Kiếm tiền triệu dịp Giáng sinh nhờ 'hô biến' gỗ vụn thành cây thông, tuần lộc…
Nhiều du khách đã bày tỏ rất bất ngờ và ấm áp ngày mùng 1 tết khi được chào đón thịnh tình tại sân bay Đà Nẵng, mang lại sự ấm áp “như trở về nhà”.Du khách rất hào hứng khi được thưởng thức chương trình biểu diễn múa lân đặc sắc và nhận những món quà đặc sản mang đậm hương vị Đà Nẵng như nón lá, mứt gừng, bánh dừa nướng, khô mè,…Đặc biệt, du khách được tham gia chương trình hái lộc đầu xuân trên cành hoa đào, để nhận được những voucher tham quan, giải trí tại các điểm đến nổi tiếng của thành phố trong suốt thời gian lưu lại Đà Nẵng.Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.Trong đó số chuyến bay quốc tế dự kiến 65 chuyến, ước đạt khoảng 10.000 lượt khách của các hãng Vietnam Airlines (đường bay Narita, Nhật Bản - Đà Nẵng); Vietjet Air (đường bay Incheon, Hàn Quốc); Air Asia (đường bay Bangkok, Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia); China Airlines (đường bay Đài Bắc, Đài Loan); Hongkong Express (đường bay Hong Kong),... đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng tham quan du lịch.Theo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính từ ngày 25.1 – 2.2, tức ngày 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), ước đạt 1.275 chuyến bay đến Đà Nẵng (tăng 58% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trong đó, có 577 chuyến bay quốc tế (tăng 45% so với kỳ nghỉ năm 2024); 698 chuyến bay nội địa (tăng 71% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trung bình đón khoảng 141 chuyến bay/ngày (trong đó có 64 chuyến bay quốc tế và 77 chuyến quốc nội), gồm 8 chặng bay quốc nội, 20 chặng bay quốc tế từ Hàn Quốc, Hong Kong, Macau, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Philippines, Cambodia, Ấn Độ.
VinFast ký thỏa thuận hợp tác với đại lý đầu tiên tại Trung Đông
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
MobiFone đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2023
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sao trẻ HAGL khoác áo U.23 Việt Nam nghĩ gì về lối đá 'rắn' của U.23 Indonesia?
Đội bóng Trường ĐH Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng đã có hành trình ấn tượng ở vòng đấu bảng. Đại diện miền Trung đánh bại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) dù phải chơi thiếu người trong cả hiệp 2i, sau đó thắng tiếp Trường ĐH Văn Hiến với thế trận tấn công vượt trội. Ở trận cuối, Trường ĐH TDTT Đà Nẵng chỉ tung vào sân đội hình dự bị nhưng cũng có màn rượt đuổi kịch tính với tỷ số chung cuộc 3-3 với một đội bóng mạnh là Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa.Ở trận tứ kết, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có lực lượng mạnh nhất, khi nhiều cầu thủ trụ cột đã lấy lại thể trạng sung mãn. HLV trưởng Trần Trung Kiên cho biết: "Tất cả các đội dự vòng chung kết, đặc biệt là vào đến tứ kết thì đội nào cũng đáng gờm. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi vẫn là cố gắng, quyết tâm chơi tốt từng trận một. Trước giải, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng muốn vượt qua thành tích mùa trước (dừng chân ở vòng bảng). Còn vào lúc này, chúng tôi đặt mục tiêu thắng trận tứ kết để vào bán kết và có huy chương".Phía ngược lại, điểm sáng hiếm hoi mà đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng thể hiện được là những miếng đánh bóng bổng nhờ dàn cầu thủ có thể hình tốt. Các bàn thắng mà chủ nhà ghi vào lưới đội ĐH Huế hay Trường ĐH Quy Nhơn đều từ tình huống tạt cánh đánh đầu. Đây sẽ là vũ khí đội chủ nhà kỳ vọng để gây bất ngờ trước đối thủ được đánh giá cao hơn là Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.Trước đối thủ mạnh, Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn rất quyết tâm thắng trận tứ kết. HLV Nguyễn Đình Long chia sẻ: "Đánh giá cao đối thủ, nhưng chúng tôi cũng đã chuẩn bị kỹ càng. Tôi động viên cầu thủ cứ ra sân chiến đấu hết mình và tìm kiếm niềm vui. Mong rằng với sự ủng hộ của khán giả nhà, đội sẽ làm nên chuyện".

