Bạn trẻ Blouse Xanh mang niềm vui cho bệnh nhi
Kỳ vọng ngày càng có nhiều người chạy bộ khiến cho Quang Trần luôn tích cực rủ bạn bè xung quanh chạy bộ, đặc biệt là những người không chạy bao giờ. “UpRace cũng là một lý do đủ thuyết phục để tôi rủ được những người chưa từng chạy bộ tham gia chạy bộ, vì không chỉ chạy vì sức khỏe của bản thân mà còn góp phần giúp đỡ người khác”. Đây cũng chính là lý do khiến anh âm thầm là người đồng hành cùng UpRace, lan tỏa sứ mệnh của dự án và tích cực truyền cảm hứng về đam mê chạy bộ trong suốt 5 năm qua.Bí kíp để Jennie Blackpink có thể duy trì vòng eo hoàn hảo và cân nặng 45kg
Đó là cảnh báo do ông Vassily Nebenzia, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài RIA Novosti vào hôm 10.2. Đại sứ Nebenzia cho rằng thông tin "khó tin" về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine xuất phát từ "tâm trạng mệt mỏi" chung về cuộc khủng hoảng.Ông nhấn mạnh: "'Lực lượng gìn giữ hòa bình' không thể hoạt động mà không có lệnh của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nếu không có lệnh như vậy, bất kỳ lực lượng quân sự nước ngoài nào được cử vào khu vực chiến sự sẽ được coi là những chiến binh thông thường".Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nghĩa là Moscow có thể phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào về việc gửi quân đội nước ngoài tới Ukraine.Hồi tháng 1, báo Anh Daily Telegraph đưa tin rằng Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, điều có thể diễn ra sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.Tuy nhiên, tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Đức tới Ukraine đều là "quá sớm và không phù hợp".Nhiều báo đài cũng cho hay khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu là một trong những điểm trong kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Kế hoạch này được cho là cũng bao gồm loại bỏ việc kết nạp Ukraine vào NATO, và đóng băng xung đột dọc theo tiền tuyến hiện tại.Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 10.2 tuyên bố Nga chỉ tham gia đàm phán về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine khi tất cả điều kiện do Tổng thống Vladimir Putin đề ra được đáp ứng. Các yêu cầu bao gồm việc Ukraine từ bỏ ý định gia nhập NATO và rút toàn bộ quân đội khỏi 4 tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia – những khu vực Nga tuyên bố sáp nhập năm 2022 nhưng chưa kiểm soát hoàn toàn.Ông Ryabkov nhấn mạnh: "Nếu Mỹ và phương Tây sớm thấu hiểu những yêu cầu này, xung đột tại Ukraine sẽ sớm có lối thoát."Trước đó, hãng tin AP dẫn phân tích của giới chuyên gia cho rằng Nga hiện không chịu sức ép phải đàm phán, do họ đang duy trì thế chủ động trên chiến trường. Trong khi đó, Ukraine đối mặt với thách thức về nhân lực, vũ khí và nguy cơ bị Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự.Nga đang tiến gần mục tiêu chiến lược tại Ukraine và không bị ảnh hưởng bởi các đe dọa trừng phạt từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kinh tế Nga cũng thể hiện khả năng phục hồi đáng kể dù chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế.Trong một diễn biến liên quan, ông Trump tiết lộ cuối tuần qua rằng ông đã điện đàm với Tổng thống Putin và nhận thấy "tiến triển tích cực" hướng tới chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, Điện Kremlin không xác nhận thông tin này.Về phía Nga, Thứ trưởng Ryabkov đánh giá cao thiện chí đối thoại của Mỹ nhưng nhấn mạnh Moscow chỉ chấp nhận đàm phán trên cơ sở bình đẳng. Ông nêu rõ: "Mọi thảo luận phải giải quyết gốc rễ xung đột và tôn trọng thực tế hiện trường. Áp đặt tối hậu thư lên Nga là hành động vô ích." Ông cũng cho biết hai bên chưa đạt thỏa thuận về việc thiết lập kênh liên lạc cấp cao.Trang Semafor hôm 10.2 dẫn các nguồn tin phương Tây tiết lộ Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga – ông Keith Kellogg – đang chuẩn bị kế hoạch chấm dứt chiến sự. Ông Kellogg cùng đoàn quan chức Mỹ sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich (Đức) tuần này và dự kiến gặp phái đoàn Ukraine do Tổng thống Volodymyr Zelensky dẫn đầu. Đài CBS News cho biết ông Zelensky cũng sẽ có cuộc tiếp xúc với Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance.
