Những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh lớp 10
Ngày 4.3, BHXH Việt Nam đã thông tin về chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH kỳ tháng 3 sau chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy mới. Thay vì có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 BHXH cấp tỉnh như trước đây, từ 1.3, BHXH Việt Nam thuộc Bộ Tài chính hoạt động theo mô hình tổ chức 3 cấp, gồm 14 đơn vị tại T.Ư, 35 BHXH tại khu vực và không quá 350 BHXH cấp huyện.Trong thời gian sắp xếp bộ máy tổ chức cơ quan BHXH không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT).Đặc biệt, công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Ngay trong 2 ngày làm việc đầu tiên của tháng 3, BHXH Việt Nam đã chủ động tập trung tất cả các nguồn lực, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để trực tiếp thực hiện chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho 2,7 triệu/3,4 triệu người hưởng trên toàn quốc.Riêng ngày 3.3, BHXH Việt Nam đồng loạt đẩy mạnh chi trả đạt trên 98% trong tổng số gần 1,3 triệu người hưởng qua tài khoản cá nhân phải chi trả trong ngày tại 38 địa bàn tỉnh, thành phố.Đối với những người chưa nhận được, cơ quan BHXH đang tiếp tục phối hợp với các ngân hàng và người hưởng xác nhận lại thông tin tài khoản cá nhân để đảm bảo người hưởng sẽ nhận được tiền lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian sớm nhất.25 địa bàn tỉnh, thành phố còn lại sẽ tiếp tục thực hiện chi trả theo lịch chi trả đã được thông báo đến người hưởng.Theo Quyết định 391/QĐ-BTC, BHXH Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật. Cùng đó, tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.Bộ phim đầu tay của con dâu nhà Beckham bị phản ứng dữ dội
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có lời dạy về tự học: "Trong cách học, lấy tự học là cốt". Hay nhà bác học Albert Einstein có câu nói nổi tiếng: "Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người". Mà muốn có tư duy để có được kiến thức riêng cho mình, thì cách tốt nhất là tự học.Trở lại với câu nói trên của nhà bác học vật lý Albert Einstein, sở dĩ phải tự học để có được kiến thức vững bền là vì chỉ khi chúng ta tự chủ động tìm tòi, khám phá thì chúng ta mới có điều kiện ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Nếu chúng ta chỉ nghe thầy cô giảng bài, giải bài tập theo kiểu thụ động hoặc dành hết thời gian cho việc học thêm thì ta ít có cơ hội để tự khám phá, làm chủ kiến thức. Chẳng hạn với môn toán, nếu ở lớp hoặc đi học thêm, vì chạy theo tiến độ tiết dạy, học sinh có rất ít thời gian để ngẫm nghĩ, tìm cách giải bài tập. Còn tự học, học sinh sẽ tự do nghiền ngẫm, tìm tòi tài liệu, tìm lời giải. Và khi giải được thì học sinh sẽ nhớ rất kỹ, rất lâu cách giải.Với những bộ môn xã hội cũng thế, tự tương tác trên mạng internet giúp học sinh có sự tương tác đa chiều, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, có sự chọn lựa hay dở, tốt xấu chứ không bị giới hạn một góc nhìn chủ quan nào đó. Trước đây, học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) cũng đã từng khuyên học sinh việc tự học. Trong cuốn sách Kim chỉ nam của học sinh, học giả Nguyễn Hiến Lê bàn đến sự cần thiết học sinh phải biết cách tổ chức việc tự học tại nhà. Trong đó chú trọng đến việc sắp xếp (lập) thời gian biểu hợp lý cho việc học, chọn không gian tự học (chú ý tiếng ồn, ánh sáng...), bạn tự học nhóm, lựa chọn sách và cách tự học từng bộ môn... Ngày nay, học sinh cần chú ý thêm việc lựa chọn tài liệu và cách sử dụng tài liệu sao cho hiệu quả khi tự học; kết hợp gữa bài học/bài giảng trên lớp với bài tự tham khảo như thế nào; biết cách tương tác mạng xã hội ra sao... cũng là những yêu cầu cần chú ý. Học