Thắm tình đoàn kết giữa Quân khu 7 với đồng bào tôn giáo
Những ngày qua, nhiều giao lộ ở TP.HCM bị ùn xe, đặc biệt tình trạng người dân phải dừng chờ đèn đỏ kéo dài xảy ra liên tục tại các tuyến đường khu trung tâm. Trên mạng xã hội, nhiều người than thở mệt mỏi vì kẹt xe, dừng chờ đèn đỏ lâu. Lý giải việc này, Sở GTVT TP.HCM cho hay, kể từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, Sở GTVT nhận thấy ý thức người tham gia giao thông được nâng cao, tình trạng lưu thông không tuân thủ theo hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, rẽ phải khi đèn đỏ tại giao lộ không có đèn cho phép rẽ phải)… đã hạn chế rất nhiều. "Tuy nhiên, với mật độ lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao, bề rộng mặt đường nhiều nơi hẹp dẫn đến phương tiện dừng chờ kéo dài", đại diện Sở GTVT nhìn nhận.Do đó, ngoài việc điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông linh động, Sở GTVT đang tổ chức rà soát để xem xét triển khai lắp đặt bổ sung các đèn tín hiệu giao thông cho phép một số phương tiện tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái hoặc cho phép các phương tiện tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái (đèn mũi tên) tại một số giao lộ trên địa bàn quản lý, nhằm hạn chế tình trạng lượng phương tiện dừng chờ kéo dài.Sở GTVT cho hay, đơn vị đang quản lý 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông (bao gồm: 794 chốt đèn hoạt động chế độ xanh, đỏ, vàng và 256 chốt đèn hoạt động chế độ chớp vàng (bao gồm đèn năng lượng mặt trời). Trong đó, 843 chốt đèn hoạt động độc lập, 227 chốt đèn hoạt động kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển.Công tác vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông do Sở GTVT quản lý thời gian qua đã được quản lý, bảo trì thường xuyên, kịp thời phát hiện, sửa chữa, thay thế thiết bị, vật tư, khắc phục các sự cố liên quan đến hoạt động của hệ thống đảm bảo hệ thống đèn hoạt động ổn định.Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT cho hay, về hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông có lúc vẫn còn xảy ra tình trạng sự cố (bao gồm: mất nguồn cung cấp điện, hư hỏng thiết bị tủ điều khiển, hư hỏng đèn…) dẫn đến khó khăn cho người tham gia giao thông.Đơn vị này cũng thông tin, hệ thống đèn tín hiệu giao thông kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển thì luôn có người theo dõi tình hình hoạt động của hệ thống, kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh thời lượng đèn phù hợp với từng thời điểm lưu lượng xe.Đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoạt động độc lập, thời lượng đèn tín hiệu giao thông được thiết lập nhiều khung thời gian khác nhau trong ngày.Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian cao điểm trong ngày, các lực lượng: CSGT, công an khu vực, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ… tham gia điều chỉnh hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông, góp phần giảm ùn ứ giao thông trên địa bàn TP.HCM.Ngoài ra, để giảm ùn ứ giao thông thông, Sở GTVT đang thí điểm ứng dụng công nghệ (AI) trong hoạt động của đèn tín hiệu tại nút giao Hàng Xanh, ngã 5 Đài liệt sẽ, giao lộ Ung Văn Khiêm, Nguyễn Gia Trí; điều khiển giao thông tự động cho trục Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ."Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiếp tục xem xét mở rộng việc ứng dụng công nghệ AI trong điều khiển đèn tín hiệu giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, trung tâm TP, các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông", đại diện Sở thông tin.Sở GTVT đang thực hiện công tác quản lý, bảo trì, vận hành đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông và chia sẻ dữ liệu hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho Công an TP để vận hành, xử phạt vi phạm... theo quy định.Hai đứa bé bán kem giúp đỡ mẹ gây sốt cộng đồng mạng
