Thần Trùng - game kinh dị thuần Việt đã chính thức ra mắt
Ngày 18.3, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vào xã Đưng K'Nớ, H.Lạc Dương khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra chiều tối 17.3 trên địa bàn xã Đưng K'Nớ làm 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra khoảng 17 giờ 30 phút (ngày 17.3) trên địa bàn xã Đưng K'Nớ, H.Lạc Dương, cách TP.Đà Lạt hơn 60 km. Vào thời điểm trên,xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 60H-018.24 có cần cẩu chở trụ điện bê tông lưu thông qua ngã 3 đường tỉnh 722 - đường đi thôn Đưng Trang thì bị lao xuống vực.Vụ tai nạn giao thông làm anh Đ.H.M (53 tuổi, ngụ P.Tân Tiến, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và anh T.T.H (52 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) tử vong tại chỗ; anh N.C.C (33 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) bị thương nặng mắc kẹt trong ca bin. Ô tô đầu kéo sau khi lao xuống vực bị biến dạng hoàn toàn.Sau khi tai nạn xảy ra, chính quyền và người dân địa phương có mặt để tìm cách cứu người bị nạn, đồng thời báo cho cơ quan chức năng. Nhận được tin, lực lượng Cảnh sát PCCC-CHCN từ TP.Đà Lạt vào hiện trường cứu hộ cứu nạn.Lực lượng cứu hộ phải dùng thiết bị chuyên dùng cắt ca bin xe để đưa người bị thương ra và đưa đi cấp cứu. Đến hơn 21 giờ cùng ngày (17.3), việc cứu hộ mới tạm dừng.Được biết trước khi tai nạn xảy ra, xe ô tô tải chở trụ điện gặp sự cố kỹ thuật phải dừng lại để sửa chữa. Xe ô tô đầu kéo bị nạn này vẫn trong thời hạn kiểm định.Bình Thuận: Thông xe tuyến đường ven biển Mũi Né bị cát đỏ vùi lấp
Ngoài các món ăn no chắc bụng, chợ đêm Vị Thanh cũng không thiếu các gian hàng ăn vặt như: trứng vịt lộn xào me, trứng gà nướng, gỏi cuốn, bánh mì nướng muối ớt... giá chỉ từ 5.000 - 15.000 đồng.
Làm việc, ứng xử thế nào khi sếp nhỏ tuổi hơn?
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
Luôn tiên phong trong việc mang các vi xử lý AI mới bậc nhất từ Qualcomm và AMD về thị trường Việt Nam qua những mẫu laptop AI, Zenbook A14 (UX3407) siêu nhẹ với Snapdragon® X Series, và Zenbook 14 (UM3406) trang bị bộ xử lí AMD Ryzen™ AI chính thức ra mắt hôm nay tiếp tục khẳng định chiến lược này của ASUS.Gây tiếng vang lớn khi ra mắt toàn cầu tại CES 2025, Zenbook A14 (UX3407) nổi bật như tâm điểm của dòng laptop AI của ASUS trong năm nay nhờ nhiều cải tiến quan trọng, khắc phục những thách thức truyền thống về độ bền, hiệu suất, tản nhiệt, thời lượng pin và số lượng cổng kết nối trên một chiếc laptop mỏng nhẹ. Sản phẩm hướng đến phân khúc cao cấp với trọng lượng chỉ khoảng 980g, trở thành mẫu laptop Copilot+ PC nhẹ bậc nhất thế giới hiện nay, nhờ sử dụng Ceraluminum™, là chất liệu nhôm gốm do ASUS độc quyền phát triển, nhẹ hơn nhưng bền hơn .Đây cũng là lần đầu tiên ASUS sử dụng Ceraluminum™cho toàn bộ phần nắp, khung bàn phím lẫn đế máy trong một mẫu laptop, giúp thiết bị có khả năng chống mài mòn, chống trầy xước và chống sốc, đồng thời khó bám bẩn và khó dính vân tay. Nhờ thiết kế tối ưu và chất liệu rất riêng này, Zenbook A14 mặc dù cực nhẹ nhưng vẫn đạt chuẩn quân sự MIL-STD 810H, đảm bảo độ bền cao ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt. Dù với thiết kế cực mỏng nhẹ, máy vẫn được trang bị hệ thống cổng kết nối đầy đủ, 2 cổng USB-C, 1 cổng USB-A, HDMI, và giác