Trao tiền bạn đọc giúp các hoàn cảnh thương tâm
Một ngày đầu tháng 3, tại cửa hàng lắp đặt thiết bị định vị và camera hành trình trên đường Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình (TP.HCM), hàng chục ô tô xếp hàng chờ đợi đến lượt lắp đặt thiết bị camera hành trình. Anh Lê Văn Quyền, 46 tuổi, chủ xe 4 chỗ hiệu Hyundai, chia sẻ: "Tôi chở hàng kinh doanh tự do, ai thuê chở gì thì chở nấy. Bình thường thì chở người, nhưng lúc cần thì cũng chở đồ. Do thường xuyên di chuyển khắp nơi theo yêu cầu của khách nên tôi cũng lắp đặt thiết bị cảnh báo tốc độ cũng như vị trí nào có camera phạt nguội để cẩn thận hơn". Anh Quyền cho biết, chi phí gắn hết khoảng 1 triệu đồng. Chủ xe khác biển số 30E-055.xx cũng cho biết, từng bị phạt nguội 2 lần cách đây vài năm vì lỗi vượt đèn đỏ. Mức phạt cho hành vi này hiện lên hàng chục triệu đồng nên để phòng ngừa, anh đã trang bị thêm hệ thống cảnh báo để lái xe cẩn thận hơn. "Hiện nay, một số ứng dụng phổ biến như Google Map đều có tích hợp cảnh báo hạn chế tốc độ, tuy nhiên, mức độ chính xác chưa cao và không có cảnh báo camera phạt nguội. Tôi mua các thiết bị và phần mềm có thu phí vài triệu đồng nhưng an tâm hơn và cũng để mình lái xe cẩn thận hơn". Anh T.M.K, chủ xe biển số 50-028.xx, ngụ tại P.Cát Lái, TP.Thủ Đức, TP.HCM cũng vừa chi 4,5 triệu đồng để nâng cấp màn hình Android có tích hợp phần mềm Vietmap Live để cảnh báo tốc độ và camera phạt nguội. Trao đổi với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Ngọc Hùng, chủ một cửa hàng phụ kiện xe hơi trên đường Huỳnh Mẫn Đạt, Q.5, TP.HCM thừa nhận: "Từ ngày tăng mức phạt nguội các hành vi vi phạm giao thông, lượng khách đến lắp đặt thiết bị hành trình (tích hợp cảnh báo tốc độ và nơi có lắp đặt camera phạt nguội) tăng lên thấy rõ. Nếu như trước kia, chủ xe phải gắn thêm màn android cho xe hoặc HUD kính lái... với giá vài triệu đồng để được kèm thêm ứng dụng cảnh báo phạt nguội thì hiện nay có thêm nhiều phần mềm đã được tích hợp ngay trên điện thoại, hoặc Android box, hoặc màn hình zin của xe, giúp tiết kiệm chi phí hơn". Trên thị trường hiện có nhiều ứng dụng cài đặt trên điện thoại cảnh báo tốc độ và vị trí lắp đặt camera phạt nguội trên đường. Đơn cử như ứng dụng "phatnguoi" đang khá phổ biến hiện nay có tích hợp danh sách những địa điểm lắp đặt camera phạt nguội trên cả nước. Ứng dụng này còn cung cấp gói VIP với mức phí từ 129.000 đồng/tuần đến 1.199.000 đồng/năm, quyền lợi là được tự động thông báo (qua số zalo đăng ký) khi có phạt nguội, xem danh sách các điểm lắp camera phạt nguội. Trao đổi với Thanh Niên, một chuyên gia trong lĩnh vực phân phối thiết bị định vị, cho biết: "Có khá nhiều ứng dụng phát hiện camera phạt nguội lắp đặt trên đường, nhưng mỗi phần mềm có ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, Vietmap S1 có cảnh báo camera phạt nguội bằng giọng nói giúp cho người lái nhanh chóng chú ý và hoạt động độc lập không cần internet nhưng S1 thì không được cập nhật dữ liệu thường xuyên, thường là 3 - 4 tháng cập nhật 1 lần nên việc cảnh báo đôi khi sẽ bị chậm trễ so với thực tế, khiến cho người lái vẫn có khả năng "dính" biên bản phạt khá cao. Hơn nữa S1 thì lại không sử dụng được trên màn hình zin theo xe và Andorid box". Một ứng dụng khác là Navitel là ứng dụng dẫn đường tích hợp cảnh báo camera phạt nguội, cảnh báo vị trí giao cắt, góc cua nguy hiểm, biển báo giới hạn tốc độ và đường dành cho người đi bộ. Điểm mạnh của ứng dụng là cảnh báo từ xa, cung cấp thông tin theo từng mét. Tuy nhiên, Navitel không có thông tin rõ ràng về thời gian cập nhật dữ liệu, trong khi biển báo tốc