giả Nguyễn Hiến Lê cũng khuyên học sinh biết giữ gìn vệ sinh, ăn uống điều độ, khoa học và tập luyện thể dục để việc học tập tốt hơn vì theo học giả Nguyễn Hiến Lê "thân thể khỏe mạnh thì tinh thần mới sáng suốt". GS-TS Trần Văn Khê (1921-2015), nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam, cũng từng nêu lên cách tự học hiệu quả, nhớ lâu. Trong cuốn sách Những câu chuyện từ trái tim, NXB Trẻ, 2010, chia sẻ về cách học sao cho mau thuộc, nhớ lâu, GS-TS Trần Văn Khê cho biết thời còn học tú tài tại Trường trung học Pétrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM ngày nay) đã nghĩ ra nhiều "mẹo" hay trong phương pháp học. Đó là vận dụng tất cả những gì giúp mình nhớ để mà ghi nhớ thật đúng, thật lâu; đơn giản hóa kiến thức phức tạp, đưa cả thơ ca, diễn xuất vào để việc học thú vị hơn.Chẳng hạn, để ghi nhớ sự kiện lịch sử quan trọng, GS-TS Trần Văn Khê thường tìm các sự kiện trọng đại cùng cột mốc thời gian. Như Cách mạng Pháp 1789 thì tìm trong lịch sử Việt Nam có sự kiện vua Quang Trung thắng trận Đống Đa đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Hay như khi học lịch sử Trung Quốc với các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh thường khó nhớ con số chính xác năm nào, GS-TS Trần Văn Khê đã "đơn giản hóa" bằng cách làm tròn: Đường có 3 thế kỷ VII, VIII, IX; Tống có 3 thế kỷ X, XI, XII; Nguyên có 1 thế kỷ XIII; Minh có 3 thế kỷ XIV, XV, XVI; Thanh có 3 thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Cách nhớ trên dù không chính xác năm nhưng lại dễ nhớ về thế kỷ.Ở tuổi 90, GS-TS Trần Văn Khê vẫn không ngừng sáng tạo để ghi nhớ, GS Trần Văn Khê chia sẻ, để nhớ số điện thoại gồm 10 chữ số, đã tách ra từng cụm số rồi liên hệ đến các sự việc khác như ngày tháng năm sinh, số tầng lầu đang ở...Rõ ràng, để học hiệu quả và có giá trị vững bền thì mỗi học sinh cần được rèn luyện kỹ năng tự học.
Những doanh nhân tuổi rồng
Có lẽ cả cuộc đời của bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) sẽ không bao giờ thôi nhớ về đứa con gái bà đứt ruột cho đi gần 3 thập kỷ trước để vợ chồng Pháp nhận nuôi.Một ngày đầu năm 2025, bà Hương và chồng từ khu nhà ở tập thể gần chợ Gò Vấp đi xe máy đến một quán cà phê gần đó để gặp anh Đỗ Hồng Phúc - kiến trúc sư nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm lại thân nhân ở Việt Nam hoàn toàn miễn phí.Nhiều năm nay, bà Hương và anh Phúc là những người bạn đặc biệt của nhau, khi người phụ nữ thường hỗ trợ anh chàng kiến trúc sư tốt bụng trong hành trình tìm lại thân nhân cho những trường hợp người gốc Việt được nhận nuôi.Thế nhưng không phải ai cũng biết 28 năm về trước, bà cũng từng là một người mẹ đứt ruột cho con để người Pháp nuôi để rồi không ngày nào thôi dày xé tâm can vì quyết định đó. Hẳn vì nỗi niềm trên mà người phụ nữ quyết định tham gia vào các hoạt động nhân đạo, góp phần làm nên những cuộc đoàn tụ xuyên biên giới diệu kỳ. Người mẹ vẫn nhớ như in ngày 11.8.1997, trong một lần gặp tai nạn, người mẹ sinh non vào tháng thứ 8 của thai kỳ tại một bệnh viện ở TP.HCM. Bé gái sinh ra nặng 1,8 kg, phải ở lồng kính để được chăm sóc đặc biệt.Thế nhưng hành trình mang thai và sinh con với người phụ nữ TP.HCM ngày đó không hề dễ dàng. Ở tuổi 21, bà Hương có quen với một người con trai là bạn của anh họ rồi sau đó mang thai. "Nhưng gia đình người đó không thừa nhận đứa bé, cũng cắt đứt liên lạc với tôi. Lúc đó, tôi sốc và đau khổ lắm, nhiều lúc nghĩ tới ý định hay là 2 mẹ con cùng chết, kết thúc cuộc đời. Tôi cảm thấy ê chề, xấu hổ với gia đình, hàng xóm, người thân không dám ra ngoài gặp ai!", bà Hương chảy nước mắt, nhớ lại câu chuyện năm xưa.Trải qua quá trình đấu tranh nội tâm mạnh mẽ, bà quyết định sinh con. Bé gái được mẹ đặt tên Trần Hoài Ân. Tuy nhiên vì hoàn cảnh khó có thể diễn tả hết qua một vài lời nói, bà quyết định cho con mình để người Pháp nhận nuôi, mong con được sống một cuộc đời tốt hơn. Ngày đó, bà đau khổ tột cùng, ngỡ tưởng không thể nào sống tiếp.Biết bao nỗi niềm khó lòng chia sẻ cùng ai, bà Hương trút hết cảm xúc của mình vào những trang nhật ký năm 1997. Mỗi trang viết của tuổi 21 đều mang đầy những nỗi day dứt, sự dằn vặt về quyết định cho con."Giờ đây ngồi một mình, tôi cảm thấy nhớ về con của tôi thật nhiều. Có người mẹ nào muốn xa con đâu. Chỉ cầu mong cho con được người mẹ nuôi lo cho đầy đủ và dạy dỗ cho con nên người, thế là mình đã mãn nguyện lắm rồi!", người mẹ viết vào quyển nhật ký những dòng từ tận tâm can.Những trang viết cứ vậy dày thêm, dày theo nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người mẹ trẻ ngày đó. Mỗi dòng nhật ký viết ra, bà Hương không nhớ đã khóc bao nhiêu lần, bao nhiêu giọt nước mắt đã thấm làm nhòe vài nét mực.Cứ như vậy, bà giữ gìn quyển nhật ký đó cẩn thận suốt hàng thập kỷ, để mãi nhắc nhớ về cô con gái mà bà luôn muốn gặp, dẫu rằng chỉ là ở trong mơ. Người mẹ mong và tin một ngày nào đó, con có thể đọc được những dòng viết này."Chưa ngày nào tôi không nghĩ về con, cả trong mơ. Tôi luôn tưởng tượng sẽ gặp được và nói chuyện cùng con gái mình, dù chỉ một lần trong đời. Tôi chỉ cần biết con bình an và hạnh phúc là tôi đã mãn nguyện", bà Hương quệt nước mắt lăn dài trên gò má.Năm nay, Hoài Ân cũng đã 28 tuổi. Bà tin rằng con đang sống một cuộc đời hạnh phúc và bình an, là một cô gái xinh đẹp. "Liệu rằng con có từng nghĩ về mẹ không?", bà tự hỏi.Suốt nhiều năm qua, bà Hương thường xuyên hỗ trợ cho các trường hợp người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp tìm thân nhân ở Việt Nam. Thông qua các thông tin trong hồ sơ, bà cùng chồng dành thời gian đi khắp nơi ở TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Thuận… giúp đỡ.Thông qua các "đầu mối" tìm người thân uy tín trong cộng đồng người nước ngoài tìm lại thân nhân Việt Nam như anh Đỗ Hồng Phúc, ông Huỳnh Tấn Sinh, nhiều năm qua bà đã góp phần làm nên nhiều cuộc đoàn tụ diệu kỳ.Chứng kiến những gia đình đoàn tụ xuyên biên giới, với sự góp sức của mình, người phụ nữ vừa vui, vừa hạnh phúc thay cho họ. Là người chịu nỗi đau chia cắt máu mủ ruột rà, bà hiểu được niềm vui vỡ òa của ngày đoàn tụ."Đâu đó, mình cũng có chút chạnh lòng. Nhưng việc giúp đỡ người khác cũng là cách để tôi có thể tìm lại con mình. Biết đâu trong một hồ sơ nào đó mà tôi hỗ trợ, lại chính là con gái mình thì sao", người mẹ chia sẻ.Hoài Ân ơi! Mẹ chỉ mong gặp con một lần trong đời, chỉ để biết con khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc là mẹ đã an lòng. Mẹ sẽ không làm xáo trộn cuộc sống của con. Mẹ hy vọng một ngày nào đó con sẽ tìm về…Ông Huỳnh Tấn Sinh, một người nổi tiếng trong việc hỗ trợ tìm người thân cho người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Pháp cho biết bà Hương là một người rất nhiệt tình. Vì bà ở Việt Nam, nên nhiều lần đã giúp ông Sinh tìm kiếm địa chỉ thông qua các hồ sơ cho nhận con nuôi ở nước ngoài."Hương đã giúp tôi tìm thấy gia đình của mấy bạn ở nước ngoài, đặc biệt là Pháp cũng giống như con cô ấy đã đi cho làm con nuôi. Thật là tội nghiệp! Mong Hương sẽ có thể tìm thấy phép màu của đời mình!", ông Sinh bày tỏ.