Xe sang Lexus chạy ngược chiều nguy hiểm: Dân mạng phẫn nộ
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.Độc hành trên Tây Trường Sơn hẻo lánh
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Giá heo hơi hôm nay 4.4.2024: Nguồn cung chưa được cải thiện
Ngày 15.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành văn bản phê bình nghiêm túc và yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc đối với ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, do những thiếu sót trong việc ký quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp của ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai, Bạc Liêu. Liên quan đến vụ việc, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cũng đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, do tham mưu cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện. Được biết, cán bộ nguyên chuyên viên phòng này, cũng bị kiểm điểm trách nhiệm. Trong cuộc họp kiểm điểm, người này tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách vì tham mưu ký ban hành quyết định chỉnh sửa thông tin trên bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của ông Thắng. Như Thanh Niên thông tin, trước đó, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định thu hồi và hủy quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp cấp 2 của ông Đỗ Minh Thắng từ năm 1966 thành năm 1964.Cụ thể, thu hồi hủy bỏ Quyết định số 14/SGDĐT-KT ngày 6.7.2020 về việc chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của Sở GD-ĐT Cà Mau đối với ông Đỗ Minh Thắng. Theo Sở GD-ĐT Cà Mau, quyết định chỉnh sửa trước đó không tuân thủ quy định của Bộ GD-ĐT về quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.Liên quan đến vụ việc, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, do thiếu trách nhiệm trong quá trình xác minh và xử lý sai sót bằng cấp của ông Thắng. Trước đó, ông Vũ bị tố cáo thiếu tinh thần trách nhiệm khi thực thi công vụ, và kết luận từ UBND tỉnh xác định nội dung tố cáo là đúng.Tháng 4.2022, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đề nghị Sở GD-ĐT Cà Mau xác minh tính hợp pháp bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của ông Đỗ Minh Thắng. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau, kỳ thi cấp 2 tổ chức vào tháng 1.1985 tại hội đồng thi Tắc Vân được xác nhận là có diễn ra. Tuy nhiên, hồ sơ gốc của hội đồng thi không còn và việc đối chiếu mẫu phôi, chữ ký, mẫu dấu trên bằng tốt nghiệp chỉ cho thấy sự trùng khớp về hình thức.UBND tỉnh Cà Mau cho rằng cách trả lời như trên là chưa phù hợp, không đủ cơ sở để khẳng định tính hợp pháp của bằng tốt nghiệp của ông Thắng. Đồng thời, việc ông Tạ Thanh Vũ chậm trễ ký công văn đề nghị xác minh lại bằng cấp sau khi có văn bản trả lời Bạc Liêu bị đánh giá là thiếu trách nhiệm. Yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau tổ chức kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ và rà soát, xử lý các văn bản sai sót theo đúng thẩm quyền và quy định.
TP.HCM: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của bà Huỳnh Thị Hồng Nhung và ông Trần Huỳnh Thế Hảo (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) cùng một số người dân khác có tên trong đơn; Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Phúc (ngụ số 20/1 Nguyễn Trường Tộ, P.13, Q.4) - Là người đại diện theo ủy quyền của các hộ dân đang sinh sống tại khu nhà ở số 443 Hai Bà Trưng, P.Võ Thị Sáu, Q.3; Công an Q.3 trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Đào Duyên (ngụ số 67, đường Trần Phú, KP.5, TT.Hai Riêng, H.Sông Hinh, Phú Yên) và ông Nguyễn Đăng Khang (ngụ số 76, đường T8, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú); Công an Q.Bình Thạnh trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Tâm Sự (ngụ số 303/19 Dương Thị Mười, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12); Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP.HCM trả lời đơn của ông Lê Kiến Quốc (ngụ số 35, đường Hoàng Bá Huân, tổ 3, KP.6, TT.Củ Chi, H.Củ Chi); Công an Q.5 trả lời đơn của bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phúc Hồng (lô EA1, đường 19A, Khu công nghiệp Hiệp Phước, H.Nhà Bè); UBND xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn trả lời đơn của ông Phạm Ngọc Sử (ngụ số 5/6A đường Nguyễn Thị Thử, ấp 11, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn); UBND H.Củ Chi trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Anh Nga (ngụ số 30/1, đường 755, ấp Gò Nổi, xã An Nhơn Tây, H.Củ Chi) - Là người đại diện theo ủy quyền của ông Giang Minh.Văn phòng Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Quắt (ngụ số 82, đường D8, khu 11, khu dân cư P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương); UBND tỉnh Đắk Lắk trả lời đơn của ông Lại Mạnh Cường (ngụ số 93/79 Nguyễn Văn Cừ, P.Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột); UBND H.Vạn Ninh, Khánh Hòa trả lời đơn của ông Võ Văn Đào và bà Lê Thị Mười (ngụ thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh) và một số người dân khác có tên trong đơn...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.
Bò bía 'rẻ nhất' TP.HCM, chỉ 2.000 đồng/cuốn: Vợ chồng cùng bán hơn 25 năm
Vào những ngày này, NSƯT Kim Tiểu Long đang tất bật lo cho chương trình Đón xuân quê nhà tại xã Trung Thành Tây, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (sẽ diễn ra tối 25.2). Anh sẽ phát quà cho 1.000 bà con nghèo gồm 10 tấn gạo và các nhu yếu phẩm khác. Và nội dung không thể thiếu là chương trình văn nghệ phục vụ miễn phí cho bà con với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như: NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Kim Tiểu Long, NSƯT Trinh Trinh, Bình Tinh, Cát Tuyền, Lương Gia Huy, Saka Trương Tuyền, MC Lý Triệu Dân…NSƯT Kim Tiểu Long cho biết: "Đây là lần thứ 4 tôi tổ chức chương trình thiện nguyện này tại quê nhà theo tâm nguyện của má tôi. Má hay nói với tôi là sau này thành danh, con hãy hỗ trợ cho bà con quê nhà trong khả năng của mình, nhất là mang lời ca tiếng hát về phục vụ cho bà con sau những giờ lao động mệt nhọc. Tôi sẽ thực hiện chương trình này định kỳ mỗi năm một lần khi điều kiện kinh tế và sức khỏe cho phép".Theo NSƯT Kim Tiểu Long, trong lần thứ 4 này, trùng vào dịp 100 ngày mất của "Cô bé tí hon" Kim Tiểu Ly – con gái nuôi của NSƯT Kim Tiểu Long nên anh cũng muốn hồi hướng công đức cho cô con gái nuôi của mình. Bởi sinh thời, bất cứ chương trình thiện nguyện nào của ba nuôi Kim Tiểu Long tổ chức, Kim Tiểu Ly cũng đều đồng hành.Tết Nguyên đán vừa qua, NSƯT Kim Tiểu Long về Mỹ đón tết cùng với gia đình nhỏ của mình. Đồng thời anh cũng chạy show khắp các tiểu bang biểu diễn phục vụ kiều bào: "Nhờ những chuyến lưu diễn, bay show vừa qua mà tôi có được kinh phí để mang về Việt Nam thực hiện chương trình thiện nguyện này". Với anh, người nghệ sĩ làm công tác từ thiện xã hội chính là làm đẹp cho cuộc đời. Kim Tiểu Long cho biết thêm, hầu hết doanh thu của các MV ca nhạc phát trên YouTube, Kim Tiểu Long đều dành để làm công tác thiện nguyện.