độ và vị trí camera phạt nguội liên tục thay đổi, gây khó khăn cho người lái. Ứng dụng Carmap thì cung cấp đầy đủ thông tin về biển báo, cảnh báo camera phạt nguội và tốc độ cho phép, giao diện thân thiện, hỗ trợ điều khiển giọng nói, tối ưu lộ trình và theo dõi bản đồ. Tuy nhiên, tốc độ cập nhật dữ liệu của phần mềm này vẫn còn chậm, chưa đảm bảo độ chính xác.Dù vậy theo anh Hồ Hải, từng là quản trị một diễn đàn chuyên về ô tô, không có ứng dụng nào đảm bảo 100% mức độ chính xác. Ngay cả ứng dụng dẫn đường phổ biến như Google Map cũng nhiều lúc đưa người sử dụng vào những con đường cấm, đường cụt, hay là đi thẳng ra bờ sông. Với nhu cầu lắp đặt thiết bị cảnh báo tăng cao, các nhà phân phối thiết bị định vị đang hưởng lợi. Tuy nhiên, với người lái xe thì quan trọng nhất vẫn là chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Nếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của thiết bị thì cũng sẽ gặp những sai sót như thường.Được mùa bưởi Phúc Trạch, bà con thu gần 600 tỉ đồng
Theo chị Thư, mặt bằng kinh doanh quần áo có diện tích 180 m2, với giá thuê hơn 60 triệu đồng/tháng. "Dù chủ nhà đã giảm một ít, nhưng với tình hình kinh doanh quần áo hiện nay vẫn không đủ lợi nhuận bù qua. Nếu tình hình này kéo dài thì việc trả mặt bằng sẽ là chuyện sớm hay muộn mà thôi", chị Thư nói.
Mưa sao băng đầu tiên năm 2024 người Việt được ngắm tối nay có gì đặc biệt?
Từ khi tốt nghiệp THPT vào năm 2017, Huỳnh Châu Nhật Minh (25 tuổi), sinh sống tại 869 Âu Cơ, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM, đã quyết định theo đuổi con đường nghề trang điểm cô dâu. Trang điểm tự do không giống như các công việc văn phòng hay những nghề nghiệp khác với chế độ lương, thưởng tết cố định, mà Minh phải tự lập kế hoạch và tìm kiếm khách hàng để duy trì thu nhập.Minh cho biết công việc trang điểm tự không có thu nhập ổn định theo tháng, mà thay vào đó là sự biến động phụ thuộc vào mùa vụ cưới hỏi. Trung bình mỗi tháng, Minh kiếm được khoảng 15 triệu đồng. Tuy nhiên, vào những tháng cận Tết Nguyên đán, khi mùa cưới hỏi trở nên sôi động, thu nhập có thể tăng gấp đôi, giúp Minh có một khoản tiền khá.Tuy nhiên, trong mỗi dịp tết đến, Minh lại là người lặng lẽ giữa những cuộc trò chuyện vui vẻ của bạn bè về các khoản tiền thưởng tết. Họ chia sẻ về những món quà hay phần thưởng nhận được từ công ty, nhưng Minh lại không có cơ hội để tham gia vào những câu chuyện ấy. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ nhận được một phần thưởng tết nào.Tuy nhiên, điều đó không khiến Minh cảm thấy buồn bã. Thay vào đó, cô luôn tận dụng thời gian cận tết để tranh thủ nhận nhiều khách hàng hơn.Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm tự do, Trần Hữu Phát (29 tuổi, nghệ danh Eris Trần), đã khẳng định vị trí vững chắc trong ngành diễn họa thời trang. Bắt đầu sự nghiệp từ khi còn là sinh viên năm thứ ba tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, Phát đã có cơ hội hợp tác với những thương hiệu nổi tiếng như: Cartier, Chanel, Dior, Burberry và Iris van Herpen…"Công việc của một nghệ sĩ diễn họa thời trang là vẽ lại các mẫu thiết kế từ sàn catwalk, phục vụ cho mục đích truyền thông của thương hiệu. Ngoài ra, mình còn nhận ý tưởng từ các nhà thiết kế và truyền đạt chúng qua bản vẽ", Phát chia sẻ.Phát cho biết không quá bận tâm đến việc nhận thưởng tết. Việc tự do lựa chọn công việc và tự chủ nguồn thu nhập chính là điều Phát coi trọng nhất trong suốt 10 năm qua."Là freelancer giúp mình có thể làm việc theo sở thích, tự quyết định thời gian và công việc. Thưởng tết không phải là điều quan trọng đối với mình," Phát chia sẻ.Nhiều năm làm tự do anh Nguyễn Thiệu Toàn (30 tuổi), cho biết chưa bao giờ cảm thấy chạnh lòng về việc không được thưởng tết. Giá trị thưởng tết phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù ngành và mức độ áp lực công việc. Thưởng tết là phần thưởng cho sự nỗ lực vì nhân sự đã không bỏ cuộc giữa chừng dù công việc có khắc nghiệt.