10 đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia SSEAYP 2023 gồm những ai?
Nếu so sánh với Kia Carnival, Hyundai Custin không rộng rãi và thoải mái bằng, nhưng lại vượt trội hơn so với Toyota Innova.Ấn tượng màn trình diễn đêm khai mạc Lễ hội Áo dài TP.HCM
"Vì Ukraine liên tục từ chối gia hạn các thỏa thuận này, Gazprom đã bị tước mất khả năng kỹ thuật và pháp lý cung cấp khí đốt để vận chuyển qua ngã Ukraine kể từ ngày 1.1.2025. Việc cung cấp khí đốt của Nga để vận chuyển qua ngã Ukraine đã dừng lại vào lúc 8 giờ sáng theo giờ Moscow", Gazprom thông báo, theo Hãng tin TASS.Gazprom chỉ ra rằng các thỏa thuận vận chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm với công ty Naftogaz của Ukraine về hợp tác giữa các đơn vị khai thác hệ thống vận chuyển khí đốt của Nga và Ukraine đã hết hạn vào ngày 1.1. Thỏa thuận này quy định vận chuyển 40 tỉ m3 khối khí đốt của Nga qua ngã Ukraine mỗi năm. Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỉ m3 khí đốt qua Ukraine tới châu Âu vào năm 2023, giảm so với mức 65 tỉ m3 khi hợp đồng 5 cuối cùng bắt đầu vào năm 2020."Chúng tôi đã dừng trung chuyển khí đốt của Nga. Đây là một sự kiện lịch sử. Nga đang mất thị trường, họ sẽ phải chịu tổn thất về tài chính. Châu Âu đã đưa ra quyết định từ bỏ khí đốt của Nga", Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko nhấn mạnh trong một tuyên bố hôm nay, theo Reuters.Bộ Năng lượng Ukraine cũng nhấn mạnh việc vận chuyển khí đốt của Nga qua ngã Ukraine "đã bị dừng lại vì lợi ích an ninh quốc gia".Việc dừng trung chuyển khí đốt nói trên sẽ khiến Gazprom mất gần 5 tỉ USD doanh số bán khí đốt, trong khi Ukraine sẽ không thu được khoảng 800 triệu USD/năm phí trung chuyển từ Nga, theo Reuters.Việc dừng trung chuyển khí đốt của Nga qua ngã Ukraine đã được dự kiến diễn ra sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022. Ukraine đã kiên quyết không gia hạn thỏa thuận trong bối cảnh có xung đột quân sự.Nga hiện vẫn xuất khẩu khí đốt qua đường ống TurkStream ở biển Đen. TurkStream có hai tuyến - một tuyến cho thị trường nội địa Thổ Nhĩ Kỳ và tuyến còn lại cung cấp cho các khách hàng ở Trung Âu, trong đó có Hungary và Serbia, theo Reuters.Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga sau khi xung đột quân sự nổ ra ở Ukraine vào năm 2022 bằng cách tìm kiếm các nguồn thay thế. Những bên mua khí đốt còn lại của Nga thông qua Ukraine như Slovakia và Áo cũng đã sắp xếp nguồn cung thay thế.Moldova là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi việc trung chuyển khí đốt từ Nga qua ngã Ukraine dừng lại. Moldova cho hay nước này sẽ cần đưa ra các biện pháp để giảm 1/3 lượng khí đốt sử dụng.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của EU về diễn biến nói trên.
