Rejuvaskin Việt Nam có mặt tại Hội thảo Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đội hình HAGL ở V-League mùa giải 2024-2025 vốn đã trẻ, nay còn trẻ hơn. Đội bóng phố núi quyết định triệu tập lại 4 cầu thủ trẻ đang thi đấu ở CLB Long An theo dạng cho mượn gồm trung vệ Đinh Quang Kiệt (sinh năm 2007, cao 1,95 m), tiền đạo Nguyễn Minh Tâm (sinh năm 2005, cao 1,8 m), tiền vệ Môi Sê (sinh năm 2005, cao 1,7 m) và tiền đạo Hoàng Minh Tiến (sinh năm 2005, cao 1,78 m). Tất cả đều là nhà vô địch VCK U.21 quốc gia 2024. 4 cầu thủ này sẽ có cơ hội ra sân ở V-League trong phần còn lại của mùa giải. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, HAGL có đến 17 cầu thủ sinh sau năm 2000, đáng chú ý còn có tiền đạo Trần Gia Bảo, sinh năm 2008, người cũng đã ghi 1 bàn thắng tại V-League. Ngoài các ngoại binh, những cầu thủ sinh trước năm 2000 chỉ còn lại Lê Văn Sơn, A Hoàng, Châu Ngọc Quang, Trần Minh Vương, Phan Đình Vũ Hải, Nguyễn Hữu Anh Tài. Có thể nói, sau "thế hệ vàng" của những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy... HAGL gần như thay đổi hoàn toàn, cả về nhân sự lẫn phong cách chơi bóng. Đội bóng phố núi gần như không có ngôi sao, không thi đấu hoa mỹ, nhưng điểm tích cực là họ đang tạo nhiều cơ hội cho các cầu thủ trẻ, điều có lợi cho bóng đá Việt Nam. Trong nhóm 4 cầu thủ mới được bổ sung, tiền đạo Hoàng Minh Tiến là gương mặt nổi bật. Anh trưởng thành từ lò đào tạo của HAGL, thường xuyên góp mặt ở các cấp độ đội tuyển trẻ Việt Nam như U.17, U.19, U.20. Đáng chú ý, trong chuyến tập huấn cùng đội tuyển U.17 Việt Nam trên đất Đức hồi đầu năm 2022, Minh Tiến thể hiện cực kỳ ấn tượng. Anh cùng trung vệ Nguyễn Mạnh Hưng (CLB Thể Công Viettel) được các chuyên gia Đức đánh giá rất cao và được trao cơ hội ở lại tập chuyên sâu 1 tuần tại CLB Eintracht Frankfurt. Sau đó, Minh Tiến liên tục được trau dồi kinh nghiệm ở các giải đấu trẻ, rồi khoác áo CLB Kon Tum chơi ở giải hạng ba quốc gia. Anh được HLV Hoàng Anh Tuấn điền tên vào danh sách dự VCK U.20 châu Á 2023, thi đấu khá tốt tại vòng loại U.23 châu Á 2025. Anh cho thấy tiềm năng trở thành một tiền đạo hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong tương lai. Và trước khi được GĐKT Vũ Tiến Thành và HLV Lê Quang Trãi điền tên vào danh sách dự V-League 2024-2025, anh cũng được HLV Kiatisak Senamuang làm điều tương tự ở mùa giải 2023. Minh Tiến giàu tiềm năng nhưng điều quan trọng giờ là tiền đạo sinh năm 2005 phải nỗ lực hết mình để có thể được trao cơ hội ra sân tại HAGL. Từ đó, HLV Kim Sang-sik mới có cơ sở để đánh giá năng lực và gọi anh lên đội tuyển U.22 Việt Nam để chuẩn bị cho SEA Games 33.CSGT TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn cả trong hẻm trước sau Tết: Dân nhậu khỏi 'né' chốt
Rau là thực phẩm quan trọng để bạn nhận được các chất dinh dưỡng và khoáng chất thích hợp khi bạn ở độ tuổi 50, và trái cây cũng có thể là một nguồn tuyệt vời cho bạn.
Béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch
Sáng 1.2 (tức mùng 4 Tết), CLB Đà Nẵng bổ nhiệm ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng. Dù V-League chưa qua nửa chặng đường, nhưng đội bóng sông Hàn đã thay "tướng" đến 3 lần.Đầu mùa, CLB Đà Nẵng được dẫn dắt bởi HLV Đào Quang Hùng và giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trương Việt Hoàng. Sau 3 tháng bết bát, cả ông Đào Quang Hùng và cộng sự Trương Việt Hoàng đều rời đi, nhường chỗ cho bộ đôi mới: Cristiano Roland và Phan Thanh Hùng.Tuy nhiên cách dụng binh của đội Đà Nẵng tạo ra cảm giác khó hiểu. Ở các trận gặp SLNA và Hải Phòng, ông Phan Thanh Hùng được đăng ký chức danh HLV trưởng (như vậy tự hiểu là ông Roland làm GĐKT). Nhưng đến trận gặp CLB TP.HCM, HLV trưởng là ông Roland. Để rồi, cựu HLV U.17 Việt Nam cũng chỉ làm 1 trận rồi rời đi, nhường ghế nóng lại cho ông Lê Đức Tuấn.Tức là chỉ trong 2 tháng, ghế HLV trưởng ở CLB Đà Nẵng có tới 4 người từng ngồi. Thay "tướng" nhiều như vậy, nhưng đội Đà Nẵng vẫn chưa biết thắng. Vỏn vẹn 4 điểm sau 11 trận cùng vị trí cuối bảng là thành tích khó chấp nhận với đội bóng trước kia từng làm mưa làm gió ở V-League (vô địch năm 2009 và 2012). Người mới nhất nhảy vào "con tàu" CLB Đà Nẵng là HLV Lê Đức Tuấn, thực tế cũng non kinh nghiệm. Ông Tuấn từng huấn luyện trẻ Hà Nội, được đôn lên trợ lý rồi sau đó là HLV trưởng CLB Hà Nội. Dù có đà thăng tiến nhanh chóng chỉ trong 3 năm, nhưng HLV Lê Đức Tuấn có rất ít trải