$957
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của gamevui. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ gamevui.Nếu muốn tìm kiếm một chuyến đi riêng tư và lãng mạn, du thuyền Emeraude Premium là lựa chọn hoàn hảo. Đây là du thuyền thiết kế dành riêng cho hai khách, mang phong cách cổ điển, tạo ra không gian ấm cúng và riêng tư giữa di sản thế giới.Bạn và người thương có thể thưởng thức bữa tối sang trọng với những nguyên liệu tươi ngon, nhấm nhi rượu vang và ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp. Hành trình còn bao gồm các hoạt động như chèo thuyền kayak và tham quan hang động kì vĩ.Chi phí: 17,3 triệu đồng/chuyến 2 ngày 1 đêm.Muốn thay đổi góc nhìn và trải nghiệm Valentine theo cách độc đáo? Hãy đặt ngay một chuyến bay ngắm cảnh Vịnh Hạ Long bằng thủy phi cơ! Hành trình bay 25 phút từ độ cao 300m sẽ mở ra tầm nhìn bao quát về cảnh quan kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long.Hàng không Hải Âu cung cấp các chuyến bay trung chuyển từ sân bay Nội Bài đến Vịnh Hạ Long, giúp du khách tiết kiệm thời gian di chuyển.Giá vé bay ngắm cảnh: 2,5 triệu đồng/người (từ 1.1.2025).Nếu muốn tìm về vẻ đẹp giản dị và đích thực của tình yêu, hãy trải nghiệm chuyến đi đến làng rau Trà Quế và làng gốm Thanh Hà bằng xe sidecar.Bạn và người yêu có thể ngồi trên xe sidecar, dãi qua những con đường làng yên bình và xắn tay vào trải nghiệm làm gốm.Giá tour: 1,2 triệu đồng/giờ/tối đa 2 khách.Nhà hàng Spice Việt Huế mang đến những món ăn Huế trọn vẹn hương vị truyền thống, hoàn hảo cho buổi hẹn hò ấm áp.Đến Châu Đốc mùa lễ Tình nhân, du khách không thể bỏ qua món chuối đốt - đặc sản hấp dẫn với ánh lửa bập bùng khi thưởng thức. Món tráng miệng này được chế biến từ chuối cau địa phương kết hợp sốt cam, sô cô la và rượu mạnh, tạo nên hương vị độc đáo.Được phục vụ tại nhà hàng bên ngã ba sông Bassac, chuối đốt không chỉ ngon miệng mà còn là chất xúc tác tuyệt vời cho những câu chuyện tình yêu ngày 14.2.Giá: 120.000 đồng/phần.Trên con thuyền tam bản Sông Xanh, các cặp đôi có thể thưởng thức khung cảnh sông nước và những bữa tối dưới ánh nến lãng mạn.Giá tour: 10,1 triệu đồng/người (2 người trở lên). ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của gamevui. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ gamevui.Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3. ️
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng". ️
Thanh Pháp, sinh năm 1986, nghệ sĩ người dân tộc Chăm, quê thôn Châu Hanh, xã Phan Thanh, H.Bắc Bình (Bình Thuận), lớn lên trong gia đình làm nông có đến 11 anh chị em. Cả nhà không có ai theo nghệ thuật, nhưng Thanh Pháp lại bén duyên và say mê ca hát từ khi còn nhỏ.Là con thứ 10 trong gia đình, tuổi thơ của Thanh Pháp cũng như bao đứa trẻ khác ở làng Chăm Pley Chăm, theo anh chị chăn dê, chăn bò bên bờ sông Lũy và giúp cha mẹ làm ruộng, cấy lúa. Khi còn học cấp 3, Thanh Pháp đã tham gia đội văn nghệ dân tộc Chăm của Bình Thuận đi biểu diễn nhiều nơi. Tốt nghiệp khoa Sư phạm âm nhạc của Nhạc viện TP.HCM, anh trở về phục vụ quê hương, làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh (thuộc Sở VH-TT-DL Bình Thuận) từ đó đến nay.Với chất giọng tenor khỏe khoắn, Thanh Pháp hát được nhiều thể loại dân ca, đặc biệt dòng nhạc dựa trên chất liệu dân ca Chăm.Vài năm trở lại đây, anh chuyển qua sáng tác và hòa âm phối khí. Một số ca khúc do Thanh Pháp sáng tác được giới chuyên môn đánh giá có chiều sâu, thấm đượm văn hóa dân tộc; đặc biệt là những sáng tác dựa trên nền tảng dân ca Chăm. Có thể kể đến ca khúc Giọt tháp do Thanh Pháp sáng tác và biểu diễn đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2021 ở TP.Hải Phòng. Hay như bài Lời thỉnh cầu Pô Yan do anh sáng tác và biểu diễn, đạt giải B tại Liên hoan âm nhạc các nước ASEAN 2022 ở TP.Hội An (Quảng Nam). Đặc biệt, tác phẩm Xương rồng đất