TLBB2 VNG: Phái cận chiến xoay chuyển giang sơn tại Phiên bản mới Tứ Đại Thiên Long
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.Cẩm nang tuyển sinh 2023 đang phát hành ở hệ thống nhà sách
Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, báo cáo về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ "tinh, gọn, mạnh", hoạt động "hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" (thông qua đề án còn 13/19 sở, đầu mối bên trong các sở giảm 21,8%, đầu mối bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 18,5%).Tỉnh Quảng Nam kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất cho địa phương xây dựng danh mục dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược trong việc phát triển, xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai (khoảng 11.000 tỉ đồng, đầu tư hạ tầng khu đông sân bay) và cảng biển Quảng Nam (khoảng 6.400 tỉ đồng); kiến nghị nâng cấp, mở rộng QL40B, QL4B, QL14D. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện "Cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Nam". Trong đó, cho phép UBND tỉnh Quảng Nam lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án đầu tư luồng Cửa Lở và Trung tâm logistics container Chu Lai; sớm hình thành trung tâm logistics đa phương tiện tại Chu Lai và xây dựng cảng biển Quảng Nam trở thành trung tâm cảng biển - dịch vụ logistics container của khu vực miền Trung - Tây nguyên.Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những kết quả Quảng Nam đạt được trong năm 2024, đặc biệt là nỗ lực trong tăng trưởng, an sinh xã hội, hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Theo Thủ tướng, Quảng Nam có nhiều điểm đặc thù, cần phải khai thác; năm 2025 phải đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng lưu ý hạ tầng của Quảng Nam hiện đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện; sân bay, bến cảng, cao tốc đều có nhưng chưa khai thác tối ưu. Toàn bộ phần ven biển về phía đông phải để cho sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn thiếu... "Nên nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, làm việc nào ra việc đó, không dàn trải, giữ đúng nguyên tắc xuyên suốt, kiên định, kiên trì. Phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong phục vụ, đổi mới sáng tạo", Thủ tướng yêu cầu.Về các kiến nghị của Quảng Nam, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm logistics Chu Lai, đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ. Nhìn chung địa phương và các bộ, ngành đang triển khai các nhiệm vụ được giao, song còn chậm; cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, tập trung trong thời gian tới. Về xã hội hóa Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh phải chủ trì theo thẩm quyền, đề nghị trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm đất đai, kêu gọi nhà đầu tư theo phê duyệt của Bộ GTVT. Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý Quảng Nam phải xây dựng hệ sinh thái sân bay, đô thị sân bay tương ứng sân bay 4F. "Thẩm quyền là ở UBND tỉnh Quảng Nam, vướng đất quốc phòng thì trao đổi với Bộ Quốc phòng. Trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm việc này, sau khi giải quyết dứt điểm đất đai này rồi thì kêu gọi các nhà đầu tư dựa vào phê duyệt của Bộ GTVT. Làm càng sớm càng tốt", Thủ tướng nhấn mạnh.Sáng cùng ngày, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Mẹ VN anh hùng, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Nhà bia ghi danh liệt sĩ quê Thanh Hóa trong khuôn viên Tượng đài Mẹ VN anh hùng.Sáng 8.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, tham quan khu phức hợp cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải của Tập đoàn Trường Hải (Thaco) tại xã Tam Hiệp (H.Núi Thành, Quảng Nam). Thủ tướng mong muốn thời gian tới Thaco tiên phong trong đổi mới, cải tiến hoạt động của doanh nghiệp; phải tăng tốc, bứt phá cùng với đất nước... Thủ tướng đề nghị Thaco nghiên cứu để sản xuất toa tàu, đường sắt tốc độ cao. Về đề xuất của Thaco trong việc đầu tư dự án tuyến luồng Cửa Lở cho tàu 50.000 tấn vào cảng Chu Lai, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc, chủ trương và giao Bộ GTVT làm các thủ tục.
Giải golf trung niên 2024: Tuổi tác không là vấn đề!
