Cần chế tài mạnh hơn cho hành vi tung tin thất thiệt
Văn phòng Ủy viên thông tin Vương quốc Anh (ICO) cho biết sẽ xem xét cách TikTok sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng 13 - 17 tuổi để đề xuất nội dung hiển thị. Ngoài ra, diễn đàn trực tuyến Reddit và trang chia sẻ hình ảnh Imgur cũng bị điều tra, liên quan cách các nền tảng khai thác thông tin cá nhân và quản lý độ tuổi truy cập, Reuters đưa tin ngày 3.3."Trách nhiệm giữ an toàn cho trẻ em trực tuyến hoàn toàn nằm ở các công ty cung cấp các dịch vụ trên và chúng tôi kiên định trong cam kết buộc họ có trách nhiệm”, Ủy viên ICO John Edwards nói. ICO thông báo sẽ trao đổi với các công ty nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.Trong khi đó, TikTok khẳng định công ty có các biện pháp toàn diện nhằm bảo vệ quyền riêng tư và sự an toàn của thanh thiếu niên, bao gồm các tính năng giới hạn nội dung phù hợp với độ tuổi. Người phát ngôn của Reddit cho biết công ty đã phối hợp với ICO và sẽ tuân thủ mọi quy định liên quan khi hoạt động ở nước sở tại. "Hầu hết người dùng của chúng tôi là người lớn, tuy nhiên chúng tôi có kế hoạch triển khai những thay đổi trong năm nay để giải quyết các cập nhật về quy định của Anh liên quan đảm bảo độ tuổi", theo tuyên bố từ phía Reddit.Anh vào năm ngoái đã thông qua luật đặt ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nền tảng mạng xã hội, bao gồm quy định ngăn chặn trẻ em truy cập vào nội dung có hại và không phù hợp với lứa tuổi bằng cách thực thi giới hạn độ tuổi và tăng cường biện pháp kiểm tra độ tuổi. Các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok đã được yêu cầu điều chỉnh thuật toán nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nội dung có hại nhằm bảo vệ trẻ em. Hồi năm 2023, ICO từng phạt TikTok 16 triệu USD do đã sử dụng dữ liệu trẻ em mà không có sự đồng ý của cha mẹ.Đi làm dịp lễ 30.4 - 1.5, người lao động có thể nhận lương tiền triệu
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…
Trao tiền bạn đọc giúp các hoàn cảnh khó khăn
Sáng 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị có đánh giá tổng thể vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội để tìm nguyên nhân.Ông đề nghị đoàn giám sát của Quốc hội rà soát xem nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, các cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm thế nào.Kế đó, theo ông Vinh là bụi xây dựng. Ông cho rằng, đô thị phát triển đương nhiên sẽ phát sinh bụi do xây dựng, song nên có kiểm soát. Cạnh đó là ô nhiễm do đốt các loại rác thải, vật liệu nông nghiệp. "Như ở Bắc Kinh của Trung Quốc, có thời gian ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi giải quyết bằng chuyển hết công nghiệp ra khu vực ngoại vi, tổ chức lại cây xanh, giờ đây Bắc Kinh có ai nói ô nhiễm nữa đâu", ông Vinh dẫn chứng.Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định thì lưu ý hoạt động giám sát cần phải có những kết quả cụ thể, kiến nghị chính sách mạnh mẽ để tạo chuyển biến trong vấn đề bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu này, ông đề nghị chú ý đặc thù của từng địa phương để có đề cương báo cáo, kế hoạch giám sát khác nhau. "Chẳng hạn như ở Hà Nội ô nhiễm không khí đang rất bức xúc thì giám sát tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí", ông Định nói.Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đoàn giám sát phải đặt mục tiêu xử lý dứt điểm những điểm nóng về môi trường ở các địa phương."Vấn đề lần giám sát này phải chỉ cho được mặt mạnh và hạn chế, có địa chỉ cụ thể chứ không nói chung chung, và đề xuất trách nhiệm của từng cơ quan ở T.Ư trong bảo vệ môi trường. Quốc hội cần sửa gì, Chính phủ cần sửa nghị định, thông tư nào, bộ ngành, địa phương dành kinh phía xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường thế nào…", Chủ tịch Quốc hội nêu.Dẫn chứng kinh nghiệm các quốc gia xung quanh như Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nói "chắc ta phải có biện pháp mạnh mẽ hơn"."Gần đây nhất, thành phố New York của Mỹ đã đánh thêm phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông. UBND TP.Hà Nội cũng đã có kế hoạch thực hiện việc này", ông Thành thông tin và nói thêm, mong qua lần giám sát lần này sẽ có có biện pháp mạnh mẽ hơn, gồm việc sửa đổi luật, nghị định của Chính phủ cũng như hành động quyết liệt của địa phương.Giám sát về bảo vệ môi trường là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm nay. Theo kế hoạch, đoàn giám sát sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm: TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Đà Nẵng, TP.Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, TP.Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng.Ngoài ra, đoàn giám sát cũng sẽ tổ chức làm việc với các bộ thuộc lĩnh vực: TN - MT, NN-PTNT, Xây dựng, GTVT, Tài chính, KH-ĐT, Công thương, Y tế. Cùng đó, làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Kết quả giám sát sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 10, cuối năm nay.