10 cá nhân được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2024 gồm:1. Sùng A Cải (28 tuổi, dân tộc Mông, ở Hà Nội), người sáng lập Hệ sinh thái Rừng và Em. Chương trình hỗ trợ một phần sinh hoạt phí giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người thụ hưởng tập trung hơn vào học tập và phát triển bản thân. Kết quả: 8 học sinh trung học và 1 sinh viên đại học được nhận trọn gói chương trình học đến hết chuyên nghiệp; hơn 100 bạn được định hướng nghề nghiệp, học tiếng Anh và tham gia trải nghiệm. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian sống xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua các sản phẩm từ rừng.2. Hoàng Công Minh (28 tuổi, ở Đắk Lắk), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu khu vực Tây nguyên.Anh Minh là người triển khai nhiều dự án hỗ trợ người khó khăn, trong đó có chương trình "Tủ sữa mẹ miễn phí" nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ em sinh non do không may mẹ qua đời hoặc không có sữa; dự án Ngân hàng máu sống với hơn 1.000 thành viên thường trực hỗ trợ hàng nghìn lượt bệnh nhân.3. Đỗ Ngọc Hà (37 tuổi, ở TP.HCM), Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp hoa từ tâm Hóc Môn (TP.HCM).Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn, trong đó có mô hình "Tri ân người thầm lặng", hỗ trợ suất ăn nóng và nước suối (1 tuần/3 ngày, từ 30 - 50 suất/ngày) cho công nhân vệ sinh trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.4. Vũ Thị Hải Anh (24 tuổi, ở Hà Nội), là thanh niên khuyết tật, Phó chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên khuyết tật Việt Nam; Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa đá Nhân văn. Là người có nhiều mô hình sáng tạo giúp người khuyết tật, trong đó có dự án "Hành chính công trực tuyến cho người khuyết tật", giúp hàng trăm người khuyết tật trên cả nước tiếp cận tài liệu miễn phí; mở lớp học "Thuyết trình tự tin", tăng cường kỹ năng thuyết trình, giúp sinh viên tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng…5. Huỳnh Minh Chín (50 tuổi), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Anh Chín khởi xướng mô hình "Chuyến xe nhân ái, hành trình vì sức khỏe cộng đồng", năm 2024, đã triển khai hơn 89 chuyến xe nhân ái đến khắp mọi miền đất nước vì sức khỏe của cộng đồng; đến rất nhiều nơi để khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng, cấp phát thuốc, phát thuốc điều trị miễn phí và tặng quà miễn phí, phát tờ rơi tuyên truyền các bệnh thường gặp với tổng số tiền thuốc và quà hơn 21 tỉ đồng. 6. Thạch Ngọc Hải (22 tuổi, ở Đồng Tháp), người sáng lập dự án Cho em.Anh Hải là thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - Đồng Tháp, tham gia hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng của nhóm với tổng giá trị mang lại cho cộng đồng khoảng 5 tỉ đồng.7. Phùng Quang Trung (28 tuổi, ở Hải Dương), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline phục dựng ảnh liệt sĩ.Hằng năm nhóm của anh Phùng Quang Trung phục dựng hàng nghìn bức ảnh, nhân dịp 27.7; xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.8. Lê Nguyễn Bảo Ngọc (23 tuổi), Hoa hậu Liên lục địa năm 2022, là người sáng lập và quản lý chương trình Gen Zero - Thanh niên Vì phát triển bền vững. Chương trình phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy thanh niên tham gia 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, tập trung vào "Hành động về khí hậu". 9. Nguyễn Bình Nam (45 tuổi, ở Đà Nẵng), kỹ sư điện, hiện công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, TP.Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau "Xây trường trên núi". 11 năm qua, anh Nam và cộng sự đã triển khai 18 ngôi trường tại vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi, với tổng chi phí hơn 7 tỉ đồng. 10. Katrin Kandel (66 tuổi), Tổng giám đốc thiện nguyện của tổ chức Facing The World, hoạt động ở Việt Nam từ 2008. Tổ chức này đã phẫu thuật dị tật sọ mặt cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, đào tạo các bác sĩ Việt Nam cả trong nước và cung cấp học bổng nước ngoài, quyên tặng thiết bị y tế hiện đại cho Việt Nam trị giá hàng triệu USD.
Chỉ đội bóng cũ của Kiatisak và Hà Nội đủ chuẩn dự giải châu Á, nhiều CLB bị phạt
