RUBIN Gaming – 'Lá phong' độc đáo của cộng đồng game thủ Bình Dương
10 năm liền vô địch giải bóng đá sân 7 sinh viên Hà Nội (từ 2012 - 2022).Tesla thu hồi hơn 2 triệu ô tô để sửa lỗi tự lái
Tại AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã không thể chọn Mỹ Đình là sân nhà do nơi đây đã nhận lời tổ chức các sự kiện âm nhạc.Điều này đã khiến nhiều CĐV khá bất ngờ. Nhưng mọi người nhanh chóng quên đi Mỹ Đình khi đội tuyển Việt Nam toàn thắng tại sân Việt Trì, bao gồm chiến thắng 1-0 trước Indonesia, 5-0 trước Myanmar tại vòng bảng, thắng Singapore 3-1 tại bán kết và đánh bại Thái Lan 2-1 ở chung kết lượt đi.Dù sức chứa nhỏ hơn Mỹ Đình, nhưng sân Việt Trì vẫn tạo nên những cảm xúc bùng nổ, với hàng ngàn CĐV sẵn sàng thức đêm để xếp hàng chờ mua vé và "cháy" hết mình để cổ vũ thầy trò HLV Kim Sang-sik bất chấp trời có mưa.Vào ngày 25.3 tới, đội tuyển Việt Nam sẽ mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 bằng cách tiếp đón đội tuyển Lào trên sân nhà. Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ chọn vào miền Nam thi đấu.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam sẽ chọn sân Bình Dương làm sân nhà ở trận gặp Lào. Đây là điều dễ hiểu khi sân Thống Nhất đang cải tạo có sức chứa rất hạn chế trong khi sân Bình Dương có sức chứa lớn gần 2 vạn chỗ ngồi.Ngoài mặt cỏ được chăm sóc tốt, sân Bình Dương (tên cũ là sân Gò Đậu) còn được tập đoàn Becamex IDC liên tục nâng cấp, giúp sở hữu hệ thống phòng chức năng và phòng thay đổi khang trang, hiện đại hàng đầu Việt Nam, đạt chuẩn AFC.Được biết, VFF trước mắt chọn sân Bình Dương cho trận đấu vào tháng 3. Còn 2 trận sân nhà còn lại của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 gặp Nepal (9.10) và đặc biệt là trận cuối cùng tiếp đón đối thủ lớn nhất bảng F là Malaysia (31.3.2026) vẫn chưa xác định địa điểm thi đấu.
Giá cà phê tiếp tục đà tăng
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé xóm ve chai (hẻm 184, đường Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh) để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động nghèo khi tết đến xuân về. Trong những câu chuyện mưu sinh đầy vất vả, chúng tôi xúc động và khâm phục khi chứng kiến tình bạn thiêng liêng và lòng nhân hậu sáng lên giữa xóm nghèo ấy. Đó là câu chuyện của bà Lê Thị Ánh Mai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cảnh (57 tuổi, bị tai biến); 2 mảnh đời gắn bó, nương tựa nhau giữa muôn vàn khó khăn.Chúng tôi theo chân mọi người vào phòng trọ nhỏ của bà Mai và bà Cảnh. Trước cửa, ve chai, bìa carton chất đống. Diện tích phòng khoảng 10 m2, được lợp bằng tôn cũ rách nát, xộc xệch; còn sàn nhà lót bằng những tấm bạt chồng lên nhau. Bên trong, áo quần, xoong nồi treo ngổn ngang; đa phần đều là đồ cũ người ta cho hoặc 2 bà nhặt về tái sử dụng. Giá thuê trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Bà Cảnh không có gia đình, sống lay lắt qua ngày. Còn bà Mai chia tay chồng sớm, sống với mẹ và 2 người con. Hiện, con cái của bà Mai đã lập gia đình và cũng làm nghề nhặt ve chai.Thắc mắc về cơ duyên 2 người gặp nhau, bà Mai tâm sự, đó là năm 1995. Trong lúc đi nhặt ve chai gần nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) thì bà Mai thấy bà Cảnh ngủ ở vỉa hè nên tới bắt chuyện, làm quen. 3 tháng sau, bà rủ bà Cảnh về thuê phòng trọ ở chung.