nghiệm thực chiến ở V-League. Trong thời gian ngắn ngủi ông Tuấn nắm quyền, đội Hà Nội bất ngờ bị Đồng Tháp loại khỏi Cúp quốc gia, đồng thời lần đầu thua HAGL trên sân nhà sau 12 năm. Tất nhiên, không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho ông Lê Đức Tuấn. Nhưng với vốn huấn luyện cực mỏng, không đơn giản để "tướng" trẻ vực dậy được tập thể rệu rã, thiếu sức sống tại sân Hòa Xuân hiện tại. Mùa 2023, khi đứng trước lằn ranh xuống hạng, đội Đà Nẵng cũng cầu viện một HLV trẻ của CLB Hà Nội, đó là HLV Phạm Minh Đức. Tuy nhiên, ông Đức không cứu được đội bóng sông Hàn. Còn với CLB Hà Nội, sau khi chia tay ông Lê Đức Tuấn, đội bổ nhiệm ông Hoàng Văn Phúc. Cựu HLV Quảng Nam từng ngồi ghế tạm quyền 2 trận ở CLB Hà Nội năm 2021 mà không để lại bất cứ dấu ấn chuyên môn nào. Vòng xoay HLV của V-League dễ tạo ra cảm giác luẩn quẩn, khi các HLV cứ chuyển qua chuyển lại các đội quen thuộc. Quả thực có chuyện "thay tướng đổi vận" ở một số đội, nhưng sự thay đổi thường rất ngắn ngủi. Đơn cử SLNA trụ hạng ngoạn mục ở mùa trước sau khi bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng thay Phan Như Thuật. Và đến mùa này, khi ông Tuấn "hết phép", Phan Như Thuật lại trở lại ghế chỉ đạo. Đi loanh quanh, rồi lại về đúng lựa chọn lúc đầu. Bóng đá Việt Nam từng có cầu thủ xuất ngoại, nhưng chưa bao giờ có chuyện... HLV xuất ngoại. Các chiến lược gia Việt chỉ huấn luyện quanh quẩn trong nước, người này nghỉ thì người kia thay. Đến giờ, số HLV Việt Nam có bằng Pro chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người huấn luyện bằng kinh nghiệm là chính, khi bước ra sân chơi quốc tế thì phải lui về ngồi ghế GĐKT để nhường chỗ cho người có bằng cấp nhận chức danh HLV trưởng (để đáp ứng yêu cầu của AFC). Đã có những đội bóng sử dụng thầy ngoại và thành công, như CLB Thanh Hóa với HLV Velizar Popov (đoạt 3 cúp trong 2 năm), hay trước đây đội bóng xứ Thanh cũng có mùa giải 2017 thăng hoa cùng "bố già" Ljupko Petrovic. Dù vậy, phần lớn HLV ngoại ở V-League ra đi "không kèn không trống", với lý do được một chuyên gia chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng họ không hiểu văn hóa bóng đá ở V-League. Văn hóa ấy là gì, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tuy nhiên, khi những cầu thủ dù đã thành danh ở V-League, đến khi lên tuyển vẫn phải... học lại những kỹ năng chiến thuật rất cơ bản như mở thân người đỡ bóng, di chuyển đồng bộ hay ném biên, có lẽ khâu huấn luyện ở một số đội V-League nên bị đặt dấu hỏi.Mà vòng luẩn quẩn thay HLV của nhiều đội hay chuyện nhập nhèm vai trò giữa GĐKT và HLV trưởng đã hé lộ một phần câu trả lời. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Thắng hú vía Coventry City, M.U đụng độ kình địch Man City ở chung kết Cúp FA
Sáu năm qua, có đến 5 năm thế giới chứng kiến các sông băng bị sụt giảm khối lượng với tốc độ nhanh kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 21.3."Bảo vệ các sông băng không chỉ là sự cần thiết về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội: đó là vấn đề sống còn", AFP hôm nay 21.3 dẫn lời bà Celeste Saulo, Giám đốc cơ quan khí hậu thuộc WMO.WMO thống kê được bên cạnh các băng tần lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ diện tích 700.000 km2. Tuy nhiên, các sông băng đang biến mất nhanh chóng vì biến đổi khí hậu."Năm thủy văn 2024 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tất cả 19 vùng sông băng của thế giới trải qua tình trạng hao hụt ròng", WMO bổ sung.Tổng cộng 19 vùng sông băng mất đi 450 tỉ tấn khối, dựa trên dữ liệu của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS).2024 là năm có mức độ nghiêm trọng xếp thứ 4 trong lịch sử, còn năm tệ nhất là năm 2023.Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng các sông băng đang bị hao hụt chưa từng có mang đến nguy cơ cho các hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước.Cụ thể, các sông băng bị thu hẹp đang đe dọa nguồn thực phẩm và nước của 2 tỉ người trên thế giới. 2/3 diện tích nông nghiệp canh tác trên toàn thế giới nhiều khả năng bị ảnh hưởng do sông băng thoái lui.Bên cạnh các nước đang phát triển, nhóm những nước phát triển cũng không thoát nguy cơ. Ví dụ, tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã bị hạn hán từ năm 2000, và nhiệt độ gia tăng đồng nghĩa lượng mưa cũng tăng theo, dẫn đến nước hao hụt nhanh hơn so với tuyết trên núi và khiến nạn hạn hán thêm nghiêm trọng.