Bắt nghi phạm cướp tiệm vàng ở Phú Thọ
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?Cơ quan chưa trả lời bạn đọc
Đó là những clip vui vẻ, hài hước và là những câu chuyện đầy xúc động và ấm áp được bạn đọc quan tâm trên Thanh Niên trong năm vừa qua. Họ là ai?Những clip một phụ huynh ở Đà Nẵng đón con gái lớp 5 tan học bỗng nhận về hàng chục triệu lượt thích trên mạng xã hội những tháng đầu năm 2024 vì phong cách... không đụng hàng. Đó là anh Phạm Thế Phương (48 tuổi) ngụ Q.Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), đón cô con gái Phạm Hồ Kim Hương (11 tuổi).Mặc đồ bộ sặc sỡ với họa tiết hoa lá giống… "khăn trải bàn", anh Phương tiến đến cổng trường tiểu học của cô con gái, mượn chiếc micro mà nhà trường dùng để thông báo cho học sinh khi có phụ huynh đến đón, nói to rõ: "Xin mời! Xin mời bạn Kim Hương, lớp 5/3 ra ngoài cổng có một người cha rất đẹp trai, đáng yêu và dễ thương đang đợi. Xin mời bạn Kim Hương ra ngoài cổng ạ!".Kim Hương từ trong trường nhanh chóng ra ngoài với biểu cảm đầy ngại ngùng khi thấy hành động của cha. Khoảnh khắc dễ thương của 2 cha con khiến người xem không khỏi phì cười. Clip nhận về hơn 6 triệu lượt xem cùng hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ của cư dân mạng.Phía sau những clip đón con của anh Phương là câu chuyện đầy xúc động khi con gái Kim Hương của anh trước đó được phát hiện bị ung thư máu. Kể từ đó, vợ chồng anh luôn đồng hành cùng cô con gái trong hành trình vượt qua bệnh tật. Anh cho biết vì bệnh được phát hiện sớm cũng như tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, giờ đây sức khỏe của Kim Hương vẫn ổn định, dù phải dùng thuốc hằng ngày. “Vì muốn có nhiều kỷ niệm với con trong những ngày ấu thơ, cũng như lưu giữ lại những kỷ niệm đó, nên tôi mới làm những vui vẻ, hài hước, cho con vui. Ba con tôi quay clip trước cả khi con phát hiện bệnh. Tôi tin là những khoảnh khắc này, sau này khi con gái nhìn lại sẽ là những khoảnh khắc vô giá, không chỉ với con mà còn với ba mẹ”, anh chia sẻ thêm.Những hình ảnh người con trai U.50 Nguyễn Đức Thuận (48 tuổi), ngụ xã Ninh Nhất (TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) chăm sóc cha ở tuổi gần đất xa trời đầy chu đáo khiến cư dân mạng rưng rưng, tấm tắc khen vì lòng hiếu thảo.Những clip cảnh ông Thuận tâm sự, trò chuyện cũng như chăm lo việc ăn uống, vệ sinh, gội đầu… cho cha, cụ Nguyễn Văn Hiền (86 tuổi), khiến nhiều người xúc động. Các clip cũng nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Người con cho biết sau cơn tai biến 5 năm trước, sức khỏe của cụ Hiền không còn tốt như xưa. Hiện tại, cụ phải nằm một chỗ, tinh thần không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào con cháu. Mỗi ngày, ông Thuận cùng người thân chăm cho cụ từng miếng ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên ông không thấy mệt hay vất vả mà ngược lại vô cùng hạnh phúc vì được cận kề bên cha ở tuổi xế chiều.Chia sẻ các clip chăm sóc, trò chuyện cùng con trai mới 3 tháng tuổi bằng thơ tự sáng tác lên mạng xã hội, Nguyễn Ngọc Tiến (29 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) bất ngờ nổi tiếng khi nhận về hàng triệu lượt xem."Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe, lại vừa ngủ ngon/Biếng ăn đầy bụng chẳng còn/Tăng cường tiêu hóa giúp con ị đều/Cho con vận động thật nhiều/Chiều cao, cân nặng thẳng chiều đi lên/Ngủ nhiều quá cũng không nên/Khó tiêu trào ngược càng thêm nặng nề/Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe lại vừa ngủ ngon…", một trong những bài thơ tự sáng tác của anh Tiến được nhiều phụ huynh thả "mưa tim".Nghe cha trò chuyện bằng những vần điệu vui tai, em bé tỏ ra hào hứng. Cư dân mạng dành lời khen cho cách chăm con "độc lạ" của phụ huynh này cũng như chúc bé Trọng Đại khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn."Tôi có niềm đam mê với văn chương, ngôn ngữ… nhưng từ trước tới nay chưa có dịp thể hiện. May sao khi có con, từ thực tế chăm con hằng ngày với nhiều trải nghiệm mới mẻ mà tôi có cảm hứng sáng tác thơ. Tôi nghĩ việc đọc thơ cho con nghe mỗi ngày cũng là cách để rèn cho con có tư duy tiếng Việt từ nhỏ. Điều tuyệt vời và may mắn là bé nhà tôi dễ chịu, thích nghe cha đọc thơ", anh hào hứng kể."Cuộc sống hằng ngày của Chang sau ngày mẹ mất…", dòng chú thích trên một tài khoản mạng xã hội của chị Hoàng Thị Thùy Trang (28 tuổi), tên