Người phụ nữ mang nhiều tỉ đồng đi từ thiện 'chừng nào tắt thở mới thôi'
Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương tham dự ngày hội hiến máu tình nguyện
Chắc hẳn anh và đồng đội vẫn còn lâng lâng cảm xúc sau chiến thắng tuyệt vời ở chung kết lượt đi vào ngày 2.1?Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Đúng thế, chúng tôi cảm thấy rất vui và hứng khởi sau chiến thắng. Không khí tại sân Việt Trì thật tuyệt vời!Khán giả tò mò muốn biết, nhiều cầu thủ có cảm thấy khó ngủ không vì sau bao nhiêu năm chờ đợi, chúng ta mới lại thắng Thái Lan trên sân nhà? Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Mọi người đều rất vui nhưng cũng không quên nghỉ ngơi tích cực để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng vào ngày 5.1. Trong suốt 27 năm qua, Việt Nam chưa từng thắng Thái Lan ở giải đấu chính thức, nhưng hôm qua toàn đội đã làm được điều đó. Đây là một lợi thế nhỏ trước lượt về, điều mà không chỉ đội tuyển mà tất cả người hâm mộ đều mong chờ.Anh có thể tiết lộ, HLV Kim Sang-sik đã chia sẻ những gì với học trò? Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Ngay sau trận chung kết lượt đi, trong phòng thay đồ, HLV Kim nói rằng, đội tuyển Việt Nam, đã làm việc tốt, cống hiến hết mình để có được chiến thắng. Thầy cũng nhắc nhở, trận lượt đi mới chỉ là "hiệp 1", đội tuyển còn "hiệp 2" trên đất Thái Lan nên chắc chắn sẽ không dễ dàng. Cả đội cần phải tập trung, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để phục hồi thể lực và có phong độ tốt nhất cho trận đấu vào ngày 5.1.Anh nghĩ thế nào về hai ngôi sao của đội tuyển Thái Lan là Supachok, Suphanat? Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Tôi nghĩ họ là những đối thủ và đồng nghiệp rất đáng tôn trọng. Đây là những cầu thủ chất lượng của Thái Lan. Chúng tôi sẽ phân tích băng để tìm ra cách đối phó hiệu quả nhất.Trung vệ Bùi Tiến Dũng đã chơi tốt cả trận nhưng cuối hiệp 2, đội tuyển Việt Nam đã để thủng lưới và anh ấy đã rất buồn. Đội tuyển đã động viên Dũng như thế nào?Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Sau trận đấu, chúng tôi sẽ xem lại băng ghi hình và ban huấn luyện sẽ phân tích kỹ lưỡng để đội tuyển có thể rút kinh nghiệm. Mặc dù tiếc nuối khi để thủng lưới một bàn, nhưng các cầu thủ sẽ phải nỗ lực hết sức vì trận đấu quan trọng phía trước.Anh có muốn nhắn nhủ gì với người hâm mộ quê nhà? Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Tôi xin cảm ơn người hâm mộ tại sân Việt Trì cũng như trên toàn quốc đã luôn ủng hộ đội tuyển trong mọi hoàn cảnh. Chúng tôi sẽ cố gắng thi đấu hết mình để mang vinh quang về cho đất nước. Ở chung kết lượt đi, lợi thế sân nhà đã giúp chúng tôi cảm thấy tự tin hơn. Và dĩ nhiên, chúng tôi cũng phải chuẩn bị thật tốt cho trận đấu sân khách. Chúng tôi sẽ nghiên cứu đối thủ kỹ lưỡng và các cầu thủ cần sẵn sàng, tập trung để thích nghi và xây dựng chiến thuật với sự chỉ đạo của ban huấn luyện. Ai được lựa chọn thi đấu sẽ cống hiến hết mình.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam
'Nhà hàng buffet' to nhất tỉnh Quảng Trị không có món nào quá 30.000 đồng
Sáng 20.1, tại trụ sở T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ủy viên T.Ư Đảng các khóa. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, năm 2024 có nhiều biến động nhân sự lãnh đạo cao cấp của Đảng nhưng T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác.Theo Tổng Bí thư, qua những thay đổi đó, Đảng ta đoàn kết hơn, gắn bó hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn. Trước thời điểm lịch sử mới, đặt ra yêu cầu cấp bách là cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc ta tiếp tục tiến lên mạnh mẽ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để về đích thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngay từ năm 2025, phải nỗ lực tối đa, tạo những yếu tố đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phấn đấu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn; tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số từ năm 2026. Đất nước trong những thời điểm lịch sử cần có ý chí, quyết tâm cao, cần có những quyết sách mang tính lịch sử. "Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được