tháp đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan âm nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, tổ chức tại Bình Dương vào tháng 9.2024.Chỉ khoảng 10 năm sáng tác, Thanh Pháp đã cho ra đời gần 60 ca khúc, trong đó có những tác phẩm mà anh tâm sự là "viết bằng cả trái tim mình". Chẳng hạn bài Giọt tháp, Thanh Pháp cho biết: "Tôi lấy hình ảnh những ngôi tháp Chăm ở khắp các tỉnh thành miền Trung, ví như những giọt nước của đất trời ban tặng, nổi lên trên mặt đất. Đó là những cảm xúc thôi thúc để tôi viết nên ca khúc này". Còn với bài Giấc mơ shiva thì lại khác. "Trong tiếng Chăm, shiva là tượng, nhưng có một điệu múa Chăm truyền thống cũng có tên shiva. Tôi muốn khắc họa lại điệu múa truyền thống của dân tộc mình bằng làn điệu âm nhạc. Thế là bài hát ấy ra đời và lần đầu do chính tôi phổ biến đến công chúng", Thanh Pháp tâm sự.Nhưng đối với Thanh Pháp, tâm đắc nhất vẫn là bài hát Xương rồng đất tháp. Anh chia sẻ: "Tôi viết để tôn vinh những người mẹ Chăm, trong đó có hình bóng mẹ tôi. Những người phụ nữ Chăm mưu sinh vất vả trong cái nắng, cái gió rát mặt ở ruộng đồng vào mùa khô. Họ như những cây xương rồng trong sa mạc, dù khô cằn vẫn vươn mình xanh tốt để nuôi sống đàn con lớn lên".Đặc biệt, bài hát Có một trái tim, Thanh Pháp viết về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi vừa nghe tin ông tạ thế. "Tôi nghĩ rằng một người như ông, cả đời vì sự nghiệp của Đảng, của dân. Ông mất đi nhưng câu nói "Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất" lại khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bằng tình cảm yêu quý của một đảng viên trẻ tuổi, tôi viết ca khúc ấy rất nhanh ngay sau khi nghe tin ông mất. Sau đó, bài hát (do ca sĩ Minh Đức thể hiện) được Đài truyền hình Bình Thuận dàn dựng và do chính tôi hòa âm, phối khí trước khi công chiếu", Thanh Pháp kể.Điều đặc biệt hơn nữa, Thanh Pháp vinh dự được mời biểu diễn tại 2 kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Tại lễ khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12.1.2011), Thanh Pháp được mời biểu diễn với bài hát Hỡi em Nurisa (Khánh Vinh sáng tác, viết về người Chăm Nam bộ). Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Thanh Pháp được biểu diễn ở lễ bế mạc (28.1.2016) với bài hát Làng Chăm ơn Bác của nhạc sĩ A Mư Nhân.Tháng 10.2024, Thanh Pháp cũng được mời biểu diễn phục vụ tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X (17.10.2024). "Tôi nghĩ mình may mắn được trình diễn phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và đó là niềm vinh dự, tự hào của một người nghệ sĩ, giúp tôi có động lực để cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa", Thanh Pháp cho biết.Thanh Pháp cũng tâm sự: "Dù biểu diễn ở đâu, tôi cũng cống hiến hết mình để quảng bá văn hóa truyền thống. Còn mỗi khi được về biểu diễn cho bà con đồng bào Chăm nghe các làn điệu dân ca, tôi cảm thấy hạnh phúc như được về chính ngôi nhà của mình để hát cho mẹ nghe".Năm 2023, Thanh Pháp được vinh danh là một trong 70 gương mặt tiêu biểu của ngành VH-TT-DL. Anh được nhận nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Thanh Pháp hiện là Trưởng phòng Biểu diễn nghệ thuật, thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, Bình Thuận.Nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, chia sẻ: "Thanh Pháp hội đủ 3 yếu tố tạo nên một nghệ sĩ triển vọng. Thứ nhất, được đào tạo bài bản ở Nhạc viện TP.HCM. Thứ hai, là người luôn có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh của nghề nghiệp. Thứ ba, nghệ sĩ có tố chất sáng tạo, có tư duy mới, chịu học hỏi, luôn khát vọng sự đổi mới để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ công chúng. Tôi nghĩ rằng không chỉ giữ lửa nghề, Thanh Pháp sẽ phát huy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và phong trào văn hóa nghệ thuật của Bình Thuận nói chung". ️