“Với freelancer, phần thưởng được định nghĩa khác. Đó là sự tự do, chủ động thời gian và đa dạng hóa trải nghiệm. Những người làm công ty 8 tiếng đồng hồ/ngày sẽ chạnh lòng khi nhìn thấy freelancer có được những phần thưởng đó hay không?”, anh Toàn chia sẻ.Anh Toàn cho biết với lĩnh vực marketing thay vì phải tập trung vào 1 công việc thì có thể làm đa dạng miễn phân chia thời gian và đảm bảo tiến độ. Cùng với sự trợ giúp của AI (trí tuệ nhân tạo), một người làm marketing tự do có thể thu nhập gấp vài lần khi cố định ở công ty, nhưng lại được tự do tuyệt đối. “Tưởng tượng, một ngày bạn thấy chán và áp lực, có thể bắt xe lên Đà Lạt ở một tuần mà vẫn có thể theo sát công việc. Khi đó bạn sẽ cảm thấy làm freelancer thật tuyệt vời và khoảng thưởng tết không còn quan trọng”, anh Toàn chia sẻ.Tiến sĩ Phan Thế Anh, Giám đốc chương trình marketing Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (Bình Dương) cho biết thưởng tết là một khoản khích lệ quan trọng đối với nhiều người làm công ăn lương. Tuy nhiên, với nhiều freelancer, khái niệm này không tồn tại theo nghĩa truyền thống.Theo tiến sĩ Thế Anh điều này không có nghĩa là họ thiệt thòi. Thay vào đó, lại có những giá trị khác, thậm chí còn lớn hơn để bù đắp là sự chủ động về thu nhập. Thay vì chờ đợi một khoản tiền cố định vào cuối năm, freelancer có thể tự quyết định số tiền mình kiếm được. “Họ có thể nhận nhiều dự án hơn, tăng giá dịch vụ vào những thời điểm nhu cầu thị trường cao như dịp cuối năm. Đây là cơ hội để họ tự gia tăng thu nhập và tạo ra tiền thưởng cho chính mình khi những người khác nghỉ ngơi và đang có tâm lý nghỉ tết sớm”, tiến sĩ Thế Anh nói.Tiến sĩ Thế Anh cho biết freelancer có thể tham gia các khóa học trực tuyến từ các nền tảng như Coursera, Udemy hoặc LinkedIn Learning để học hỏi thêm kiến thức về quản trị tài chính, marketing kỹ thuật số, hoặc cách phát triển doanh nghiệp cá nhân. Những kiến thức này sẽ là nền tảng quan trọng để họ định hướng sự nghiệp lâu dài, tối ưu hóa thu nhập và giảm thiểu rủi ro khi làm việc tự do.Theo ông Vũ Bảo Thắng, sáng lập và giám đốc điều hành Meta Ecom Group cho biết nếu trong trường hợp thu nhập của freelancer quá khiêm tốn và tiền tiết kiệm chi tiêu tết không được nhiều thì hãy chuẩn bị thật kỹ từ trước. Freelancer nên xây dựng các dòng tiền, thu nhập thụ động.“Có rất nhiều công việc có thể đem lại những dòng thu nhập thụ động ví dụ như: viết ứng dụng, làm nội dung sáng tạo… Khi có những khoản thu nhập thụ động này, các freelancer cũng không phải quá bận tâm với việc có thưởng tết hay không nữa”, ông Thắng chia sẻ.Ông Thắng cho biết các hoạt động thưởng và đặc biệt là thưởng tết sẽ được doanh nghiệp dành cho các nhân viên chính thức nhằm khích lệ động viên sau một năm cống hiến. Việc này giúp họ có thêm động lực cho một năm làm việc mới, cũng như lộ trình gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.“Trong khi công việc cho freelancer thường ngắn hạn và hợp đồng cộng tác viên theo dự án (đặc thù có thể nhận việc tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức khác nhau). Theo chủ quan của tôi thì trong tương lai các doanh nghiệp cũng sẽ không có nhiều thay đổi về chính sách thưởng cho nhóm freelancer”, ông Thắng nhận định.