Ông Trần Phước Tánh (54 tuổi) là chồng của bà Hương cho biết vợ chồng ông quen biết nhau từ những năm 1995. Khi đó, ông vào quán cháo của mẹ bà Hương ở Phú Nhuận ăn rồi cảm mến luôn cô con gái của bà chủ. Thế nhưng thời điểm này, bà Hương chỉ xem ông là bạn."Ngày cô ấy mang thai, tôi đã đề nghị sẽ cưới Hương, nhận làm cha của đứa bé. Nhưng Hương nhất quyết từ chối vì không muốn lừa dối gia đình tôi. Tôi đã đồng hành cùng cô ấy vượt qua những ngày khó khăn nhất", ông Tánh bày tỏ.Sau khi bà Hương cho con, ông Tánh cũng thường xuyên tới lui an ủi, động viên tinh thần. Chính sự "mưa dầm thấm lâu", nhiệt tình của người đàn ông tốt bụng đã khiến cho bà Hương cảm động.Người phụ nữ từng viết trong nhật ký năm xưa, rằng: "Tôi không muốn quen bất cứ một người nào hết tại vì bây giờ tôi chán nản tất cả, không còn mong muốn gì nữa". Nay, chính sự chân thành của ông Tánh đã khiến bà mở lòng. Năm 2002, họ có một đám cưới đầy hạnh phúc, chính thức nên duyên vợ chồng sau 8 năm quen biết.Sau hơn 23 năm nên nghĩa vợ chồng, họ có 2 người con gái, năm nay cũng đã 21 và 16 tuổi. Con gái đầu với ông Tánh đã dần chữa lành tâm hồn và trái tim của người mẹ nhiều năm rỉ máu vì nhớ con gái Hoài Ân.Giờ đây, ông Tánh làm công nhân vệ sinh môi trường, bà Hương cũng làm vệ sinh cho một công ty ở Gò Vấp và có cuộc sống gia đình trọn vẹn. Người chồng vẫn luôn ủng hộ vợ tìm lại con gái mình."Tôi mong một ngày nào đó vợ tôi sẽ tìm được con, để thỏa lòng mong nhớ. 2 đứa con tôi cũng mong mẹ sẽ tìm được chị. Có một điều, gia đình tôi vẫn chưa biết về chuyện này sau bao nhiêu năm", chồng bà Hương chia sẻ.ThS.KTS Đỗ Hồng Phúc (ngụ TP.HCM) cũng cho biết bản thân vô cùng xúc động trước câu chuyện của bà Hương. Với anh, bà Hương là một người nhiệt tình, giúp đỡ anh trong hành trình hỗ trợ tìm thân nhân. Anh chàng mong rằng người phụ nữ sẽ tìm thấy phép màu. Các trường hợp người nước ngoài mong tìm lại thân nhân ở Việt Nam có thể liên hệ anh Phúc qua số điện thoại: 0979.283.523.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Lam Giang - địa chỉ làm đẹp uy tín, chất lượng
Biwase Tour of Vietnam là giải đấu thuộc cấp độ 2.2 trong hệ thống thi đấu của UCI. Giải đấu này diễn ra từ ngày 7 - 11.3 với 5 chặng đua và tổng lộ trình thi đấu gần 600 km, xuất phát từ Bình Dương và kết thúc tại TP.Đà Lạt. Ông Ngô Văn Lui, Phó chủ tịch Liên đoàn xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, Trưởng ban tổ chức Biwase Tour of Vietnam cho biết việc giải đấu được UCI công nhận, đưa vào hệ thống thi đấu giúp nâng cao vị thế của xe đạp nữ Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nhờ đó giải thu hút số lượng các đội quốc tế tham gia đông "kỷ lục" là 14 đội. Đây là cơ hội lớn cho các tay đua Việt Nam thể hiện mình cũng như cọ xát, trui rèn bản lĩnh. Trong số 14 đội quốc tế có những đội đua mạnh đến từ Pháp, Iran, Uzbekistan, Thái Lan, Mông Cổ, Malaysia, Indonesia, Singapore, Đài Loan. Chủ nhà Việt Nam cũng góp mặt 10 đội, trong đó nữ cua rơ số 1 Nguyễn Thị Thật tranh tài trong màu áo CLB Tập đoàn Lộc Trời An Giang. Tại Biwase Tour of Vietnam lần này, Nguyễn Thị Thật sẽ tái đấu kình địch Jutatip (Thái Lan), người vừa đánh bại cô ở giải vô địch châu Á. Ngoài ra các CLB trong nước như CLB Biwase, CLB Đồng Tháp cũng thuê ngoại binh để tranh tài nhằm tạo nên sự cạnh tranh "sòng phẳng" với các đội quốc tế. Ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, Phó ban tổ chức cho biết các trọng tài quốc tế từ Hồng Kông, Hàn Quốc sẽ tham gia điều hành giải Biwase Tour of Vietnam. Đây cũng là cơ hội để các trọng tài Việt Nam học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngay sau Biwase Tour of Vietnam, các cua rơ sẽ tiếp tục tranh tài giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương. Đây là giải đấu lần thứ 15 tổ chức, đã thành truyền thống vì thế Ban tổ chức muốn duy trì sân chơi này để tạo cơ hội thi đấu, cạnh tranh cho các tay đua Việt Nam. Được biết tất cả các đội tham dự Biwase Tour of Vietnam sẽ tiếp tục tranh tài giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương. Giải diễn ra từ ngày 12 đến 18.3.