Ngoài những chia sẻ về sản phẩm âm nhạc kết hợp cùng Neko Lê mang tên Liều thuốc cho trái tim, trong chương trình ON TRENDING, ca sĩ Tăng Phúc còn lầy lội bộc lộ tài giả giọng một số người nổi tiếng. Chưa kể, trước thách thức của Neko Lê, nam ca sĩ còn tranh thủ khoe khả năng làm MC đám cưới khiến mọi người được phen cười không ngớt. Mời khán giả cùng theo dõi cuộc trò chuyện của bộ đôi nghệ sĩ trong chương trình ON TRENDING, được phát sóng trên các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27 tháng 1 năm 2025, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đánh chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Miền nhớ
Mới đây, trên các nền tảng mạng xã hội bắt đầu chia sẻ bản cam kết lấy chồng của một nhân vật ký tên là Lê Thị Nhung (31 tuổi) đến từ Thanh Hóa.Trong tờ cam kết lấy chồng này có nội dung: "Kính gửi bố mẹ. Con là Lê Thị Nhung, sinh năm 1994. Con gái bất hiếu 30 năm qua vẫn để bố mẹ phải chăm sóc, lo lắng… năm Ất Tỵ, con làm đơn này xin hứa với bố mẹ từ giờ đến cuối năm nay con sẽ lấy chồng. Nếu con không giữ lời hứa thì sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước gia đình và dòng họ và từ chối sang tên 2 mảnh đất 250 mét vuông".Nhiều chàng trai thấy bản cam kết này liền xin "vé" làm quen. Bên cạnh đó, không ít cô gái thấy vô cùng thích thú và cũng bắt đầu nghĩ đến chuyện viết cam kết lấy chồng trong năm nay.Nguyễn Thị Trúc Anh, làm việc tại đường Cách Mạng Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết khá ấn tượng với bản cam kết này: "Dù không biết thực hư thế nào nhưng mình thấy khá thích thú và hài hước. Mình năm nay vừa tròn 30 tuổi, cũng chưa dẫn mối nào về cho ba mẹ nên mỗi ngày tết hơi đau đầu với câu hỏi bao giờ lấy chồng. Chắc kiểu này mình cũng sẽ làm bản cam kết này cho ba mẹ yên tâm".Trúc Anh đã chia sẻ bản cam kết này trên trang cá nhân của mình với dòng trạng thái: "Con cũng cam kết ba mẹ nhé! Sẽ lấy chồng trong năm nay ạ. Ba mẹ đừng lo nữa nhé. Nếu con không thực hiện lời hứa theo bản cam kết thì mọi chuyện do ba mẹ tùy quyền quyết định".Dù chia sẻ như vậy nhưng Trúc Anh nói: "Thú thật là chưa có người yêu, nhưng cứ cam kết như vậy. Vừa là cam kết với ba mẹ mà cũng là với chính bản thân mình. Năm nay nữa thôi, không lông bông nữa mà phải nghiêm túc tính chuyện chồng con thôi, để lớn tuổi quá thì càng khó hơn nữa". Nguyễn Thị Thu Thảo (28 tuổi), quê tại tỉnh Phú Yên, làm việc tại H.Bình Tân, TP.HCM, thì bày tỏ: "Chị này quá đỉnh, dám viết cả bản cam kết như thế này. Nhưng mà mình cũng được truyền động lực, đang rủ mấy đứa trong hội FA lâu năm cùng viết cam kết này đây. Chưa biết làm được không (tức cưới chồng trong năm nay – PV) nhưng mà thấy cái này khá hay, chắc sẽ thành trào lưu viết cam kết lấy chồng thôi".Thảo cho biết làm công nhân nên cuộc sống không dư dả gì nhiều, chính vì thế cũng chưa dám nghĩ đến chuyện lấy chồng. Thảo chia tay bạn trai cách đây hơn 1 năm nhưng vẫn chưa muốn có bạn trai lại. Lý do là: "Tuổi này rồi giờ có người yêu thì kiểu gì cũng bị hối cưới. Khi nào tìm được người yêu có công việc ổn định, thu nhập tốt hơn mình thì lúc đó mới tính tiếp. Nhưng đầu năm đi xin lộc thấy đường tình duyên thuận lợi, có khi lấy chồng cũng không chừng. Nên mình mới mạnh dạn rủ mấy đứa bạn viết cam kết lấy chồng theo trào lưu mới nổi này".Phan Thị Thương (31 tuổi), ngụ tại P.Hương Phong, Q.Thuận Hóa, TP.Huế, đọc được bản cam kết lấy chồng như đúng nỗi lòng của ba mẹ mình. Thương kể: "Ba mình lướt mạng xã hội thấy bản cam kết này liền bảo "nhìn con gái nhà người ta này. Bao giờ con gái của mình cũng cam kết vậy nhỉ". Nghe vậy mình liền nói liều "con cũng cam kết với ba mẹ, năm nay sẽ dẫn rể về nhà". Cam kết liều vậy thôi chứ chồng ở đâu dẫn về thì chưa biết đây".Thương rất kỳ vọng vào năm con rắn này: "Năm con rồng không lấy được chồng nên hy vọng năm con rắn sẽ nhiều may mắn hơn. Chuyện chồng con là do duyên số, nhưng sợ ba mẹ đợi lâu thấy con cái nhà người ta có chồng con hết rồi còn con gái của mình vẫn chưa dẫn ai về thì rất lo. Hơn nữa ba mẹ cũng sẽ khó xử khi đi ra ngoài ai cũng hỏi sao con gái chưa lấy chồng. Thật lòng mình cũng mong sớm tìm được người phù hợp để cưới trong năm nay, vì tuổi xuân của con gái cũng qua rất nhanh".Cô Nguyễn Thị Thanh, mẹ của Thương nói: "Cũng mong con gái sớm tìm được nơi để yên bề gia thất. Nhưng cũng không muốn tạo quá nhiều áp lực cho con, sợ con nóng vội rồi chọn đại một người không hợp, như thế sau này con gái mình sẽ khổ. Nhưng thấy con nói năm nay cam kết sẽ dẫn rể về, nghe thế cũng mừng lắm".