Doãn Ngọc Tân trả lời Tạp chí Bóng đá, hồi tưởng lại những ngày đầu theo đuổi bóng đá. Anh kể về tuổi thơ ở Sơn Tây, nơi anh cùng bạn bè đồng trang lứa say mê trái bóng. "Chỉ cần được đá bóng là thích lắm," anh nói. Đam mê này đã đưa anh từ các giải đấu nhi đồng, thiếu niên đến việc được tuyển chọn vào đội U.15 Thể Công – bước ngoặt đầu tiên đưa anh vào con đường chuyên nghiệp.Nhưng hành trình này không hề dễ dàng. Tân nhớ lại thời điểm được mời tham gia U.15 Thể Công ở tuổi 15 – một độ tuổi mà theo anh là khá muộn để bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp. Quyết định ấy không chỉ là thử thách cho anh mà còn cho cả gia đình. Bố mẹ anh, dù lo lắng vì điều kiện kinh tế gia đình, vẫn ủng hộ ước mơ của con trai. Anh kể lại lời bố anh dặn dò: "Nếu con muốn, bố mẹ đồng ý, nhưng nhà mình không có điều kiện. Con phải tự cố gắng". Thời điểm khó khăn nhất trong sự nghiệp của Doãn Ngọc Tân đến khi anh 19-20 tuổi (khoảng năm 2012-2013). Lúc ấy, anh thuộc biên chế CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên. Khi bầu Kiên gặp sự cố, CLB buộc phải dừng hoạt động, anh phải rời xa đồng đội và tạm biệt những giấc mơ đang dang dở. “Ngày cuối cùng phải rời bản doanh của CLB bóng đá Hà Nội em rất buồn, phải viết dòng trạng thái chia tay anh em, đồng đội, bạn bè. Biết chắc chắn là phần trăm là để quay trở lại tiếp tục cùng nhau rất là khó. Trong lòng lúc đấy suy nghĩ là buồn, cánh cửa của mình đến đây rồi nó lại đóng lại, nếu tâm trạng lúc đấy nó thật sự rất khó tả. Em biết cơ hội quay trở lại là rất khó”, Tân nhớ lại. Chia tay CLB, Tân trở về quê, phụ giúp bố làm việc. Anh làm đủ mọi việc, từ xúc cát, bốc gạch đến hỗ trợ công việc chở vật liệu xây dựng. Nhưng trong tâm trí anh, giấc mơ bóng đá vẫn luôn cháy bỏng. Anh luôn mang theo đôi giày và sẵn sàng tham gia các trận bóng phủi bất cứ khi nào được gọi.“Trong đầu vẫn mong muốn là mình cứ duy trì để xem nếu mà có cơ hội thì mình sẽ lại tiếp tục, còn không thì mình phải chấp nhận”, Doãn Ngọc Tân hồi tưởng. Có thời điểm, gia đình đã tính đến chuyện cho Tân đi xuất khẩu lao động để ổn định cuộc sống. Anh kể lại: "Bố em từng bảo hay là bố vay tiền để con đi Hàn Quốc xuất khẩu lao động. Nhưng em từ chối. Em vẫn muốn gắn bó với bóng đá”. Với anh, bóng đá không chỉ là một công việc mà còn là niềm đam mê không thể từ bỏ, dù hoàn cảnh lúc ấy rất khó khăn.