Ngày 25.1, thiếu tướng Trần Minh Tiến, Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành quyết định mới nhất về việc 3 công dân ở Bình Thuận tố cáo 9 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.Dự án Biển Quê Hương: Không cấu thành tội phạm Cụ thể, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm liên quan đến nội dung đơn của ông Nguyễn Mạnh H., ông Nguyễn Văn T. và ông Nguyễn Văn Q. (công dân trú tại TP.Phan Thiết và H.Đức Linh, Bình Thuận) tố giác ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và một số cá nhân thuộc các sở ngành liên quan, đã có hành vi "vi phạm các quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ" khi phê duyệt phương án tài chính, quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án du lịch Biển Quê Hương (xã Thuận Quý, H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận các tố giác trên của công dân là không có căn cứ; hành vi của ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai trong việc giao đất, cho thuê đất tại dự án trên "không cấu thành tội phạm".Căn cứ vào Điều 157,158 của bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan CSĐT Bộ Công an quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với nguồn tin tố giác tội phạm của 3 công dân nêu trên liên quan việc giao đất xây dựng dự án Biển Quê Hương.Trước đó, theo đơn tố giác của công dân Bình Thuận, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành xác minh, điều tra 9 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Cho đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành khởi tố và kết thúc điều tra 2 vụ án tại dự án : Khu dân cư thương mại Tân Việt Phát 2 và Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (đều ở TP.Phan Thiết). Tại 2 vụ án trên, Cơ quan CSĐT đã tiến hành khởi tố, bắt giam nhiều bị can; trong đó có 2 cựu chủ tịch, 2 cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và các cán bộ cấp dưới. Cả 2 vụ án trên đã được đưa ra xét xử và đã có bản án.Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng thu thập hồ sơ, tài liệu làm việc với các cơ quan, tổ chức liên quan để tiến hành xác minh đối với 4 dự án khác; trong đó có 3 dự án do Tập đoàn Rạng Đông làm chủ đầu tư (dự án rừng dầu Hồng Liêm thuộc xã Hồng Liêm, H.Hàm Thuận Bắc; dự án trồng rừng, trồng cây lâu năm, du lịch xanh dã ngoại còn gọi là dự án Bồng lai tiên cảnh và dự án Khu du lịch Xuân Quỳnh, P.Mũi Né). Đến nay Cơ quan CSĐT kết luận chưa phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
Những tấm lòng vàng 1.6.2022
Những người Việt và Hàn Quốc nói trên bị bắt vào tối 15.1 với cáo buộc vi phạm một đạo luật ưu đãi nhập cảnh đặc biệt nhằm phát triển du lịch trên đảo Jeju, theo báo Korea JoongAng Daily.Những công dân Việt Nam, gồm 7 nam và 4 nữ, đã bị bắt giữ khi đang trốn trong một chiếc xe tải chở hàng 5 tấn tại cầu tàu thứ sáu của cảng Jeju, nhằm tìm cách lên một con tàu dự kiến chạy đến huyện Wando thuộc tỉnh Nam Jeolla của Hàn Quốc, theo lực lượng tuần duyên Jeju.Họ bị tình nghi nhập cảnh vào Jeju bằng chương trình miễn thị thực nhưng với mục đích trốn đến những khu vực khác của Hàn Quốc để làm việc. Lực lượng tuần duyên Jeju đang điều tra lộ trình nhập cảnh chính xác của họ vào Jeju và những chi tiết liên quan.Jeju vận hành một chương trình miễn thị thực cho phép công dân nước ngoài lưu trú trên đảo tối đa 30 ngày mà không cần thị thực, nhằm thúc đẩy ngành du lịch. Tuy nhiên, những cá nhân nhập cảnh theo hệ thống này chỉ được ở Jeju và không được phép đi đến các khu vực khác của Hàn Quốc, theo Korea JoongAng Daily.