thường gọi là Chang, ngụ H.Xuân Lộc, Đồng Nai khiến người xem xúc động.Theo đó, cô gái trẻ thường xuyên đăng tải những clip về cuộc sống thường nhật cùng cha. Sau ngày mẹ mất, cô gái thường xuyên chia sẻ nhiều clip về những khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật như cùng cha nấu ăn, làm vườn, trò chuyện… nhận "mưa tim" từ cư dân mạng.Các clip của 2 cha con chị Trang nhận về hàng triệu lượt xem, bình luận và chia sẻ. Nhiều người bày tỏ sự yêu mến, xúc động trước tình cảm cha con ấm áp, dễ thương. Cũng có người nhớ về câu chuyện, kỷ niệm về cha mẹ, gia đình của mình.Vốn đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, chị Trang về nhà ở Đồng Nai sống kề cận bên cha để tiện chăm sóc sau ngày mẹ mất. Chị nói mình trân trọng từng khoảnh khắc bên cha. Đó là lý do chị quyết định quay lại và chia sẻ những khoảnh khắc về cuộc sống thường ngày của hai cha con lên mạng xã hội như để lưu giữ kỷ niệm.
Vì sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu ngừng sử dụng robot đặt lệnh?
Ngày 22.2, tại H.Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2. Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận Phạm Văn Hậu; Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam; Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Bộ Công thương, Cơ quan phát triển Pháp (AfD)... tới dự.Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án thuộc Công trình năng lượng, nhóm A, cấp đặc biệt, được xây dựng tại H.Bác Ái và H.Ninh Sơn. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỉ đồng, được thu xếp từ vốn vay và vốn của EVN.Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái là công trình thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại VN có quy mô 4 tổ máy với công nghệ tích hợp 2 chiều tua bin - bom, máy phát điện - động cơ với tổng công suất lắp máy là 1.200 MW.Nhà máy này có nhiệm vụ phát điện phủ đỉnh với công suất lớn nhất 1.200 MW lên hệ thống điện quốc gia vào giờ cao điểm, bơm nước từ hồ dưới là hồ thủy lợi Sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm; góp phần làm phẳng biểu đồ phụ tải cho hệ thống điện với số giờ phát điện phủ đỉnh hàng ngày tối đa là 7 giờ. Công trình này còn có nhiệm vụ điều tần, chạy bù công suất và dự phòng quay cho hệ thống điện.Theo EVN, khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận tập trung cao nhiều dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) và tương lai có thêm các nhà máy điện hạt nhân, hoạt động của Thủy điện tích năng Bác Ái sẽ góp phần điều tiết công suất và ổn định nguồn điện khu vực.Cũng theo EVN, dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất, cụm công trình cửa xả nằm sâu trong lòng hồ thủy lợi Sông Cái đã được EVN triển khai thi công xây dựng từ tháng 1.2020, nghiệm thu hoàn thành vào tháng 3.2021, bảo đảm hoàn thành trước khi tích nước hồ sông Cái. Giai đoạn 2, dự án thi công công trình chính đảm bảo tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 12.2029; hoàn thành toàn bộ dự án năm 2030.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Vì vậy, Dự án thủy điện tích năng Bác Ái có vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, giúp ổn định hệ thống, điều tần, là công cụ giúp điều độ hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn tin cậy trong bối cảnh hệ thống công suất lắp đặt của các nhà máy năng lượng sạch đang tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thiểu phát thải. Nhà máy thủy điện Bác Ái sẽ bơm nước từ hồ sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm và phát lên hệ thống lưới điện quốc gia vào giờ cao điểm, vì vậy được xem như là một hệ thống tích trữ năng lượng lớn và hết sức có ý nghĩa khi được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2029 - 2030.Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cùng với 2 dự án điện hạt nhân, Dự án Nhà máy thủy điện Bác Ái khi được đưa vào khai thác sẽ biến Ninh Thuận là trung tâm điện sạch lớn nhất VN, thậm chí là lớn nhất khu vực Đông Nam Á."EVN cam kết chỉ đạo, phối hợp tốt với nhà thầu và các đơn vị tư vấn trên công trường để xây dựng công trình thủy điện tích năng Bác Ái bảo đảm chất lượng, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường và hoàn thành đúng tiến độ", ông Tuấn nói.Dịp này, EVN và liên danh các nhà thầu đã tặng tỉnh Ninh Thuận 1 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo.
Có lẽ chưa bao giờ CLB Thanh Hóa khao khát một chiến thắng như lúc này. Trước cuộc chạm trán CLB Hải Phòng, thầy trò HLV Velizar Popov trải qua chuỗi 9 trận liên tiếp chỉ biết hòa và thua (tính trên mọi đấu trường). Lần gần nhất đội bóng xứ Thanh giành chiến thắng là ở cuộc đối đầu đội Đà Nẵng, diễn ra vào hôm 20.11.2024. Đó là lý do CLB Thanh Hóa dần mất lợi thế trong cuộc đua vô địch V-League (tụt xuống vị trí thứ 3, kém đội đầu bảng Nam Định 5 điểm) và bị loại khỏi ASEAN Club Championship. Doãn Ngọc Tân và các đồng đội cần một chiến thắng trước CLB Hải Phòng để trở lại mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Dường như chấn thương sớm của tài năng trẻ Ngọc Mỹ báo hiệu một "điềm chẳng lành" cho CLB Thanh Hóa. Ngay ở phút 19, HLV Popov buộc phải thực hiện một quyền thay người bất đắc dĩ. Đến phút 43, điều mà các CĐV nhà không mong muốn đã xảy ra. Từ một tình huống dàn xếp đá phạt góc bất ngờ của CLB Hải Phòng, Triệu Việt Hưng có mặt đúng lúc để đánh đầu ngược thành công, mở tỷ số trận đấu. Bàn thắng này giúp cả 2 đội chơi bùng nổ hơn trong hiệp 2. CLB Thanh Hóa và Hải Phòng liên tục có những pha ăn miếng trả miếng. Nhưng trong ngày chân sút đôi bên chơi thiếu sắc bén, cộng thêm sự xuất sắc của nhà vô địch AFF Cup 2024 Nguyễn Đình Triệu, không có bàn thắng nào được ghi trong 45 phút còn lại của trận đấu. Chung cuộc, CLB Thanh Hóa nhận thất bại 0-1 và chính thức trở thành cựu vương của Cúp quốc gia. Đồng thời, chuỗi trận không biết đến mùi chiến thắng của thầy trò HLV Popov bị kéo dài lên con số 10. Xem Cúp Quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Kỳ thú tháng 5: Ngỡ ngàng với mưa sao băng Eta Aquarid và vẻ đẹp Trăng Sữa
Chưa kịp hân hoan khi thị trường ô tô Việt Nam tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số trong năm 2024, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã bị "dội gáo nước lạnh". Việc sức mua suy yếu ngay trong tháng đầu năm 2025, trong khi khi nhiều lô xe cũ sản xuất từ năm 2024 vẫn chưa bán hết đang đẩy nhiều nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô vào thế khó.Sau bước "chạy đà" không mấy khả quan trong tháng 1.2025 bởi thời gian bán hàng bị rút ngắn do kỳ nghỉ Tết nguyên đán, nhiều đại lý ô tô đang bước vào tháng 2 - một trong những thời điểm trầm lắng nhất của thị trường ô tô Việt Nam, với mối lo xe đời cũ tồn kho, khó bán. Theo ghi nhận của Thanh Niên, tính đến thời điểm hiện tại, không chỉ các mẫu ô tô lắp ráp trong nước, ngay xe cả xe nhập khẩu nguyên chiếc của một số thương hiệu vẫn đang tồn kho phiên bản đời cũ, đặc biệt là xe sản xuất năm 2024.Trong bối cảnh đó, với hy vọng có thể sớm "xả hàng" nhiều mẫu mã ô tô đời cũ đang được các đại lý tăng mức ưu đãi thậm chí "đại hạ giá". Mới đây, TC Motor - nhà sản xuất, phân phối ô tô Hyundai tại Việt Nam vừa công bố chương trình giảm giá bán đồng thời gia tăng thời gian bảo hành với các mẫu xe có số VIN sản xuất năm 2024. Cụ thể, khách hàng mua một trong các mẫu ô tô Hyundai sản xuất năm 2024 sẽ được áp dụng chính sách bảo hành lên đến 8 năm hoặc 120.000 km cùng ưu đãi giảm giá lên đến 45 triệu đồng.Trong khi đó, ngoài một số ưu đãi tương tự xe 2025 nhiều mẫu xe Mitsubishi đời 2024 cũng được Mitsubishi Motor Việt Nam (MMV) gia tăng mức giảm giá thông qua chương trình hỗ trợ lệ phí trước bạ. Cụ thể, mẫu sedan hạng B - Mitsubishi Attrage đời 2024 được áp dụng gói ưu đãi hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, tặng phiếu nhiên liệu, phụ kiện với tổng trị giá từ 10,5 - 45,5 triệu đồng (tùy phiên bản).Mitsubishi Outlander 2024 cũng được áp dụng gói ưu đãi với tổng mức giảm giá lên tới 72 triệu đồng. Thậm chí, ngay cả mẫu xe hút khách nhất của hãng - Mitsubishi Xpander cũng còn hàng tồn kho sản xuất từ năm 2024 và đang được áp dụng gói ưu đãi từ 45,5 - 73 triệu đồng. Tương tự Mitsubishi, Ford Việt Nam cũng đang giảm giá bán cho nhiều mẫu mã, phiên bản xe đời 2024. Trong đó, các phiên bản, biến thể của Ford Ranger nhập khẩu như bản Ranger Stormtrak, Ranger Raptor được giảm giá thông qua hình thức hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Phiên bản Ranger XLS và Sport có mức giảm giá từ 10 - 14 triệu đồng. Bản Ranger Wildtrak được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ kèm 1 năm bảo hiểm vật chất.Trong khi đó, tùy theo từng phiên bản, mẫu SUV 7 chỗ Ford Everest sản xuất năm 2024 nhập khẩu từ Thái Lan được áp dụng gói giảm giá 15 triệu đồng hoặc hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Ford Territory 2024 có mức ưu đãi 2 năm bảo hiểm vật chất hoặc quy đổi ra mức giảm giá trực tiếp khi mua xe.Các hãng xe Nhật Bản khác như Honda, Toyota đều triển khai chương trình ưu đãi với hàng loạt mẫu mã theo các hình thức hỗ trợ lệ phí trước bạ, tặng gói phụ kiện hoặc bảo hiểm. Tuy nhiên, ngoài chương trình ưu đãi từ phía hãng xe, nhiều đại lý phân phối cũng linh hoạt trong việc quy đổi các gói ưu đãi và tăng mức giảm giá với các mẫu xe đời 2024. Cụ thể, tại một số đại lý Toyota, bản Vios G CVT 2025 có mức giảm giá tới 45 triệu đồng, Veloz Cross 2024 giảm giá 60 triệu đồng, Corolla Cross 2024 bản máy xăng giảm giá 20 - 25 triệu đồng…Một số đại lý Subaru cũng đang áp dụng mức giảm giá từ 150 - 220 triệu đồng cho các phiên bản của dòng xe Forester sản xuất năm 2024. Trong khi đó, mẫu SUV 7 chỗ Isuzu mu-X đời 2024 cũng được áp dụng mức giảm lên đến cả trăm triệu đồng tại một số đại lý.Việc sức mua sụt giảm, trong khi các mẫu mã ô tô nhập khẩu đặc biệt từ Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang ồ ạt tràn vào Việt Nam đang dẫn đến tình trạng cung vượt cầu trên thị trường ô tô. Cuộc đua "đại hạ giá" xả hàng ô tô đời cũ đang diễn ra rầm rộ trên thị trường Việt Nam cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam trong bối cảnh sức mua giảm mạnh trong giai đoạn đầu năm 2025.