Volkswagen Tiguan Allspace 2023 cải tiến những gì?
Nhìn lại một năm đã qua, NSND Minh Vương chia sẻ ông thấy may mắn vì mọi thứ vẫn ổn, sức khỏe đảm bảo để hoạt động năng nổ, biểu diễn ở nhiều chương trình. Trong năm 2024, nam nghệ sĩ đã tổ chức được liveshow lớn. Ông vui vì chương trình thành công mỹ mãn, khán giả dành nhiều lời khen ngợi. "Tuổi này còn gặp khán giả, được hát và mang lại niềm vui, tiếng cười cho họ là niềm hạnh phúc. Một người nghệ sĩ được cống hiến trọn đời với sân khấu cải lương thì còn không mong đợi gì hơn", Minh Vương bày tỏ.Để có sự nghiệp thăng hoa, được khán giả yêu mến, nghệ sĩ Minh Vương cho rằng ngoài yếu tố may mắn thì bản thân cũng phải luôn nỗ lực, rèn giũa mỗi ngày. Ông quan niệm người nghệ sĩ ngoài tài năng cần giữ được cái tâm, cái tình để mọi người xung quanh yêu mến. "Người nghệ sĩ cần ý thức giữ tên tuổi, hình ảnh của mình. Cái hay, cái đẹp mình sẽ phát huy, còn những điều không vừa lòng thì cũng phải lựa lời để khéo léo, cân nhắc kỹ lưỡng, tránh làm tổn thương người khác", ông cho hay.Ở tuổi 75, NSND Minh Vương được khen vẫn giữ được phong độ, giọng hát ổn định với làn hơi khỏe, chất giọng truyền cảm như ngày nào. Nam nghệ sĩ nói may mắn được trời thương, Tổ đãi nên phong độ nghề khá tốt. Bên cạnh đó, ngôi sao cải lương đình đám của sân khấu miền Nam luôn ý thức phải giữ gìn giọng hát. Ông hạnh phúc khi mỗi lần gặp, khán giả vẫn ái mộ, chúc những lời lẽ tốt đẹp. Đứng trên sân khấu hơn nửa thế kỷ, vô số lần được vinh danh nhưng nam nghệ sĩ cải lương nói ông vẫn vui mừng, hạnh phúc mỗi khi nhận được lời khen từ khán giả. Giọng ca Nửa đời hương phấn bộc bạch: "Tình cảm của khán giả luôn là nguồn động viên lớn lao với người nghệ sĩ. Khi đi hát, khán giả luôn chúc tôi sức khỏe để có thể hát mãi cho mọi người nghe. Chính tình yêu thương này khiến tôi nhắc nhở mình phải giữ gìn để không phụ lòng mọi người. Bây giờ nếu có lời mời và cảm thấy mình đủ sức khỏe, tôi vẫn sẵn sàng biểu diễn để mang lời ca tiếng hát cho khán giả. Tuổi này rồi tôi không mong cầu gì nhiều, đi hát là để trả ơn khán giả". Sau khi trải qua biến cố bệnh tật, NSND Minh Vương nghiêm túc, kỹ lưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe. Mỗi năm, ông thường xuyên vào bệnh viện thăm khám, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nam nghệ sĩ cho hay: "Những gì ảnh hưởng đến sức khỏe, đến giọng ca, tôi đều bỏ, cũng không ăn uống bừa bãi. Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi sẽ uống một ly sữa nóng. Sau đó, tôi tập thể dục khoảng 10 - 15 phút, chủ yếu là đi bộ quanh nhà. Vào buổi chiều, nếu không đi diễn thì tôi tiếp tục tập thể dục. Lúc rảnh, tôi chăm sóc cây kiểng, đọc báo, trò chuyện với vợ. Nhờ tập luyện đều đặn, ăn uống khoa học, sức khỏe và giọng hát của tôi hiện tại vẫn còn tốt".Nhắc về cuộc sống hiện tại, nam nghệ sĩ chia sẻ ông tận hưởng tháng ngày bình yên, thoải mái bên vợ con. Ông thấy may mắn khi người bạn đời rất lo lắng cho mình, chăm sóc sức khỏe, lo từ miếng ăn đến giấc ngủ. Từng bộ trang phục nam nghệ sĩ mặc đều được bà xã tự đến tiệm chọn vải, may đo, lựa từng món phụ kiện để ông tự tin đứng trên sân khấu. NSND Minh Vương có 3 người con đều đã trưởng thành, có cuộc sống ổn định. Nam nghệ sĩ chia sẻ ở tuổi xế chiều, không niềm hạnh phúc nào bằng gia đình trên thuận dưới hòa, con cháu hiếu thảo. Sau nhiều năm tất bật theo các đoàn hát, ít được đón tết thảnh thơi, năm nay ông sẽ ở nhà đón tết cùng gia đình. "Tết là dịp để tôi quây quần bên gia đình. Tôi và vợ sẽ cùng nhau sắm sửa, mua hoa quả, cúng ông bà. Thời gian trước, khi sức khỏe còn tốt, tôi thường đi diễn xuyên tết, có khi về đến nhà đã gần sáng. Năm nay tôi sẽ đón giao thừa cùng gia đình. Sáng mùng 1, con cháu tụ họp đầy đủ, chúc tết ông bà, cha mẹ, mình lì xì mừng tuổi cho các cháu, nhiêu đó thôi đủ đáng quý rồi. Sau ba ngày tết, tôi mới đi hát", nam nghệ sĩ cho hay.Ngoài gia đình, NSND Minh Vương có một hội bạn là các nghệ sĩ, nhân viên hậu cần lớn tuổi từng gắn bó một thời. Mỗi tuần, họ lại tụ họp cà phê, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, thỉnh thoảng giao lưu văn nghệ. "Hạnh phúc hiện tại của tôi là có sức khỏe, có gia đình, bạn bè, khán giả yêu thương. Còn sức khỏe thì tôi sẽ còn ca, khi nào người ta không còn mời mình nữa hoặc sức khỏe không cho phép nữa thì thôi", ông nói.Vì sao Nhật Bản vắng bóng trên thị trường ô tô điện?
Hãng Yonhap ngày 10.2 đưa tin khoảng 40% số trang trại chó ở Hàn Quốc đã tự nguyện đóng cửa kể từ năm ngoái, khi nước này ban hành luật cấm tiêu thụ thịt chó.Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, có 623 trong số 1.537 trang trại chó thịt trên cả nước đã đóng cửa kể từ khi luật đặc biệt về cấm nuôi và giết mổ chó để lấy thịt được ban hành vào tháng 8.2024.Có 449 trang trại đã đóng cửa là các trang trại nhỏ, với số lượng dưới 300 con. Ngoài ra, các trang trại đã đóng cửa còn có 153 trang trại cỡ trung, nuôi từ 300-1.000 con và 21 trang trại lớn, nuôi hơn 1.000 con. Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu xóa bỏ mọi hoạt động buôn bán thịt chó trong nước trước đầu năm 2027, bao gồm cả việc chăn nuôi và phân phối. Theo tờ The Korea Times, để đạt được mục tiêu này, hiện tại chính quyền đang khuyến khích tất cả những người buôn bán thịt chó địa phương tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh.Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc dự đoán khoảng 938 trang trại chó thịt, tương đương 60%, sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.Để hỗ trợ các doanh nghiệp thịt chó tuân thủ luật sắp tới, chính phủ cho biết họ đang hướng dẫn việc đóng cửa doanh nghiệp, cũng như tham vấn và hỗ trợ thêm để bắt đầu các dự án kinh doanh mới.Đối với những người chưa đóng cửa các trang trại thịt chó của mình, cơ quan chức năng cho biết họ sẽ thường xuyên theo dõi để phát hiện bất kỳ thay đổi nào, như quy mô trang trại, số lượng chó, đồng thời cập nhật về những hỗ trợ của chính phủ để thuyết phục họ đóng cửa sớm hơn.Chính phủ hỗ trợ các trang trại chó dựa trên thời gian đóng cửa, với mức hỗ trợ từ 225.000 - 600.000 won (3,9-10,5 triệu đồng)/con.Sau khi luật trên áp dụng vào năm 2027, người vi phạm có thể chịu tối đa 2 năm tù giam hoặc bị phạt 30 triệu won (khoảng 555 triệu đồng).Thói quen ăn thịt chó tại Hàn Quốc được cho là có từ hàng thế kỷ nhưng trong vài chục năm trở lại đây ngày càng giảm khi nhận thức về quyền động vật ngày càng tăng và số người nuôi chó làm thú cưng cũng tăng.
Chương trình tư vấn sức khỏe
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Ngày 16.1, bà Hồ Thị Thùy Dương (48 tuổi, ở TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết đã nhận được thông báo thụ lý vụ án của TAND TP.Cam Ranh về vụ "tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại, chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu xin lỗi công khai" và bà là nguyên đơn, còn bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).Bà Dương thông tin, trước đó, bà từng khởi kiện Sacombank trong vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại", yêu cầu Sacombank trả lại số tiền thất thoát trong tài khoản của bà tại ngân hàng này gồm 46,9 tỉ đồng và tiền lãi trả chậm.Tháng 7.2024, TAND TP.Cam Ranh tuyên án sơ thẩm vụ án dân sự nói trên và đánh giá lỗi trong vụ việc này thuộc về phía Sacombank. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Dương và buộc Sacombank phải có trách nhiệm trả số tiền trên cùng với tiền lãi, bồi thường về những thiệt hại gây ra cho khách hàng theo quy định pháp luật.Trong đơn khởi kiện lần này, bà Dương cho rằng Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (người được Sacombank ủy quyền) đã có hành vi "xúc phạm danh dự, gây thiệt hại về uy tín, nhân phẩm" của bà sau khi ngân hàng thua kiện vụ án vừa nêu ở cấp sơ thẩm.Cụ thể, tháng 8.2024, Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa ký văn bản gửi Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hồ Thị Thùy Dương, với cáo buộc bà cố ý cấu kết với Nguyễn Thị Thanh Hà, cựu phó Phòng giao dịch Sacombank Chi nhánh Cam Ranh (đang bị điều tra), để chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.Trong đơn đề nghị của phía Sacombank có nêu: "...Bà Dương tuy không trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng rút tiền mặt nhưng thực tế bà Dương đã thông đồng với bà Hà", "đề nghị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hà và bà Dương trong việc câu kết với nhau để chiếm đoạt 46,9 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng".Liên quan đến đơn trên, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa lần lượt có phiếu chuyển đơn vào tháng 8 và tháng 9.2024 đến TAND tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa không thụ lý đơn của Sacombank, trong thông báo đến TAND tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11.2024.Trong đơn khởi kiện, bà Dương cho biết "từ một khách hàng gửi tiền rồi bị mất tại Sacombank, nay bà bỗng nhiên trở thành bị hại" nên khởi kiện. Nguyên đơn đề nghị tòa buộc bị đơn bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự bị xâm phạm với tổng số tiền hơn 140 triệu đồng, đồng thời yêu cầu xin lỗi công khai.Ngày 15.1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là bà Dương và bị đơn là Sacombank do có kháng cáo của ngân hàng. Sau phần xét hỏi, HĐXX phúc thẩm đã quyết định tạm ngưng phiên tòa, sẽ mở lại vào ngày 17.1 để bắt đầu phần tranh luận.
Hải Phòng: Thưởng tết cao nhất 360 triệu đồng, thấp nhất 50.000 đồng
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.