Đánh giá Tiguan Allspace trên hành trình vượt gió cát, lên đại ngàn
Ông nói thêm: Đúng là tôi đã nói dối những người phụ nữ. Tôi đã sai. Nhưng tôi muốn giúp họ.Choáng: 11 địa phương nắng nóng kỷ lục trên 40 độ C
Cả Honda Winner X mới và Yamaha Exciter 155 VVA đều trang bị hệ thống phanh đĩa trên cả hai bánh. Hệ thống treo gồm cặp phuộc ống lồng phía trước và lò xo trụ đơn ở phía sau. Tuy nhiên, nếu phanh đĩa trước trên Yamaha Exciter 155 VVA có 2 piston thì phanh trước trên Winner X mới chỉ có 1 piston nhưng được tích hợp hệ thống chống bó cứng phanh ABS.
‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 7: Vợ của chủ tịch Khánh có bí mật gì?
Hãng Yonhap đưa tin Văn phòng Điều tra quốc gia (NOI) đã triệu tập lãnh đạo các đội cảnh sát điều tra Seoul, tỉnh Gyeonggi và những đơn vị khác tại vùng thủ đô Hàn Quốc đến trụ sở NOI để họp bàn kế hoạch bắt Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.Ông Yoon Suk Yeol bị quốc hội luận tội và đình chỉ chức vụ vì ban bố thiết quân luật vào tháng 12.2024. Cảnh sát cũng điều tra ông với cáo buộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực.Tòa án đã ra lệnh bắt tạm giam và cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh bắt vào ngày 3.1 nhưng bị đội cảnh vệ ngăn chặn. Tòa án ngày 7.1 thông qua lệnh bắt mới sau khi lệnh ban đầu hết thời hạn. Ngày 9.1, NOI đã gửi thông báo đến các đội điều tra tại vùng thủ đô Seoul, yêu cầu họ chuẩn bị huy động khoảng 1.000 nhân sự cho lần bắt thứ hai.Ngày 10.1, Giám đốc Cơ quan An ninh tổng thống (PSS) Park Chong-jun đã nộp đơn từ chức và trình diện trước cảnh sát để cung cấp lời khai với cáo buộc cản trở các nhà điều tra thi hành lệnh bắt. Quyền Tổng thống Choi Sang-mok đã chấp nhận đơn từ chức của ông Park.Phát biểu trước các phóng viên trước khi gặp các nhà điều tra, ông Park cho rằng các cơ quan chính phủ không nên đối đầu với nhau. "Không nên đụng độ và đổ máu trong bất kỳ tình huống nào. Tôi cho rằng cuộc điều tra nên tiến hành theo cách phù hợp với địa vị của một tổng thống đương nhiệm", ông Park nói.Ông Yoon Suk Yeol đã không chấp hành lệnh triệu tập để lấy lời khai của Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) vì cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền. An ninh đã được tăng cường quanh nơi ở của ông khi đội cảnh vệ dựng nhiều xe buýt và hàng rào dây thép gai trước lối vào.Mặt khác, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đang xem xét việc luận tội ông Yoon. Nếu bị tuyên có tội, ông sẽ bị phế truất. Ngược lại, ông sẽ được phục chức. Các luật sư của ông Yoon nói rằng ông sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.
Tuyển sinh đầu cấp ứng dụng bản đồ GIS tại TP.HCM năm nay có gì mới?
Lọc xăng hay lọc nhiên liệu là bộ phận quan trọng trên mỗi chiếc ô tô sử dụng động cơ đốt trong. Tương tự một số bộ lọc khác trên xe, lọc xăng ô tô có tác dụng lọc bỏ các cặn gỉ, tạp chất có trong xăng trước khi xăng đi qua bơm xăng, kim phun xăng vào buồng đốt động cơ.Theo thời gian sử dụng ô tô, nếu lọc xăng không được kiểm tra, thay thế định kỳ sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẹt, làm chậm quá trình đưa xăng vào buồng đốt, qua đó khiến xe mất ổn định và động cơ có thể đột ngột ngừng hoạt động, gây nguy hiểm cho người dùng. Thông thường, một chiếc ô tô sau khi sử dụng khoảng 2 năm hoặc 40.000 km lọc xăng sẽ bị bẩn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có nhiều yếu tố tác động khiến lọc xăng ô tô nhanh bẩn hơn so với cảnh báo của nhà sản xuất. Một trong số đó là chất lượng xăng đổ vào bình chứa trên ô tô. Nếu đổ xăng kém chất lượng, các tạp chất, cặn bẩn theo đó sẽ lọt vào bình xăng, theo thời gian sẽ khiến bộ lọc nhiễm bẩn nhanh hơn.Bên cạnh đó, theo các kỹ thuật viên chăm sóc, bảo dưỡng ô tô, thói quen của người dùng cũng là nguyên nhân khiến lọc xăng ô tô nhanh bẩn hơn, thậm chí còn gây hư hỏng bơm xăng. Cụ thể, việc thường xuyên để cạn bình mới tiếp thêm nhiên liệu sẽ khiến bụi bẩn dễ xâm nhập vào lọc xăng cũng như hệ thống bơm xăng. Bởi dù không thể quan sát nhưng chắc chắn trong bình xăng của mỗi chiếc ô tô đều ít nhiều có đọng cặn, bụi bẩn. Bụi bẩn có thể phát sinh từ hai yếu tố, có thể là do bình xăng, cũng có thể là do nhiên liệu hoặc từ các yếu tố khác như việc sử dụng chất phụ gia để lại dấu vết cặn lắng.Do đó, trong quá trình sử dụng ô tô nếu thường xuyên để bình xăng cạn hay quá lạm dụng các chất phụ gia đổ vào bình xăng sẽ nhanh chóng khiến lọc xăng nhanh nhiễm bẩn, dẫn đến tắc nghẽn, cản trở quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ.Tượng tự các bộ lọc khác trên ô tô, lọc xăng ô tô sau một thời gian sử dụng cũng cần được kiểm tra, thay thế định kỳ. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, các nhà sản xuất ô tô thường khuyến cáo người dùng nên thay mới lọc xăng sau khi sử dụng xe từ 1,5 - 2 năm hoặc sau mỗi 40.000 - 50.000 km vận hành (tùy mẫu mã, nhà sản xuất).Kỹ thuật viên một garage sửa chữa ô tô tại TP.Thủ Đức, TP.HCM cho biết: "Với chất lượng nhiên liệu tại Việt Nam, các chủ xe nên đặc biệt chú ý đến việc thay thế lọc xăng định kỳ. Một số xe thường xuyên để cạn bình nhiên liệu nên chú ý kiểm tra tình trạng lọc xăng sớm hơn nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như tiếng máy không đều, động cơ rung, khởi động khó hay xe hao xăng hơn bình thường". Hiện tại với các dòng ô tô phổ thông, chi phí thay lọc xăng ô tô vào khoảng 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng, tùy mẫu xe. Trong khi đó, chi phí thay thế bộ phận này trên các dòng xe sang thường cao hơn.