Bất ngờ khi các 'ông lớn' điện, dầu khí lao dốc lợi nhuận
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về tờ văn bản "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" với nội dung sửa tiêu ngữ của Việt Nam. Cụ thể, dưới quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", văn bản này lại chế phần tiêu ngữ thành "Độc lập - Tự do - Hé lộ tí thôi". Theo hình ảnh được chia sẻ trên các trang mạng, biên bản này được cho là xuất hiện tại một buổi chiếu phim tài liệu Anh trai say hi. Trong văn bản còn có logo của công ty Nomad Management Vietnam và DatVietVAC.Trên các trang mạng, hình ảnh về biên bản này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi chế tiêu ngữ và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, một số người tấn công phía công ty quản lý dàn Anh trai say hi vì cho rằng liên quan đến đơn vị này. Ngày 10.3, phía công ty Nomad Management Vietnam đăng thông báo lên fanpage chính thức NOMAD MGMT Vietnam, phủ nhận liên quan đến hình ảnh văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội. Công ty này cho biết: "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" nói trên đã cắt ghép hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp (logo) vào một cách trái phép."Thông qua thông báo này, chúng tôi khẳng định rằng văn bản nêu trên không xuất phát từ doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu Nomad đã bị sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc cấp phép. Hiện, chúng tôi đã và đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc", thông báo nêu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự doanh nghiệp, phía công ty khẳng định sẽ sử dụng biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện sự việc vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Dân mạng đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc của tờ biên bản này và mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 12.4.2024
Chung tay cùng Chính phủ hiện thực hóa mục tiêu không có tử vong do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2045, cũng như mục tiêu toàn cầu của Honda là giảm một nửa số ca tử vong do va chạm giao thông vào năm 2030 và không có tử vong do va chạm giao thông liên quan đến xe máy và ô tô Honda vào năm 2050, HVN đã quyết định trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh lớp 1 trên toàn quốc trong năm học 2024 - 2025. Chương trình có sự phối hợp của Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ GD-ĐT.Chương trình nhiều ý nghĩa này cũng xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong việc bảo vệ người tham gia giao thông. Đặc biệt, với học sinh lớp 1, lứa tuổi đang hình thành nhận thức thì việc tạo cho các em thói quen luôn đội mũ đạt chuẩn khi ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện là vô cùng cần thiết. Quyết định trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong năm học 2024 - 2025 của HVN hướng tới mục tiêu hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm của người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tại Việt Nam, hướng tới nâng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn lên 100%; nâng cao nhận thức về ATGT cho học sinh và phụ huynh, thông qua các hoạt động đào tạo và truyền thông; phối hợp với Chính phủ đẩy mạnh kiểm soát và xử lý vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán và sử dụng mũ bảo hiểm không đạt quy chuẩn kỹ thuật tại các địa phương.Từ khi phát động chương trình vào tháng 9.2024, hơn 1.000 sự kiện đã được tổ chức cho hơn 14.000 điểm trường trên toàn quốc và tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh lớp 1; gần 1,7 triệu học sinh và 300.000 phụ huynh đã được đào tạo kiến thức ATGT.Theo HVN, đơn vị này kỳ vọng việc trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, kết hợp đào tạo ATGT cho học sinh và phụ huynh sẽ góp phần tích cực nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các em học sinh và phụ huynh trên toàn quốc, hướng tới xã hội giao thông an toàn và văn minh tại Việt Nam.Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, kết hợp đào tạo kiến thức ATGT cho học sinh và phụ huynh trên toàn quốc năm học 2024 - 2025 là bước tiếp nối của Chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, do HVN, Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ GD-ĐT phối hợp triển khai trên toàn quốc từ năm 2018. Đến nay, gần 10,3 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn đã được HVN trao tặng cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc.
Du khách Pháp suýt mất chân sau chuyến bay dài do huyết khối
Theo Reuters, Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ bắt đầu tăng sản lượng dầu từ tháng 7. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không loại trừ khả năng căng thẳng ở Trung Đông có thể sẽ làm gián đoạn nguồn cung.
Ngày hôm sau, khi tôi ghé bãi biển Kỳ Co và Eo Gió, những bãi cát trắng tinh mới thật sự hiện ra trước mắt tôi, cát trắng hơn mức bình thường! Tôi vẫn biết những bãi biển miền Trung thường là bức tranh phối cảnh giữa núi và biển, nhưng ở Quy Nhơn, mà đặc biệt là Kỳ Co và Eo Gió, biển cả và núi đồi tạo ra những phong cảnh vô cùng kỳ thú, mà khi nghe lại những ca từ của Biển nhớ, tôi mới thật sự hiểu:
Người mẫu Ngọc Trinh bị bắt: Cảnh tỉnh người trẻ khi đăng tải trên mạng xã hội
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!