với tư duy đổi mới, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, giải pháp đột phá, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Theo đó, cần huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, động lực, sức sáng tạo; khai thác, sử dụng mọi tiềm năng còn tiềm ẩn, mọi cơ hội, lợi thế của đất nước, của từng tổ chức đảng, đảng viên, từng cấp, từng ngành, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, từng người dân Việt Nam. Hơn khi nào hết, chúng ta cần phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, "dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung", Tổng Bí thư khẳng định.Tổng Bí thư nhấn mạnh, nhìn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang và đầy tự hào của Đảng trong 95 năm qua, sẽ càng thấy rõ hơn trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo và đảng viên hôm nay trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Theo Tổng Bí thư, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ, cơ hội chiến lược, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước. Nếu để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước và nhân dân. Đó là mệnh lệnh của thời đại.Để thực hiện khát vọng này, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần nhận rõ những thách thức đang đặt ra hiện nay. Những thành tựu của 40 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, không cho phép tự hài lòng với những gì hiện có và nghiêm túc nhìn nhận lại để thấy rõ chúng ta đang ở đâu trong thế giới hôm nay; thấy rõ những hạn chế, yếu kém và những thách thức đang đặt ra hiện nay và trong những năm tới, không chỉ từ bên ngoài, từ những yếu tố khách quan, mà còn có cả những vấn đề nội tại, những "rào cản" từ thể chế và văn hóa. Các nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra lâu nay vẫn còn tồn tại, một số mặt diễn biến phức tạp hơn.Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, cần ưu tiên triển khai thật tốt các nhóm nhiệm vụ, trước hết là vấn đề xây dựng Đảng. Yêu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cấp bách Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Thứ hai là nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế.Thứ ba là chú trọng phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội xây dựng môi trường sống trong lành, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu...Tổng Bí thư đề nghị, tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, trong đó tập trung vào hai nội dung chính là chuẩn bị các văn kiện trình đại hội và chuẩn bị nhân sự. Đặc biệt, về công tác nhân sự, đây là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.Đồng thời, triển khai chủ trương của Ban Chấp hành T.Ư về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo Tổng Bí thư, đến thời điểm hiện nay, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả đang được triển khai với nỗ lực, quyết tâm rất cao. Đây là đòi hỏi bức thiết và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất mong chờ, đón nhận và lan tỏa sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ trong toàn xã hội.Nhìn lại 95 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đảng và của dân tộc, Tổng Bí thư khẳng định, mỗi đảng viên chính là biểu tượng của niềm tin, trí tuệ và ý chí đoàn kết của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình."Vững tin vào sức mạnh của Đảng và sự đoàn kết của toàn dân tộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới", Tổng Bí thư khẳng định.Tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Sao vàng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vì đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư: Lê Hồng Anh, Trần Quốc Vượng; nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch, vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Nhân dịp này, Đảng, Nhà nước cũng đã truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố Chủ tịch nước, đại tướng Trần Đại Quang. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đại diện gia đình.Cũng tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Huy hiệu 80 năm, 65 năm, 60 năm, 55 năm, 50 năm, 45 năm, 40 năm tuổi Đảng tặng 15 đảng viên là nguyên ủy viên T.Ư Đảng.
