Thương quá miền Tây
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.Đa số lao động tìm việc lương trên 20 triệu đồng/tháng
Ngày 6.1, TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trương Hoài Thương (32 tuổi, ở xã Phú Thịnh, H.Tam Bình, Vĩnh Long) 6 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, Thương là người làm công tại tiệm vàng K.M., do bà V.K.T. (ở P.Cái Vồn, TX.Bình Minh, Vĩnh Long) làm chủ. Vì tin tưởng Thương nên khoảng 14 giờ ngày 5.6.2024, bà T. đưa cho Thương 2 thỏi vàng 24K mang đến tiệm vàng T.N. (P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) để bán. Đến nơi, Thương gặp nhân viên tiệm vàng T.N và bán được gần 850 triệu đồng.Trước khi bán vàng, Thương có quen một phụ nữ trên mạng internet và rủ Thương đầu tư tài chính sinh lời. Do đó, sau khi nhận tiền bán vàng, Thương nảy sinh ý định chiếm đoạt bằng cách nhờ chuyển 200 triệu đồng vào tài khoản của Thương, phần còn lại đưa tiền mặt.Sau đó, Thương mang gần 650 triệu đồng đến một tiệm vàng khác trên địa bàn TP.Cần Thơ nhờ chuyển tiền vào tài khoản của mình 250 triệu đồng. Tiếp đến, Thương chuyển khoản cho người phụ nữ quen biết qua mạng internet 450 triệu đồng để đầu tư tài chính. Phần tiền còn lại, Thương gửi người quen ở TX.Bình Minh giữ giùm.Khi về đến tiệm vàng K.M, Thương nói dối với bà T. rằng, sau khi bán vàng về tới khu vực dưới chân cầu Cần Thơ thì bị nhóm giang hồ chặn kề dao vào cổ cướp hết tiền. Tin lời, bà T. nhờ người chở Thương đến công an trình báo. Qua làm việc, xác minh và điều tra, Thương thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.Tại tòa, Thương thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Căn cứ vào tính chất, hành vi phạm tội, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án 6 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 14.2.2024
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Đây là hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Thông tư 01/2025/TT-BNV ban hành ngày 17.1 về cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng BHXH 1 lần theo quy định của pháp luật về BHXH quy định tại Nghị định 178; đồng thời được hưởng 3 khoản trợ cấp quy định tại Nghị định 178, cụ thể:1. Trợ cấp thôi việcĐối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,8 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại Nghị định 178Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,4 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại Nghị định 1782. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 1,5 x số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại Nghị định 178.3. Trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 3 x số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại Nghị định 178Đối với viên chức, người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng BHXH 1 lần theo quy định của pháp luật về BHXH quy định tại Nghị định 178; đồng thời được hưởng 3 chính sách quy định Nghị định 178 như sau:1. Trợ cấp thôi việcĐối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,8 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy địnhĐối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,4 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định2. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 1,5 x số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại Nghị định 1783. Được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn tại tại Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn thực hiện điều 52 luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH).Thông tư số 1/2025/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ 17.1. Chính sách, chế độ quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 1.1.2025.
'Lên mạng' là gặp 'bóc phốt'
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.