“Ở trong gia đình, bố em là trụ cột, mẹ lại hay ốm đau. Bố cũng rất là thương con, bố muốn là bấy giờ không theo bóng đá nữa thì về học hành gì đó. Nhưng em chỉ học hết cấp 3, giờ đi học cao hơn cũng rất khó vào, chỉ có nước đi học nghề thôi. Để duy trì đam mê đá bóng, em luôn sẵn sàng tham gia bất cứ trận nào khi được gọi, dù một ngày phải đá hai, ba trận ở các địa phương khác nhau. Trong thời gian đó, em cũng phụ giúp bố công việc, nhằm san sẻ bớt gánh nặng, vì bố vẫn là trụ cột chính của gia đình, lo cho tất cả mọi người, bao gồm cả em. Trước đây, khi còn tập luyện, emnhận được một khoản phụ cấp nhỏ. Em luôn cố gắng tiết kiệm để tự lo các khoản chi tiêu, hạn chế phải xin tiền từ bố mẹ".Năm 2015, Doãn Ngọc Tân chính thức bước chân vào V-League trong màu áo CLB Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mùa giải 2017, anh mới có cơ hội ra sân thường xuyên với hơn 20 trận đấu trong một mùa giải. Ngọc Tân vươn lên đội một ở CLB Hải Phòng trong thời kỳ bất ổn và suy tàn, khi đội bóng đất Cảng chỉ còn là "cái bóng" sau mùa giải á quân (2016). Bước ngoặt sự nghiệp của Tân đến vào năm 2020, khi anh gia nhập CLB Thanh Hóa và được dẫn dắt bởi HLV Velizar Popov. Dưới sự huấn luyện của chiến lược gia người Bulgaria, anh nhanh chóng trở thành nhân tố quan trọng. Với lối chơi bền bỉ và khả năng thích nghi linh hoạt, Tân được mệnh danh là "người không phổi", đủ sức đảm nhiệm mọi vị trí trên sân, ngoại trừ thủ môn.Trong quãng thời gian khoác áo Thanh Hóa, Doãn Ngọc Tân gần chạm mốc 100 trận và là nhân tố chủ chốt giúp đội bóng giành 2 chức vô địch Cúp Quốc gia liên tiếp, khẳng định vai trò không thể thay thế của mình trong đội hình.Vượt qua những thử thách, Tân đã kiên trì bám trụ với bóng đá. Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của anh cuối cùng cũng được đền đáp khi anh trở lại thi đấu chuyên nghiệp và gặt hái thành công. Năm 2024, ở tuổi 30, anh không chỉ giành danh hiệu cùng CLB mà còn lên ngôi vô địch AFF Cup cùng đội tuyển quốc gia – giấc mơ mà anh từng nghĩ là xa vời.Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Giới siêu giàu chi đậm ủng hộ ứng viên trong bầu cử giữa kỳ Mỹ
Cô Lan dạy vật lý lớp chuyên văn của tôi ngày ấy thật sự rất đẹp, đẹp lắm ấy. Hồi đấy cô để tóc hơi xoăn, hôm thì cô để xõa xuống vai, đung đưa theo bước đi; hôm thì cô quấn tóc lên. Cổ cô trắng, đẹp.Tôi nhớ cô trang điểm nhẹ nhàng, nhìn rất tươi, lúc nào mắt cô cũng cười. Cô thường đi giày cao gót cỡ 10 cm mà toàn gót nhọn. Suốt mấy năm cấp 3, cô là cô giáo đẹp nhất trong mắt tôi.Khi cô mở lớp dạy nhảy ở trường, 1/3 lớp tôi rủ nhau đi học mỗi tuần 3 buổi chiều. Vì nhiều lý do, tôi và nhiều bạn không thể đi học nhảy ở lớp của cô, nhưng đám bạn tôi chơi thân đều đi học. Thế là vào mỗi giờ ra chơi, chúng tôi dạy lại nhau.Này là điệu foxtrot, quickstep chân phải nhanh như máy khâu… Này là điệu rock-and-roll tay xoay đều đẩy nhau xoay tròn… Này là điệu valse dặt dìu êm ái… Lớp toàn con gái ư? Không sao, có mấy đứa học bước