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) đại diện 180 công ty kinh doanh lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, nhận xét quan hệ ASEAN-Mỹ đang duy trì bền bỉ suốt 47 năm qua và tiếp tục mở rộng ở mức độ chưa từng có sau khi nâng cấp qua quan hệ vào năm 2022. Ông Osius cho hay sau khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022, Mỹ đẩy mạnh nỗ lực hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực kỹ thuật số, không gian mạng, y tế, môi trường và khí hậu, năng lượng, vận tải và trao quyền cho phụ nữ, trong khi mở rộng các kênh đối thoại sẵn có về đối ngoại, kinh tế và quốc phòng.Theo Chủ tịch USABC, với tổng GDP toàn khối 3.600 tỉ USD và gần 700 triệu người, Đông Nam Á là đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ tư của nước này. Năm ngoái thương mại song phương được sự thúc đẩy từ hàng hóa sản xuất và công nghệ cao lần đầu đạt đến ngưỡng 500 tỉ USD. Đầu năm nay, số liệu của quý 1 năm 2024 cho thấy Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đông Nam Á, với giá trị hàng hóa 67,2 tỉ USD.Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào khu vực Đông Nam Á đạt 480 tỉ USD, cao gấp đôi so với tổng đầu tư vào các thị trường Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. ASEAN còn là đối tác then chốt của Mỹ trong việc tạo ra các chuỗi cung ứng bền bỉ: 6 thành viên ASEAN chiếm gần 16% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu của linh kiện điện tử. Để so sánh, vùng lãnh thổ Đài Loan chiếm 7% số linh kiện điện tử xuất khẩu toàn cầu, Hàn Quốc (6%) và Nhật Bản (4%), theo báo cáo ASEAN Matters for America/America Matters for ASEAN của USABC và các đối tác.Từng là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2014-2017), ông Osius đánh giá Việt Nam góp phần đáng kể cho mối quan hệ thăng hoa giữa ASEAN và Mỹ. Kể từ khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9.2023, hợp tác song phương mở rộng khắp mọi lĩnh vực then chốt. "Việt Nam giờ đây là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN và lớn thứ 8 trên toàn cầu, và Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng trỗi dậy trở thành điểm đến của luồng đầu tư đến từ Mỹ, không chỉ giới hạn trong khu vực ASEAN mà còn mở rộng ở tầm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", theo Chủ tịch USABC.Trả lời Thanh Niên, ông John Goyer, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ (trụ sở Washington D.C), Việt Nam lâu nay vẫn tập trung phát triển nguồn nhân lực và cần tiếp tục trong thời gian tới để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt từ Mỹ. Ông Goyer là người phụ trách các cuộc đối thoại và diễn đàn song phương để thúc đẩy tăng cường quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á, cũng như theo dõi tác động của căng thẳng thương mại đối với các chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại trong khu vực"Trong bối cảnh các công ty tìm kiếm nơi xây dựng những trung tâm dữ liệu hoặc nhà máy sản xuất chất bán dẫn, họ muốn vận hành những nơi này bằng năng lượng sạch, xanh hoặc năng lượng tái tạo. Ở nhiều trường hợp, áp lực này đến từ các cổ đông. Và tôi cho rằng trong khi Việt Nam thực sự có tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn ở mức đáng kinh ngạc, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lượng tiêu thụ than đá. Vì thế Việt Nam cần tìm cách giải quyết những vấn đề năng lượng này", theo ông Goyer. Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ cũng cho biết các công ty Mỹ có nhiều cơ hội cung cấp công nghệ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều thách thức cần giải quyết, chẳng hạn như cần tạo điều kiện để môi trường đầu tư thông thoáng hơn cả ở Mỹ lẫn Việt Nam.Cuộc trao đổi với Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình tham quan và đưa tin về hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN-Mỹ do Phái bộ Mỹ tại ASEAN (trụ sở Indonesia) phối hợp Trung tâm Đông-Tây (trụ sở Hawaii) tổ chức vào cuối năm 2024.Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEANPhòng Thương mại Mỹ cho biết đại diện gần 3 triệu doanh nghiệp Mỹ trên toàn cầu, trong đó hơn 6.200 công ty Mỹ hoạt động tại Đông Nam Á với khoảng 1 triệu lao động tại các địa phương. Tất cả 50 tiểu bang Mỹ đều xuất khẩu đến ASEAN, tạo điều kiện việc làm cho 625.000 lao động tại Mỹ. Hơn 96% số doanh nghiệp mà Phòng Thương mại Mỹ đại diện là doanh nghiệp nhỏ dưới 100 nhân viên. Còn Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đại diện hơn 180 công ty lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, có văn phòng tại Việt Nam. Đây cũng là tổ chức duy nhất có trụ sở tại Mỹ được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN.