đánh đề số mấy
Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, báo cáo về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ "tinh, gọn, mạnh", hoạt động "hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" (thông qua đề án còn 13/19 sở, đầu mối bên trong các sở giảm 21,8%, đầu mối bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 18,5%).Tỉnh Quảng Nam kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất cho địa phương xây dựng danh mục dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược trong việc phát triển, xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai (khoảng 11.000 tỉ đồng, đầu tư hạ tầng khu đông sân bay) và cảng biển Quảng Nam (khoảng 6.400 tỉ đồng); kiến nghị nâng cấp, mở rộng QL40B, QL4B, QL14D. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện "Cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Nam". Trong đó, cho phép UBND tỉnh Quảng Nam lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án đầu tư luồng Cửa Lở và Trung tâm logistics container Chu Lai; sớm hình thành trung tâm logistics đa phương tiện tại Chu Lai và xây dựng cảng biển Quảng Nam trở thành trung tâm cảng biển - dịch vụ logistics container của khu vực miền Trung - Tây nguyên.Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những kết quả Quảng Nam đạt được trong năm 2024, đặc biệt là nỗ lực trong tăng trưởng, an sinh xã hội, hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Theo Thủ tướng, Quảng Nam có nhiều điểm đặc thù, cần phải khai thác; năm 2025 phải đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng lưu ý hạ tầng của Quảng Nam hiện đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện; sân bay, bến cảng, cao tốc đều có nhưng chưa khai thác tối ưu. Toàn bộ phần ven biển về phía đông phải để cho sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn thiếu... "Nên nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, làm việc nào ra việc đó, không dàn trải, giữ đúng nguyên tắc xuyên suốt, kiên định, kiên trì. Phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong phục vụ, đổi mới sáng tạo", Thủ tướng yêu cầu.Về các kiến nghị của Quảng Nam, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm logistics Chu Lai, đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ. Nhìn chung địa phương và các bộ, ngành đang triển khai các nhiệm vụ được giao, song còn chậm; cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, tập trung trong thời gian tới. Về xã hội hóa Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh phải chủ trì theo thẩm quyền, đề nghị trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm đất đai, kêu gọi nhà đầu tư theo phê duyệt của Bộ GTVT. Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý Quảng Nam phải xây dựng hệ sinh thái sân bay, đô thị sân bay tương ứng sân bay 4F. "Thẩm quyền là ở UBND tỉnh Quảng Nam, vướng đất quốc phòng thì trao đổi với Bộ Quốc phòng. Trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm việc này, sau khi giải quyết dứt điểm đất đai này rồi thì kêu gọi các nhà đầu tư dựa vào phê duyệt của Bộ GTVT. Làm càng sớm càng tốt", Thủ tướng nhấn mạnh.Sáng cùng ngày, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Mẹ VN anh hùng, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Nhà bia ghi danh liệt sĩ quê Thanh Hóa trong khuôn viên Tượng đài Mẹ VN anh hùng.Sáng 8.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, tham quan khu phức hợp cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải của Tập đoàn Trường Hải (Thaco) tại xã Tam Hiệp (H.Núi Thành, Quảng Nam). Thủ tướng mong muốn thời gian tới Thaco tiên phong trong đổi mới, cải tiến hoạt động của doanh nghiệp; phải tăng tốc, bứt phá cùng với đất nước... Thủ tướng đề nghị Thaco nghiên cứu để sản xuất toa tàu, đường sắt tốc độ cao. Về đề xuất của Thaco trong việc đầu tư dự án tuyến luồng Cửa Lở cho tàu 50.000 tấn vào cảng Chu Lai, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc, chủ trương và giao Bộ GTVT làm các thủ tục.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư