốn là điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, lạng lách, đánh võng…, đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.Nhóm năm, lái xe kinh doanh vận tải sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện và việc lắp đặt, hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh lái xe.Nhóm 6 là lứa tuổi học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.Để kế hoạch được triển khai hiệu quả, Cục CSGT yêu cầu huy động lực lượng cảnh sát khác phối hợp với CSGT, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hệ thống giám sát giao thông để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo các chuyên đề.Đại diện Cục CSGT cho hay, việc kiểm tra, xử lý vi phạm sẽ được triển khai thường xuyên, liên tục và linh hoạt trên tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", để răn đe, giáo dục, tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành các quy định cho người tham gia giao thông."Nghiêm cấm can thiệp vào quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm, chịu trách nhiệm nếu để tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp và xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại địa bàn địa phương", đại diện Cục CSGT nhấn mạnh.U.23 Indonesia thua cay đắng U.23 Iraq, vẫn đi Olympic nếu thắng Guinea ngày 9.5
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.
Tìm lại ánh sáng cùng chuyên gia giác mạc hàng đầu từ SNEC
Hai năm trước, anh Nguyễn Văn Hòa (trú Q.Cầu Giấy, Hà Nội) từng "tá hỏa" khi nộp hồ sơ làm thủ tục vay tiền mua nhà thì phát hiện mình có khoản nợ xấu tại một công ty tài chính. Trước đó, anh chưa từng làm hồ sơ vay tiền. Ngay lập tức liên hệ công ty tài chính, anh mới phát hiện CMND mình làm mất thời gian trước đã bị kẻ gian lợi dụng để làm hồ sơ vay tiền.Khi xác định rõ đây là trường hợp giả mạo khoản vay, anh Hòa không bị đòi tiền, được hoàn tất hồ sơ để điều chỉnh thông tin dư nợ tín dụng. Dù vậy, anh Hòa cũng gặp không ít phiền hà khi mất nhiều thời gian, công sức làm rõ câu chuyện, đồng thời bị ảnh hưởng tới tiến độ vay tiền tại ngân hàng."Tôi hoàn toàn không biết gì về khoản nợ trên trời rơi xuống đó. Nếu như không vì có nhu cầu vay tiền và kịp thời phát hiện, không biết còn chuyện gì có thể xảy ra. Từ đó tới nay, tôi luôn rất cẩn trọng bảo vệ thông tin cá nhân, đồng thời cũng để tâm hơn tới chuyện kiểm tra lịch sử tín dụng", anh Hòa nói.Vài năm trở lại đây, tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân của người khác để làm giả hồ sơ vay tiền từ các tổ chức tài chính, ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn tinh vi. Dù đã hạn chế hơn nhiều, song vẫn còn trường hợp đối tượng dùng thông tin cá nhân của người khác để đăng ký giả mạo tài khoản ngân hàng nhằm giải ngân các khoản vay rồi chiếm đoạt.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, đánh giá hiện nay việc mua bán thông tin cá nhân diễn ra nhan nhản, dễ dàng. "Khi đã có thông tin cơ bản của khách hàng như họ tên, CCCD, địa chỉ, số tài khoản…, đối tượng lừa đảo sử dụng để tiến hành vay tiền. Ngân hàng có thể vô tình cấp hạn mức tín dụng hoặc cho vay một khoản nào đó. Người bị hại hoàn toàn không biết gì", ông Hiếu nói.Việc bất ngờ nhận được thông báo phải thanh toán khoản vay, hoặc bị nợ xấu trong khi chưa từng vay vốn... được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ gây ra tác hại lớn cho cá nhân, bởi người dân bị ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm. Chiều ngược lại, các công ty tài chính, ngân hàng cũng bị tổn thất nghiêm trọng về tài sản và uy tín thương hiệu. Cả 2 đều là nạn nhân, mất rất nhiều thời gian để xử lý hậu quả."Hậu quả với các cá nhân bị đánh cắp thông tin rồi vay khống tiền rất lớn. Bởi cá nhân có lịch sử tín dụng không tốt thường rất khó có thể vay tiền hoặc phải vay với mức lãi suất rất cao", ông Hiếu nhìn nhận.Để tránh những câu chuyện "tá hỏa", ngỡ ngàng, bỗng dưng thành "con nợ" và phải giải quyết loạt rắc rối đi kèm, giải pháp được cơ quan quản lý nhà nước cũng như giới chuyên gia tài chính khuyến cáo là mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức "phòng bệnh hơn chữa bệnh", chủ động bảo vệ thông tin cá nhân của mình.Bên cạnh đó, chủ động tra cứu, nắm rõ lịch sử tín dụng cũng là giải pháp hiệu quả. Dẫn ví dụ tại Mỹ, ông Hiếu cho biết hiện có 3 công ty thông tin tín dụng tư nhân lớn ở Mỹ bao gồm Equifax, Experian và TransUnion. Họ theo dõi, tạo ra các báo cáo tín dụng gồm lịch sử tín dụng và các thông tin tài chính khác. Họ có khoảng vài chục tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Thông thường, điểm tín dụng dao động từ 400 - 800. Ai có mức điểm cao là người dễ dàng đi vay, còn nếu có điểm tín dụng từ 500 trở xuống thường rất khó vay, thậm chí không vay được."Các ngân hàng chủ động cung cấp thông tin cho 3 đơn vị kể trên nên hệ thống của họ rất chính xác. Luật về tài chính của Mỹ bắt buộc các đơn vị này phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân Mỹ mỗi năm một lần. Đương nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu tra cứu thông tin thường xuyên hơn sẽ phải trả mức phí phù hợp", ông Hiếu nói.Trên thực tế, tại Việt Nam cũng có đơn vị cung cấp dịch vụ tương tự như 3 công ty tại Mỹ là Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB). Việt Nam cũng bắt buộc công ty thông tin tín dụng tư nhân phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân mỗi năm một lần. PCB hiện có ứng dụng "Thông tin tín dụng" để giúp khách hàng lấy báo cáo tín dụng miễn phí mỗi năm một lần, từ lần 2 là 20.000 đồng/báo cáo.Theo tìm hiểu, PCB còn đang cung cấp gói giải pháp "Phòng chống trộm cắp thông tin định danh - ID365", cho phép khách hàng cá nhân tự kiểm tra và theo dõi thông tin tín dụng thường xuyên.Gói giải pháp này gồm cảnh báo phòng chống gian lận thông tin định danh, cảnh báo qua email khách hàng đăng ký và báo cáo tín dụng trả về kèm theo. Với mức chi phí 180.000 đồng/6 tháng, khách hàng có thể nhận về 6 báo cáo tín dụng và cảnh báo qua email bất cứ khi nào thông tin định danh của khách hàng được sử dụng hoặc một khoản vay mới được giải ngân, các thay đổi liên quan đến tình trạng hợp đồng vay…"Nhìn chung, khách hàng có thể có cái nhìn toàn diện về lịch sử tín dụng, bao gồm thông tin định danh, thông tin những khoản vay, lịch sử thanh toán. Điều này giúp ngăn chặn các trường hợp gian lận thông tin để yêu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng, làm tổn hại đến uy tín tín dụng của khách hàng; phát hiện và xử lý kịp thời các thông tin tín dụng không chính xác của khách hàng", đại diện PCB thông tin.Để nâng cao hiểu biết về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, giúp mỗi người dân biết cách bảo vệ mình hơn trong bối cảnh lừa đảo ở lĩnh vực này ngày càng gia tăng, theo ông Hiếu, thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình giáo dục tài chính cá nhân.Trong đó, phải truyền thông rõ để người dân hiểu được tầm quan trọng của việc nắm rõ lịch sử tín dụng, biết cách tra cứu ra sao khi cần thiết. Ví dụ, họ có thể làm việc đó ở đâu, như thế nào, có thể tìm đến đơn vị, doanh nghiệp nào uy tín, đáng tin cậy…
Lượt trận thứ hai vòng bảng giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 (TNSV THACO cup 2025) đã khép lại vào chiều nay (6.3), với 2 trận đấu trong khuôn khổ bảng C. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thắng 1-0 trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, trong khi Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM hòa nhau không bàn thắng.Như vậy ở bảng C, Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội (4 điểm, hiệu số +2) và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (4 điểm, hiệu số +1) chia nhau hai vị trí dẫn đầu. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đứng hạng ba với 3 điểm, còn Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai xếp cuối với 0 điểm. Ở bảng A, ĐH Huế dẫn đầu với 6 điểm, hiệu số +2. Trường ĐH Quy Nhơn đứng nhì với 3 điểm hiệu số +1. Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Trà Vinh đứng thứ ba và thứ tư với cùng 1 điểm. Ở bảng B, bảng đấu được mệnh danh là "tử thần", Trường ĐH TDTT Đà Nẵng dẫn đầu với 6 điểm, hiệu số +2. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đứng nhì có 4 điểm, hiệu số +2. Trường ĐH Văn Hiến đứng thứ ba với 1 điểm, hiệu số 0. Còn ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) đứng cuối bảng với 0 điểm, hiệu số -3. Như vậy, sau khi lượt đấu thứ hai khép lại, mới có 2 đội bóng chắc chắn lọt vào tứ kết, đó là ĐH Huế và Trường ĐH TDTT Đà Nẵng (cùng có thành tích toàn thắng). Đồng thời, mới có 1 đội bóng chắc chắn dừng cuộc chơi, đó là Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai. Đại diện Đông Nam bộ không còn hy vọng cạnh tranh được vị trí thứ ba. Đây là kết quả đáng tiếc với đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai khi học trò HLV Lê Hữu Phát đã chơi đầy nỗ lực và tạo ra nhiều cơ hội, nhưng sai lầm của thủ môn đã lấy đi của đội bóng này cơ hội vượt vòng bảng. Ngoại trừ 2 đội đã đi tiếp và 1 đội đã bị loại, 9 đội bóng còn lại đang cạnh tranh quyết liệt cho 6 suất tứ kết. Mọi chuyện đều có thể xảy ra ở lượt đấu cuối cùng. Đơn cử, đã toàn thua cả hai trận, song đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) vẫn còn cơ hội đi tiếp nếu thắng đội Trường ĐH Văn Hiến ở trận cuối để đứng hạng ba. Hay đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng dù chưa thể thắng sau 2 trận, nhưng nếu vượt qua Trường ĐH Quy Nhơn, đội chủ nhà sẽ có 4 điểm, sáng cửa chiếm ngôi nhì bảng. Khoảng cách mong manh về trình độ và chênh lệch điểm số khiến mọi kịch bản đều có thể xảy ra. HLV Nguyễn Công Thành của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa khẳng định: "Chúng tôi trân trọng từng cơ hội khi được góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đã góp mặt tại đây, đội nào cũng mạnh, đừng nghĩ đối thủ nào là dễ đánh bại. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở trận ra quân hòa không bàn thắng, nhưng đến trận sau lại dẫn bàn ĐH Huế. Bóng đá sinh viên luôn khó nói". Lượt trận hạ màn các bảng đấu diễn ra từ ngày 7.3 đến 9.3, sẽ xác định nốt 6 đội còn lại hiện diện ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam.Trên bảng xếp hạng tạm thời của các đội đứng thứ ba, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (bảng C) tạm thời đứng nhất với 3 điểm, hiệu số 0. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng (bảng A) và đội Trường ĐH Văn Hiến (bảng B) cùng có 1 điểm, hiệu số -1.
Những tấm lòng vàng 27.6.2022
Ngày 10.1, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý an toàn thực phẩm năm 2024. Theo báo cáo của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, năm 2024 đã kiểm tra 15.769 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xử lý vi phạm 64 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 812 triệu đồng. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết trong năm 2024 số lượng cơ sở kiểm tra tăng 10% so năm 2023. “Nhìn vào kết quả kiểm tra, số cơ sở vi phạm bị xử phạt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dưới 1%. Điều này nhìn theo cách lạc quan thì tình hình an toàn thực phẩm có tốt hơn. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì số lượng này vẫn ít, chưa bao quát hết. Nhìn chung Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chưa có đủ lực lượng, khả năng nhiệm vụ để chặn bắt, phát hiện kịp thời những vi phạm để xử phạt”, bà Lan nói. Năm 2024, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra 5.312 mẫu sản phẩm. Từ kết quả, bà Lan lưu ý các mặt hàng có kết quả không đạt, sẽ tập trung kiểm tra nhiều hơn trong năm 2025 là các loại nước uống đóng chai (10%), nước đá (10% mẫu nhiễm khuẩn), thủy hải sản tươi sống (20% bị nhiễm khuẩn)... Cũng trong năm qua, ở TP.HCM có 5 vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó có 2 vụ ngộ độc bữa ăn gia đình, 2 vụ ngộ độc hàng rong trước cổng trường, 1 vụ ngộ độc tại công ty. Theo bà Lan, các vụ ngộ độc lớn ở Việt Nam trong năm qua đa số đều là bánh mì. Số ca ngộ độc do nhiễm khuẩn ở trong bánh mì với con số lên đến trăm, ngàn người ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dù vậy, bà Lan cho biết TP.HCM vẫn đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đơn cử là trong năm TP.HCM đã tổ chức thành công lễ hội bánh mì lần thứ ba. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đặc biệt là dịp tết sắp tới đang được tăng cường tối đa.Ngoài các thực phẩm sống như thịt, rau củ, hải sản, bà Lan lo lắng về các vấn đề an toàn thực phẩm các loại thực phẩm đóng gói sẵn trong dịp tết.“Không chỉ có những cơ sở nhỏ mà ngay cả những thương hiệu lớn cũng có thể vi phạm an toàn thực phẩm. Vừa rồi ở Hà Nội đã phát hiện những cơ sở làm bánh rất nổi tiếng có điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Ngoài những bất cập về điều kiện sản xuất và nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, chúng tôi sẽ tập trung vào các loại thực phẩm đóng gói sẵn. Ví dụ các loại giỏ quà tết, dễ bị trà trộn hàng hết hạn, hàng giả”, bà Lan cho hay. Về vấn đề kiểm soát thực phẩm ở các siêu thị, đặc biệt là sau vụ giá đỗ ngâm hóa chất được bán ở Bách Hóa Xanh tỉnh Đắk Lắk, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã lập nhiều đoàn kiểm tra các kho, cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.HCM. “Kết quả đều đạt, tôi không quá bất ngờ với điều này khi báo chí đăng tải quá nhiều thông tin thì đương nhiên sẽ không phát hiện được vi phạm nào. Tuy nhiên, thời gian tới chúng tôi sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đặc biệt, bất ngờ để không có sự chuẩn bị nào cả”, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh. Cũng theo bà Lan, khi có sự cố thì trách nhiệm phải được chia đều. Không chỉ lỗi ở nhà cung cấp, hệ thống siêu thị mà cơ quan quản lý cũng có trách nhiệm. Ở TP.HCM nếu sự cố xảy ra thì sẽ không có chuyện ngành này đẩy ngành kia mà đó sẽ do Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chịu trách nhiệm. Hiện các hệ thống siêu thị lớn ở TP.HCM đã cùng nhau cam kết nếu như có một nhà cung cấp nào mà vi phạm với 1 trong các hệ thống siêu thị, thì các hệ thống còn lại cũng sẽ tẩy chay. Với thực trạng các cơ sở vẫn ngang nhiên sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm, bà Lan cho biết hiện chỉ mới xử phạt hành chính, số vụ việc chuyển qua xử lý hình sự còn rất là ít và phức tạp. Trong khi đó, xử phạt hành chính với số tiền ít nên nhiều người không sợ vẫn tái diễn vi phạm.