“Tôi thấy Cảnh không nơi nương tựa, lang thang ngủ ngoài đường, nhiều khi bị người ta đuổi, thương lắm. Cả tôi và bà ấy đều đồng cảnh nghèo, nên tôi mới ngỏ lời rủ bà về mướn trọ ở chung. Tuy nghèo nhưng có nhau, vậy mà vui”, bà Mai cười nói.Khoảng 6 năm trước, bà Cảnh bị tai nạn rồi dẫn đến tai biến. Từ đó, trí nhớ suy giảm, nói chuyện đứt quãng, khó khăn. Bà Cảnh dần quên đi nhiều thứ, kể cả quá khứ của chính mình; nhưng lạ thay, trong trí nhớ chắp vá ấy, bà Cảnh vẫn nhớ rõ bà Mai và 2 đứa con của bà Mai.Thỉnh thoảng, có hàng xóm qua hỏi thăm hay buông một câu đùa, bà Cảnh bật cười híp mắt; tay vung loạn xạ, nói không tròn câu nhưng ánh mắt ánh lên sự háo hức như đang giải thích cho mọi người hiểu điều gì đó.Ngoài bệnh tai biến, trí nhớ suy giảm, bà Cảnh còn bị bệnh tim, tiểu đường, tay phải bị liệt. Mỗi tháng tốn 700.000 đồng tiền thuốc men. Bà Mai là người hỗ trợ bà từ ăn uống, đến sinh hoạt cá nhân.Đều đặn mỗi ngày từ 7 giờ - 10 giờ và từ 20 giờ - 23 giờ; trên chiếc xe lăn do nhà hảo tâm tặng, bà Mai lại lặng lẽ đẩy bà Cảnh đi khắp các con hẻm ở Q.Bình Thạnh để nhặt ve chai mưu sinh.Hỏi về những khó khăn khi đi nhặt ve chai kiếm sống, bà Mai nói cực nhất là những ngày nắng gắt. Chỉ cần đẩy bà Cảnh đi khoảng 30 phút, đôi chân bà Mai đã rã rời, thở dốc như đứt hơi, phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng dù nhọc nhằn, bà vẫn kiên trì, vì không thể để bà Cảnh ở nhà một mình.Trung bình mỗi ngày bà Mai lượm ve chai kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bà Mai dè sẻn chi tiêu. Bà thường chọn nấu ăn ở nhà và định mức chi tiêu một ngày không quá 50.000 đồng. Còn ngày nào không kiếm được tiền, bà Mai sẽ đi khắp nơi xem chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho bà Cảnh.“Cảnh thích ăn cá, tôi thường kho thật mặn rồi ăn được 2 ngày. Lúc nào được người ta cho thêm 5.000 - 10.000 đồng thì mình chiên cá ăn được 1 ngày”, bà Mai tâm sự.Bà Mai chia sẻ, dù rất yêu thương nhau nhưng đôi khi 2 người cũng cãi nhau vì không hiểu ý. Tuy nhiên, 2 người không bao giờ giận nhau quá một ngày. “Hồi xưa người này lớn tiếng, người kia sẽ biết cách làm ngơ cho qua chuyện. Ở với nhau mấy chục năm không để bụng nhau hoài được. Mấy năm nay bà ấy bệnh, mình thương. Nhiều khi bực bội nhưng tôi không dám mắng, mình phải nhường nhịn một chút, lâu lâu tôi hay pha trò cho nhà cửa vui vẻ", bà Mai nói.Hỏi bà Mai kỷ niệm nào khiến bà nhớ nhất? Bà Mai nhìn sang bà Cảnh, rưng rưng nước mắt. Bà Mai nghẹn lại rồi nói, tuy 2 người không phải ruột thịt nhưng có duyên gần nửa đời người và bà xem bà Cảnh như em ruột.“Hồi đó, khi còn khỏe, 2 tụi tui cùng nhau đi nhặt ve chai, đồng lòng nuôi 2 đứa con của tui (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi). Mỗi ngày, chúng tôi đi nhặt ve chai, hai đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau. Nếu ai bệnh, người còn lại đi làm, gánh vác phần nặng hơn", bà Mai xúc động.Hỏi hàng xóm xung quanh, ai cũng biết hai bà không phải chị em ruột nhưng ở cùng nhau và thương nhau như gia đình. Bà Hồng (Q.Bình Thạnh) chia sẻ trong xóm ai cũng quý và ngưỡng mộ tình bạn của bà Mai và bà Cảnh. “Hai người ở với nhau lâu lắm rồi, 2 người rất yêu thương và đùm bọc nhau. Tôi rất cảm động với tình cảm và tinh thần vượt khó của gia đình họ”, bà Hồng bày tỏ.Bà Lương Thị Ngọc Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 17 (P.26, Q.Bình Thạnh), xác nhận gia đình bà Mai và bà Cảnh ở xóm ve chai thuộc diện khó khăn suốt nhiều năm qua.“Tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Mai. Dù gia đình khó khăn nhưng bà Mai rất chịu khó. 2 người không phải họ hàng, ruột thịt nhưng cưu mang, giúp đỡ nhau để sống. Hiện tại 2 bà nhặt ve chai, sống bằng tình yêu thương của cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của các sơ, hàng xóm và nhà hảo tâm”, bà Thúy thông tin.Như thông tin trước đó trong bài viết Tết cận kề xóm ve chai ở TP.HCM: 'Chỉ mong có được nồi thịt kho hột vịt', xóm ve chai có hơn 50 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khó. Họ bôn ba vào TP.HCM làm nghề nhặt ve chai, bán