“Tuyệt đối không chủ quan là chó mèo mình nuôi đã được tiêm phòng đầy đủ thì sẽ không bị mắc bệnh dại. Hiện nay, chưa có bằng chứng nào khẳng định chó mèo đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vắc xin chỉ hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, ngay khi bị những con vật trên cắn, nạn nhân phải xử trí tại chỗ vết thương và đến ngay cơ sở y tế thăm khám và tiêm phòng”, bác sĩ Khanh lưu ý.
Star Gaming khai trương cơ sở thứ 3 phô diễn 100 PC cấu hình cực khủng
Ngày 14.3, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với các địa phương (Đồng Nai, TP.HCM và Long An) về tiến độ thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Bến Lức - Long Thành. Cuộc họp diễn ra tại trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai.Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đối với dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, công tác giải phóng mặt bằng gần xong, chỉ còn khoảng 0,3 km (2,86 ha với hơn 60 hộ dân), dự kiến hoàn thành bàn giao trong tháng 5. Nguồn vật liệu xây dựng như đất đắp nền, đá dự án cần còn lại không lớn, đến nay cơ bản đã xác định nguồn cung.Còn dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai (dự án thành phần 1 và 2) đang gặp khó khăn cả về mặt bằng lẫn vật liệu xây dựng.Cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được yêu cầu, các khu tái định cư còn chậm, các hạ tầng kỹ thuật (đường điện, nước…) cũng chậm triển khai di dời, việc này ảnh hưởng đến tiến độ dự án.Về vật liệu xây dựng, dự án thành phần 1 còn thiếu 1,6 triệu m3 đất đắp và 0,6 triệu m3 đá; dự án thành phần 2 còn thiếu 2,9 triệu m3 đất đắp và gần 0,8 triệu m3 đá.Theo Bộ Xây dựng, dự án thành phần 1 và 2 của cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có thể hoàn thành trong năm 2025 nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Đó là, UBND tỉnh Đồng Nai hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật trước ngày 30.3; hoàn thành công tác cấp phép khai thác các mỏ đất đắp nền đường đủ trữ lượng phục vụ cho dự án trước ngày 15.3; hoàn thành công tác phân khai nguồn đá cho dự án để kịp thời đáp ứng nhu cầu đá xây dựng.Còn dự án thành phần 3 (đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu) lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết không có khó khăn, vướng mắc gì; có thể đáp ứng thông xe kỹ thuật vào ngày 30.4 và đảm bảo hoàn thành trong tháng 6 năm nay.Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác giải phóng mặt bằng phải công tâm, minh bạch, công bằng, vô tư, đồng thời phải quan tâm tháo gỡ khó khăn, thắc mắc của người dân. Làm phải nhanh chóng, dứt khoát, khi người dân đồng ý giao đất, tài sản trên đất phải san mặt bằng ngay.Đối với việc thiếu hụt vật liệu xây dựng, Phó thủ tướng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu có thể cho phép vừa hoàn thiện thủ tục vừa khai thác để đảm bảo tiến độ dự án. Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng nhấn mạnh: "Chỉ được lấy vật liệu đó làm công trình cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, không bán ra ngoài, không thi công công trình khác".Tại cuộc họp, ông Hồ Văn Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nói rằng về mặt bằng, tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác vận động bà con giao đất, cố gắng thúc đẩy nhanh tiến độ. Nhưng về phía các nhà thầu thì chưa tăng tốc đẩy nhanh tiến độ. "Qua kiểm tra trên công trường, chúng tôi nhận thấy các nhà thầu (trừ Lizen) chưa huy động máy móc, thiết bị, nhân sự thi công như trong năng lực hồ sơ dự thầu. Chưa thực hiện đúng tinh thần 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa theo chỉ đạo của Thủ tướng", ông Hồ Văn Hà nói.Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho hay hiện đơn vị chức năng đã nhắc nhở các nhà thầu, nếu thời gian tới vẫn không thay đổi sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Ông mong rằng trong thời gian tới các nhà thầu quyết liệt hơn nữa trong thi công, công trình trọng điểm thì cũng phải thi công trọng điểm để xứng tầm.