âm thanh, kết hợp với bàn di chuột mở rộng hơn so với các phiên bản 14-inch trước.Nặng chưa đến 1kg nhưng Zenbook A14 vẫn sở hữu pin 70Wh cho phép máy hoạt động liên tục đến 32 giờ trong trường hợp phát video ngoại tuyến, không kết nối Wi-Fi, và đến 28 giờ nếu phát video trực tuyến.Thời lượng pin cực lâu này đạt được một phần cũng là nhờ vi xử lý Snapdragon® X Series của Qualcomm, được tích hợp NPU với hiệu suất lên đến 45 TOPS (xử lý 45 nghìn tỷ phép tính mỗi giây). Con chip này không chỉ tối ưu hóa hiệu năng bằng AI chạy trong nền có thể nhận diện nhu cầu của người dùng và hiệu chỉnh tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng của CPU, GPU cũng như màn hình, mà còn tiết kiệm năng lượng đáng kể khi thực hiện các tác vụ AI đòi hỏi hiệu suất cao như xóa phông gọi video, nhận diện khuôn mặt, từ đó góp phần kéo dài thời lượng pin. Đặc biệt, khi so với các thế hệ trước như Zenbook 14 (UX3405), Zenbook A14 đảm bảo trải nghiệm mượt mà và hiệu suất khi sử dụng pin ngang bằng với khi cắm sạc.Ngoài ra, với chuẩn Copilot+ PC, Zenbook A14 còn có khả năng hỗ trợ các tính năng AI như tóm tắt nội dung, tạo văn bản, hỗ trợ chỉnh sửa và tạo hình ảnh. Máy cũng được trang bị Windows Phone Link, cho phép quản lý thông báo và chuyển tệp trực tiếp từ điện thoại Android hoặc iOS lên laptop một cách dễ dàng. Có thể nói, với Zenbook A14, ASUS đã tạo nên một tiêu chuẩn mới cho khái niệm laptop AI siêu nhẹ, tiếp nối hành trình tối ưu thiết kế không ngừng nghỉ của hãng.Bên cạnh Zenbook A14, ASUS còn ra mắt Zenbook 14 (UM3406) - một lựa chọn đáng chú ý khác trong dòng laptop AI, cân bằng giữa thiết kế mỏng nhẹ và hiệu năng mạnh mẽ, ổn định. Máy được trang bị vi xử lý AMD Ryzen™ AI 7 350, có thể đẩy tốc độ xử lý các tác vụ thông minh lên đến 50 TOPS. Đây là con số rất ấn tượng đo lường tốc độ xử lý AI của chip.Có độ dày chỉ khoảng 14,9mm và trọng lượng 1,2kg, Zenbook 14 vẫn rất phù hợp cho người thường xuyên di chuyển. Chiếc laptop tất nhiên được trang bị màn Lumina OLED đặc trưng của ASUS, với độ phân giải cao 2880x1800 pixel mang đến trải nghiệm hình ảnh sống động, độ đen sâu, đồng thời giúp tiết kiệm điện năng để kéo dài thời gian sử dụng pin, và giảm đến 70% lượng ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt người dùng. Máy cũng hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối tương tự như Zenbook A14 và tích hợp hệ thống loa hướng xuống, mang đến trải nghiệm ấn tượng với âm lượng lớn và dải bass mạnh mẽ, sẵn sàng phục vụ cả nhu cầu công việc lẫn giải trí.Ra mắt Zenbook A14 (UX3407) và Zenbook 14 (UM3406), ASUS tiếp tục chiến lược mang đến những vi xử lý mới nhất và tiên tiến nhất từ các nhà sản xuất chip toàn cầu đến người dùng Việt, đồng thời phổ cập trải nghiệm tại hàng loạt các Trung tâm trải nghiệm AI (ASUS AI Innovation Hub) hợp tác với các đại lý tại Hà Nội và TP.HCM, cho phép người tiêu dùng tại đây có thể trải nghiệm trực tiếp hai dòng laptop ASUS trang bị một trong những thiết bị chip AI mới nhất từ Qualcomm và AMD.Các trung tâm trải nghiệm này là một trong những hoạt động riêng cho thị trường Việt Nam mà ASUS đang tập trung phát triển hơn nữa trong năm 2025 để đảm bảo rằng công nghệ AI được phổ biến rộng rãi để mọi người có thể tiếp cận, đồng thời mở đường nâng cao trải nghiệm mua hàng công nghệ tiêu dùng tại Việt Nam.
Toyota Land Cruiser bị trộm nhiều nhất ở Nhật Bản
Ghi nhận của PV Thanh Niên, trong các ngày 25 - 26.1 cho thấy, đã cận tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng không khí mua sắm tại chợ hải sản Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) rất trầm lắng, khiến ai cũng ngỡ ngàng.Theo các tiểu thương, khoảng 1 tháng nay nhu cầu mua hải sản của người dân bắt đầu tăng nhưng không quá khác biệt so với ngày thường.Chị Nguyễn Thị Hiền (46 tuổi, tiểu thương tại chợ Hạ Long) cho biết: "Tôi đã chuẩn bị nguồn hàng hải sản tươi sống khá dồi dào, với khoảng 200 triệu đồng tiền hàng. Thế nhưng cả ngày chỉ vài lượt người tới hỏi mua. Trong khi vẫn phải trả nhiều khoản chi phí, đặc biệt là giữ cho hải sản phải tươi sống từng ngày".Cũng theo chị Hiền, những mặt hàng có giá trị cao trên 2 triệu đồng năm nay rất khó bán.Lý giải về điều này, một số tiểu thương cho rằng Quảng Ninh năm qua hứng chịu cơn bão số 3 (Yagi), tình hình kinh tế khó khăn cũng khiến người dân thắt chặt chi tiêu.Bão số 3 cũng khiến ngành nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh năm qua chịu thiệt hại nặng nề, dẫn tới một số mặt hàng có giá khá cao như tôm he, cá song, cá vược…Một trong những mặt hàng khó bán nhất những ngày qua là sá sùng. Tiểu thương phải bày ra tại chợ và dùng mạng xã hội để bán nhưng không ai dám mua những hải sản đắt như vàng ròng này.Năm nay sá sùng chính hiệu Vân Đồn dao động từ 5 - 10 triệu đồng/kg loại ngon. Mực khô Vân Đồn, Cô Tô dao động từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg.Anh Nguyễn Hoàng Trung (38 tuổi, trú tại P.Hồng Hải, TP.Hạ Long) chia sẻ: "Năm nay các đơn vị thưởng tết không cao. Việc mua sắm vẫn phải làm, nhưng mua các mặt hàng có giá trị lớn như tôm, cua, ghẹ là phải đắn đo, không biết năm tới thế nào nên ai cũng chắt chiu chi tiêu".Nhiều người cũng cho rằng kênh bán hàng truyền thống đang sụt giảm là điều tất yếu Các đại lý hải sản tại các huyện Vân Đồn, Cô Tô đều bán hàng online, giao tận nơi mà vẫn đảm bảo chất lượng có thể là nguyên nhân khiến chợ Hạ Long vắng khách.Khảo sát của PV trong các ngày từ 24 - 16.1 cho thấy, giá hải sản tại chợ Hạ Long năm nay tăng nhẹ. Giá cá song từ 250.000 - 600.000 đồng/kg tùy loại; mực ống 250.000 - 400.000 đồng/kg, tôm he từ 500.000 - 600.000 đồng/kg, tu hài 150.000 đồng/kg, ghẹ 600.000 - 800.000 đồng/kg…