Những tấm lòng vàng 7.1.2023
Tuy nhiên, với một số người, nếu không có Facebook thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ. “Mình không bị phụ thuộc vào nền tảng mạng xã hội này nên có cũng được, không thì cũng chẳng sao. Có giai đoạn mình còn không động đến Facebook vì cảm thấy việc sử dụng ứng dụng này sẽ làm thời gian trôi qua vô bổ. Mình cũng không có nhu cầu chia sẻ nhiều về đời sống cá nhân lên mạng xã hội. Mọi liên lạc với bạn bè hay người thân mình sẽ nhắn qua Zalo, gấp thì gọi điện”, Phan Thị Thu Hậu (23 tuổi), ngụ tại đường Lê Văn Việt, P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức (TP.HCM), chia sẻ.Cấm xuất cảnh bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế AISVN
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
Lá lành đùm lá rách: Số phận bi đát của một phụ nữ nghèo
Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Maoyan, nền tảng tổng hợp số liệu phòng vé xứ Trung, "ngựa thồ" Na Tra 2 vừa đạt tổng doanh thu hơn 7,495 tỉ nhân dân tệ (hơn 1 tỉ USD) ở ngày thứ 12 xuất xưởng, chỉ riêng tại thị trường Trung Quốc. Có thể nói đây là con số gây kinh ngạc cho những nhà quan sát phòng vé vì nhiều dự đoán đưa ra là phim sẽ rời rạp với tổng doanh thu gần 10 tỉ nhân dân tệ. Trước đó vào chiều 6.2 theo giờ địa phương, doanh thu của Na Tra 2 đã đạt trên 5,77 tỉ nhân dân tệ, chính thức vượt "bom tấn" Trường luật hồ trở thành phim ăn khách nhất trong lịch sử phòng vé nước này. Na Tra 2 chỉ tốn 8 ngày và 5 giờ tại rạp để vượt Trường luật hồ giành vị trí đầu bảng, còn Trường luật hồ mất đến 2 tháng để có thể giành vị trí quán quân là phim ăn khách nhất trước đây. Hiện danh sách các phim ăn khách nhất trong lịch sử phòng vé Trung Quốc gồm có: Na Tra 2, Trường luật hồ với doanh thu 5,775 tỉ nhân dân tệ (802 triệu USD), Chiến lang 2 với doanh thu 5,413 tỉ nhân dân tệ (791 triệu USD) và Xin chào Lý Hoán Anh với số tiền 5,035 tỉ nhân dân tệ (752 triệu USD) (các phim này đều chỉ chiếu ở Trung Quốc). Phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán ở thị trường tỉ dân "chốt sổ" với tổng doanh thu 9,7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1,35 tỉ USD) tính từ ngày 28.1 - 4.2, tăng 18% so với mùa phim Tết năm 2024. Ra rạp từ ngày 29.1, phim Na Tra 2 hiện đã đạt mốc 1 tỉ USD như dự đoán tại thị trường trong nước và đang chờ xuất xưởng tại nhiều thị trường phim khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với doanh thu trên 1 tỉ USD, Na Tra 2 vượt bom tấn người đóng Star Wars: Episode VII – The Force Awakens năm 2015 với số tiền 936,7 triệu USD chỉ tại Bắc Mỹ để giành vị trí là phim ăn khách nhất mọi thời đại chỉ tại 1 thị trường. Tính đến 22 giờ ngày 8.2 theo giờ địa phương, Na Tra 2 đã có mặt trong top 50 phim điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại, theo Sina. Phim xếp vị trí thứ 50 sau phim hoạt hình Despicable Me 3 (2017). Còn ở danh sách phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại, phim xếp thứ 11, vẫn sau Despicable Me 3 và trước Finding Dory (2016). Phim Na Tra 2 từ khi ra rạp Trung Quốc đã được đón nhận tích cực. Nhiều nhà nghiên cứu phim ảnh, văn hóa đánh giá cao chất lượng phim và sự tác động về mặt văn hóa mà tác phẩm này mang đến cho khán giả không chỉ trong mùa tết mà còn đối với tình hình phòng vé nói chung. Na Tra 2 có diễn biến nối tiếp phần 1, kể về cuộc sống của Na Tra tam thái tử sau khi mâu thuẫn với Ngao Bính - xuất thân từ Ngao tộc ở đại dương, để bảo vệ người dân. Phim Na Tra 2 sẽ ra rạp Việt trong thời gian tới (chưa xác nhận lịch cụ thể), theo các đơn vị phát hành trong nước như BHD, CGV, Galaxy... Khán giả "đứng ngồi không yên" khi hay tin phim được mua bản quyền chiếu trong nước, còn phía các nhà phát hành cho biết họ đang tiến hành các thủ tục để hoàn tất các công đoạn còn lại. Đồng thời, thời lượng của phim khi ra rạp Việt cũng được xác nhận kéo dài 144 phút (tức 2 tiếng 24 phút) với tựa là Natra 2: Ma Đồng Náo Hải.
Ngáy, trằn trọc, kéo chăn và mất ngủ ở một người bất kỳ đều có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người còn lại. Và cuối cùng, điều này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến cả mối quan hệ, sức khỏe thể chất và tinh thần.
Xiaomi 14 Series ra mắt với ống kính Leica thế hệ mới
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27.1, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.