bé số... để sống qua ngày.Họ sống chen chúc nhau đến ngộp thở trong khu nhà trọ "ổ chuột" ẩm thấp, 4 vách lợp bằng tôn hầm hập và bí bách.Với tinh thần sẻ chia cho người lao động nghèo có một cái tết được đủ đầy và ấm cúng, ngày 27.1 (28 tết Ất Tỵ), Báo Thanh Niên cùng các nhà hảo tâm đến thăm và trao quà tết từ tấm lòng của bạn đọc và anh chị em bằng hữu.Tổng số tiền mặt và quà tặng đã trao có giá trị khoảng 400 triệu đồng đến các gia đình tại xóm ve chai (hay còn gọi là Xóm Ruộng, hẻm 184 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 7.3, giá vàng miếng SJC sụt giảm khi niêm yết mua vào 90,7 triệu đồng, bán ra 92,7 triệu đồng, giảm 300.000 đồng so với ngày hôm qua. Các công ty kinh doanh vàng như PNJ, Doji… niêm yết mua bán vàng miếng bằng giá với Công ty SJC. Chênh lệch mua bán vàng miếng tiếp tục giữ ở mức 2 triệu đồng/lượng.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại Công ty SJC cũng giảm giá mua vào 90,7 triệu đồng, bán ra 92,7 triệu đồng. Trong khi đó, Công ty PNJ giảm 200.000 đồng khi mua vào còn 91,5 triệu đồng, bán ra giữ nguyên 92,9 triệu đồng; Tập đoàn Doji mua vào 91,4 triệu đồng, bán ra 93 triệu đồng/lượng; Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào 91,6 triệu đồng và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra, xuống 93,1 triệu đồng... Vàng nhẫn tại các công ty bán ra tiếp tục cao hơn vàng miếng từ 300.000 - 400.000 đồng/lượng.Giá vàng thế giới tăng 4 USD, lên mức 2.908 USD/ounce. Nhà đầu tư có phần yên tâm sau khi thông báo từ Nhà Trắng về việc hoãn thuế 1 tháng đối với các nhà sản xuất ô tô bán ô tô tuân thủ Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). Thông báo này đã mang lại cho nhà đầu tư hy vọng rằng các khoản thuế mà Tổng thống Donald Trump công bố sẽ được hoãn thêm, từ đó giảm bớt tác động dự kiến đối với nền kinh tế Mỹ.
Ăn cá rô đồng, nhớ mưa…
Sau khi Nghị định 168 có hiệu lực từ 1.1.2025 với mức phạt cao gấp nhiều lần, ý thức của người dân khi tham gia giao thông đã tăng cao; tình trạng vượt đèn đỏ, leo lề,... đã giảm rõ rệtTuy nhiên, với lượng phương tiện lưu thông trong dịp cuối năm cùng mức phạt nặng với các trường hợp như xe máy leo lề, rẽ phải khi đèn đỏ,… đã khiến giao thông TP.HCM vốn đã ùn tắc nay lại càng nghiêm trọng hơn. Người dân có phần mệt mỏi khi di chuyển.Sau khi rà soát và được sự chấp thuận của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM đã triển khai lắp đặt 50 mũi tên màu xanh cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ trên địa bàn thành phố.Công tác lắp đặt mũi tên đã được tiến hành tại các giao lộ như Pasteur - Điện Biên Phủ (quận 3), Điện Biên Phủ - Phạm Ngọc Thạch (quận 3), Hai Bà Trưng - Điện Biên Phủ (quận 1),...Trên tuyến đường này, đèn cho phép rẽ phải đã được bổ sung nhưng tâm lý chung của người dân là chờ xanh hẳn rồi rẽ cho… chắc ăn.Trên đường Võ Thị Sáu (quận 3, TP.HCM), đèn cho phép rẽ phải đã có nhưng tâm lý chung của người dân là chờ xanh hẳn rồi rẽ cho… chắc ăn.Ông Nguyễn Văn Năm (70 tuổi), mưu sinh bằng nghề lái xe ôm chia sẻ những ngày qua, dường như trong hầu hết các khung giờ, việc đi lại cực kỳ chậm chạp. Quãng đường vẫn như vậy nhưng thời gian di chuyển kéo dài gấp đôi, có khi gấp ba.Cũng theo ông Năm, tại một số ngã tư, dù có biển cho phép rẽ đã được lắp nhưng nhiều người dân như ông vẫn "rén". "Hầu như tới đèn đỏ là người ta không dám quẹo phải. Tại quẹo rồi ai biết có cấm hay không cấm", ông Năm bày tỏ.Cũng theo chia sẻ của nhiều người, sáng cuối tuần tuy đông đúc nhưng vẫn đỡ chật vật hơn rất nhiều so với những ngày trong tuần. Một số người chia sẻ, cuối tuần chỉ khi có việc mới ra đường, một phần vì trong tuần đã quá mệt mỏi với việc di chuyển.