chân nam, rồi chỉ cho mấy đứa khác. Không cần bật nhạc, chúng tôi thay nhau đếm nhịp: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Hai, hai, ba, bốn, năm, sáu… Vui vẻ quên luôn cả thời gian.Rồi chuông vào lớp reo lên, chúng tôi giật mình khựng lại khi tiếng cô Lan vang lên ngoài cửa lớp: "Mấy đứa làm gì đấy? Học nhảy hả?". Cứ ngỡ cô sẽ trách móc gì đó, ai nấy chạy cuống lên về chỗ ngồi giả vờ nghiêm túc chuẩn bị học. Ngờ đâu cô gọi giật một bạn lại, rồi thong thả để cặp tài liệu đựng giáo án lên bàn giáo viên, lại thong thả bước xuống khỏi bục giảng đứng cạnh cô bạn đó. Cả lớp ngỡ ngàng khi cô bắt đầu tự mình hướng dẫn lại bước nhảy khi nãy của cô bạn nọ. Cứ thế, hai cô trò làm mẫu đủ các bước nhảy cơ bản của điệu valse trước lớp.Tất nhiên hôm ấy chúng tôi không học đủ thời lượng tiết học. Nhưng có hề gì, cô giáo hứa lần sau học bù, học đuổi, mà kịp thời gian thì sẽ lại hướng dẫn thêm một điệu nhảy nữa. Các khái niệm cơ bản về khiêu vũ của chúng tôi được mở đầu như thế, song song với các khái niệm vật lý khô khan.Cuối năm học lớp 12, khi chuẩn bị hồ sơ du học, tôi gặp cô để xin thư giới thiệu. Tính tôi nhát nên lúng túng, cô trêu tôi "học chùa" mấy điệu nhảy của cô mãi rồi còn gì. Rồi cô hẹn ngày đưa tôi tờ giấy cô nắn nót viết và ký tên, kèm theo lời dặn "đi sang Tây học thì nhớ học nhảy lại nhé, em có năng khiếu lắm đó". Những ngày học ở Pháp, bạn bè cùng xúm lại kể chuyện trường Ams, nhiều bạn trường khác đều ngạc nhiên vì sao chúng tôi có nhiều hoạt động vui thế, trong đó có học nhảy.Về sau, tôi cũng học khiêu vũ lại, học chung với một Amser mà sau này cùng tôi về chung một nhà. Thêm nhiều kỷ niệm đẹp và thơ, nhưng lâu lâu tôi vẫn nhớ về những bước nhảy đầu tiên tôi học từ cô giáo xinh đẹp mang tên một loài hoa duyên dáng hồi ấy, lòng thầm cảm ơn cô đã khiến cho những tháng năm học trò của chúng tôi tràn đầy niềm vui.Tôi mê nhảy từ rất lâu, mê đến mức nằm mơ cũng thấy việc đi học nhảy. Sau đó, tôi đi học nhảy với thầy Hiếu cua-rơ, thầy dạy thuần cổ điển. Tôi học được 9 tháng thì bắt đầu đi dạy nhảy lớp đầu tiên ở trường Hà Nội Amsterdam. Lúc đó là năm 1992.Việc tôi dạy nhảy cho học sinh trong trường cũng có người muốn cấm. Nhưng tôi đam mê nên không từ bỏ. Tôi dạy trên lớp học, dạy ở hành lang, dạy ở đường đi ra nhà tập thể thao… Thời điểm dạy ở trường, phải đợi các thầy cô bố trí xong các lớp học, còn phòng nào trống thì các bạn khiêu vũ lẳng lặng vào, im như cá vì bị kẹp giữa hai lớp học ở hai bên. Khó khăn là thế, khổ là thế mà các bạn ấy vẫn quyết tâm để học thì phải biết nhu cầu của học sinh lúc đó về khiêu vũ lớn như thế nào.Cô Nguyễn Thị Lan (giáo viên môn vật lý, Trường Hà Nội - Amsterdam)