BMW 520i: Xe sang để khoe hay thực dụng?
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...CLB Danang Dragons giữ kỷ lục buồn ở giải bóng rổ VBA 2023
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
Hệ lụy từ các clip trà sữa kết hợp với hành lá, giò heo, thịt bằm...
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.
Nghệ sĩ Tấn Thi là lứa học viên đầu tiên trong khóa đào tạo đặc biệt của Đoàn kịch nói Nam bộ, cùng NSND Kim Xuân, NSƯT Minh Hạnh... Từ khi chuyển sang đóng phim, nam nghệ sĩ được yêu mến bởi hình tượng "ông già Nam bộ". Ông từng góp mặt trong nhiều tác phẩm như Gọi giấc mơ về, Tham vọng, Lục Vân Tiên, Truy tìm dấu vết, Hoa thiên điểu, Tình yêu pha lê…Ở tuổi 76, nghệ sĩ Tấn Thi vẫn miệt mài với công việc nghệ thuật, góp mặt trong nhiều dự án phim. Song nam diễn viên nói ở hiện tại, bản thân phải cân nhắc khi nhận lời tham gia một vai diễn nào đó. Lý giải, sao phim Gọi giấc mơ về thừa nhận: “Tôi đọc kịch bản thấy mình có thể diễn được, sức khỏe có thể đảm bảo thì tôi mới nhận lời. Tôi phải lượng sức xem bản thân có chịu nổi với vai diễn hay không, xem xét đó là vai nặng về tâm lý hay hành động”. Nghệ sĩ Tấn Thi nói ở tuổi này, tất cả các vai diễn đều nằm trong suy nghĩ, dự tính. "Khi phía đoàn phim gửi kịch bản, tôi đọc xong là có thể hình dung được vai diễn của mình thế nào. Bây giờ tôi nhập vai dễ dàng, không có gì khó khăn", ông cho hay. Nam nghệ sĩ bộc bạch bản thân luôn chú trọng sức khỏe khi đã U.80. Do đó, những ngày không đến phim trường, ông dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để hơi thở và huyết áp ổn định. Diễn viên 4X trải lòng: “Gần 80 tuổi rồi nên tôi không tập quá nặng, nhưng phải duy trì những động tác nhẹ nhàng, giúp xương khớp dẻo dai”. Sau mấy chục năm làm nghề, Tấn Thi nói ông tạm ổn về mặt kinh tế. Hiện tại, nam nghệ sĩ có cuộc sống bình yên bên người bạn đời, không quá nhiều chi phí để lo. Trong cuộc trò chuyện, diễn viên phim Hoa thiên điểu tự hào khi nhắc về người con trai ngoài 30 tuổi, hiện đang làm đạo diễn. Ông cũng nói thêm về bản thân mình: “Mình cứ nương theo mức cát sê để sống cho đủ. Tôi không giàu nhưng cũng không đói, miễn sao cuộc sống mình vui vẻ là được”. Sau những vai diễn, nghệ sĩ Tấn Thi có cuộc sống giản dị, bình yên. Ông kể nếu không đi diễn, sáng thức dậy sẽ dành thời gian cho mèo ăn, sau đó nhâm nhi cà phê rồi ra vườn tưới cây, quét lá. Diễn viên 76 tuổi bật mí thêm: “Nhà tôi trồng nhiều cây ăn trái nên mỗi ngày tôi đều ra chăm sóc. Thỉnh thoảng tôi xem tin tức, nghe nhạc để thư giãn”. Khi được hỏi về những trăn trở, mong cầu cho bản thân, “ông già Nam bộ” trải lòng: “Tuổi này đâu còn mong mỏi gì. Tôi chỉ hy vọng cát sê thoải mái hơn để diễn viên an tâm khi làm nghề”.
Khiếu nại ngân hàng sau khi mất tiền tỉ trong tài khoản
Giải Running Diamond Cup 2024 là hoạt động thúc đẩy tinh thần thể dục thể thao, rèn luyện thể chất lẫn tinh thần và tạo cơ hội gắn kết cộng đồng, cùng hướng đến mục tiêu "chạy gây quỹ trên cung đường kim cương".