Chương trình tư vấn sức khỏe
Mặc dù Galaxy S25 đã được ra mắt với One UI 7, Samsung vẫn chưa cập nhật phiên bản chính thức của giao diện người dùng dựa trên nền tảng Android 15 này đến với smartphone và tablet đời cũ của hãng. Thời điểm phát hành bản cập nhật cho các thiết bị này vẫn còn khá mờ mịt khi liên tục bị trì hoãn.Giờ đây, thông tin mới có thể khiến người hâm mộ Samsung cảm thấy thất vọng hơn nữa khi công ty có thể đang phải chuẩn bị nhiều bản beta của One UI 7 trước khi phát hành phiên bản ổn định.Samsung đã bắt đầu thử nghiệm bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24 từ cuối năm ngoái. Các tin đồn gần đây cho thấy công ty có thể tung thêm một bản beta thứ tư trước khi phát hành phiên bản ổn định vào tháng 3. Theo các nguồn tin, bản beta 4 của One UI 7 đã được phát hiện trên máy chủ thử nghiệm của công ty với các mã bản dựng S928USQU4ZYB6, S928UOYN4ZYB6 và S928USQU4BYB6.Tuy nhiên, beta 4 dường như không phải là phiên bản cuối cùng của One UI 7 beta trước khi đến với Galaxy S24 khi nguồn rò rỉ Tarun Vats trên X vừa cho biết, Samsung có thể tung ra đến 6 bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24, với beta 4 vào tháng 2, beta 5 vào tháng 3 và beta 6 vào tháng 4. Chỉ khi hoàn tất việc triển khai các bản beta này, người dùng Galaxy S24 mới chính thức nhận được One UI 7, tức vào tháng 4.
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác có ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang, H.Quản Bạ và đông đảo người dân.Tại đây, Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Phan Anh Hùng đã báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện và kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.Ông Hùng cho biết, H.Quản Bạ có 55 tổ chức cơ sở Đảng, 4.253 đảng viên. Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện đạt nhiều kết quả nổi bật: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 7%; có 3/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 giải quyết việc làm cho 18.543 lao động, triển khai 134 dự án sinh kế, hỗ trợ xóa nhà tạm cho 1.828 hộ...Riêng thôn Nặm Đăm, ông Hùng cho hay, đây là thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, toàn thôn có 68 hộ với 307 khẩu, 100% đồng bào dân tộc Dao. Thôn hoàn thành 10/10 tiêu chí xây dựng thôn văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới, có 39 hộ làm dịch vụ homestay. Năm 2023, thôn vinh dự nhận giải thưởng ASEAN về lĩnh vực du lịch cộng đồng.Sau khi nghe báo cáo của chính quyền và tiếp xúc với cán bộ, nhân dân H.Quản Bạ, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng, phấn khởi, ghi nhận những thành quả mà huyện đạt được.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, mục tiêu của Đảng là chăm lo đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, phát triển; học sinh được đến trường đầy đủ để học tập, trưởng thành, trở thành những chủ nhân tương lai xây dựng quê hương, đất nước; người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng những thiết bị y tế hiện đại.Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị tỉnh Hà Giang và H.Quản Bạ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương giàu đẹp, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, trước mắt là hoàn thành tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; tập trung rà phá bom mìn, tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sĩ; phát huy thế mạnh của địa phương về phát triển du lịch và kinh tế biên mậu; gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng 10 suất quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; trao tặng kinh phí 30 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng công trình Khoa Khám chữa bệnh và điều trị cho Bệnh viện đa khoa H.Quản Bạ.Tiếp đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã tham gia không gian thưởng thức trà shan tuyết Hà Giang; thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của đồng bào các dân tộc và trao tặng 30 suất quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện.
Việt Nam sẽ quảng bá vũ khí tự sản xuất tại triển lãm quốc phòng 2022
Dù Indonesia và Brazil sắp vào vụ thu hoạch nhưng giá cà phê thế giới vẫn tăng mạnh là do những lo lắng về tình trạng nguồn cung khan hiếm do nắng nóng và khô hạn kéo dài ở tất cả các nguồn cung trên thế giới.