Chuyển nhượng mùa đông: Ibrahimovic khuyên Mbappe nên đến Real Madrid
TAND tối cao mới đây có văn bản gửi chánh án TAND các tỉnh, thành phố về việc tham gia ý kiến với phương án tổ chức tại TAND.TAND tối cao cho biết đang dự kiến tổ chức lại tòa án cấp sơ thẩm trên cơ sở sắp xếp lại các tòa án cấp huyện hiện hành. Việc này căn cứ các tiêu chí: số lượng vụ việc phải giải quyết, địa bàn, đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý, mật độ dân cư, hạ tầng giao thông, văn hóa vùng miền.Về tiêu chí số lượng vụ việc, với khu vực đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP.HCM, số lượng mỗi tòa án sơ thẩm nằm trong khu vực nội thành phải giải quyết là 3.000 vụ một năm trở lên; tòa sơ thẩm khu vực ngoại thành từ 1.000 vụ mỗi năm trở lên.Với khu vực nông thôn đồng bằng, tòa sơ thẩm phải giải quyết, xét xử từ 800 vụ mỗi năm trở lên; khu vực miền núi là 200 vụ mỗi năm trở lên.Về tiêu chí địa bàn, các tòa án được sáp nhập phải có vị trí địa lý liền kề, giao thông thuận tiện. Mỗi tòa án cấp huyện thuộc diện sắp xếp sẽ sáp nhập với ít nhất 1 tòa án cấp huyện liền kề.Về các tiêu chí khác, khu vực miền núi thường có đặc điểm diện tích rộng, mật độ dân cư thấp, số lượng vụ việc không nhiều, nếu chỉ áp dụng tiêu chí về khối lượng công việc phải giải quyết thì địa bàn hoạt động của các tòa sơ thẩm sau khi sáp nhập sẽ quá rộng, gây khó khăn cho người dân đến tòa.Do vậy, TAND tối cao cho rằng cần bổ sung tiêu chí là khoảng cách từ nơi đặt trụ sở tòa án sơ thẩm đến nơi xa nhất của địa phương đó không quá 50 km. Trường hợp không đạt cả 2 tiêu chí về số lượng án và khoảng cách thì áp dụng tiêu chí khoảng cách.Riêng với khu vực hải đảo, sẽ không tổ chức tòa án sơ thẩm khu vực tại mỗi huyện đảo mà sẽ bố trí thẩm phán, cán bộ tòa án tại tòa sơ thẩm khu vực liền kề để tiếp người dân, xử lý đơn kiện và xét xử lưu động các loại vụ án theo định kỳ hàng tháng.TAND tối cao cũng đề nghị ưu tiên các vị trí có trụ sở vừa đầu tư xây mới trong giai đoạn vừa qua và một số công trình thuộc dự án nâng cấp, xây dựng TAND các cấp giai đoạn 1.Theo quy định tại luật Tổ chức TAND, hệ thống TAND hiện này chia làm 4 cấp, gồm: TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện; tòa án sơ thẩm chuyên biệt hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản. Cùng đó là tòa án quân sự T.Ư, tòa án quân sự quân khu và tương đương, tòa án quân sự khu vực.
Tại hội nghị công bố đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức (TP.HCM) mới đây, ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức giới thiệu danh mục dự án mời gọi đầu tư theo 5 nhóm, bao gồm nhiều dự án tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.Cụ thể, trong nhóm dự án đầu tư theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất rộng khoảng 239 ha, gồm 49 lô đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 50 ha và 10 dự án khác trên địa bàn rộng 190 ha. Chức năng chủ yếu là đất dân cư đa chức năng, thương mại dịch vụ, dân cư mật độ cao, giáo dục, trạm nhiên liệu, công trình văn hóa...Theo kế hoạch tổ chức đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm hồi tháng 9.2024, UBND TP.HCM đặt mục tiêu giai đoạn 2024 - 2025 sẽ chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã ký với người trúng 4 lô đất tại khu chức năng số 3 (ký hiệu 3-5, 3-8, 3-9, 3-12).Trong giai đoạn này, TP.HCM cũng đấu giá 3 lô đất (ký hiệu 1-2, 1-3, 3-5) thuộc khu chức năng số 1 và số 3, dự kiến hoàn thành trong tháng 6.2025.Sau khi có kết quả đấu giá thành công của 3 lô đất trên, địa phương sẽ rút kinh nghiệm và tổ chức đấu giá tiếp 8 lô đất khác thuộc khu chức năng số 1, số 3 và số 7, dự kiến từ tháng 7.2025 đến năm 2026.Đối với các lô đất còn lại, UBND TP.HCM giao Sở QH-KT phối hợp TP.Thủ Đức thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch, bồi thường, giải phóng mặt bằng rồi tổ chức đấu giá chọn nhà đầu tư.Ngoài hình thức đấu giá đất, TP.Thủ Đức cũng mời gọi theo phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư với một số dự án lớn trong khu đô thị mới Thủ Thiêm như trung tâm hội nghị triển lãm, khu phức hợp khách sạn, khu phức hợp thể thao, giải trí tại khu chức năng số 2c.Cũng liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đã bàn về phương án triển khai dự án khu lâm viên sinh thái thuộc khu chức năng số 8 (rộng 150 ha).Theo đó, TP.HCM sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất để tạo ra một lâm viên, một vùng sinh thái ngay trong đô thị, kết hợp với việc khai thác một tỷ lệ nhất định để vận hành. Ông Mãi cho biết đây là một việc rất mới, nếu thành công sẽ mở ra những cách làm mới tại các dự án và vị trí khác.Khu lâm viên sinh thái rộng khoảng 128 ha nằm trong vùng châu thổ phía nam của khu đô thị mới Thủ Thiêm với chức năng chính là khu vực dành cho mục đích bảo vệ môi trường và thoát nước mặt, được giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên.Trong khu chức năng số 8, ngoài khu lâm viên sinh thái còn có khu nghỉ dưỡng sinh thái rộng 7,3 ha, khu công viên giải trí rộng 8,2 ha và khu viện nghiên cứu rộng 2,5 ha, còn lại là đất giao thông.
Những tấm lòng vàng 5.1.2024
Xem Cúp quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn