Dùng thủ đoạn đáo hạn ngân hàng lừa đảo hơn 20 tỉ đồng
15 giờ chiều 6.1.2025, khi chuyến bay chở đội tuyển Việt Nam cùng cúp vô địch AFF Cup 2024 trở về từ Thái Lan vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, cũng là lúc người hâm mộ đứng kín trước cổng nhà khách VIP A sân bay quốc tế Nội Bài.Nhiều người đã có mặt từ sáng sớm, có người đi từ các tỉnh thành miền Bắc, cũng có người bay từ miền Nam ra để chờ đón những người hùng của bóng đá Việt Nam. Trong số các CĐV đó có 1 cụ bà năm nay đã 77 tuổi. Đội chiếc nón lá không còn lành lặn, cụ hòa cùng dòng người hâm mộ ở sân bay Nội Bài mong được nhìn thấy những cầu thủ mà cụ yêu thích.Cũng giống như cụ Nga, dù không được vào phía trong sảnh đến sân bay để đón đội tuyển mà chỉ được nhìn các tuyển thủ qua kính xe khách, nhiều CĐV vẫn chia sẻ rằng như vậy đã rất xứng đáng để chờ đợi.Chiến thắng 3-2 trước Thái Lan ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 đã giúp đội tuyển Việt Nam xác lập nhiều cột mốc. Thầy trò HLV Kim Sang-sik trở thành đội có nhiều chiến thắng nhất trong một mùa giải vô địch (7 trận thắng), lần đầu tiên thắng Thái Lan ở cả hai lượt chung kết, lần đầu tiên vô địch AFF Cup trên sân khách, có kỳ AFF Cup ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử... Đây cũng là chức vô địch AFF Cup thứ ba của đội tuyển Việt Nam, sau những lần đăng quang vào các năm 2008 và 2018. Để lên ngôi vô địch, các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan.Nắng hầm hập ở TP.HCM, mong ước những con đường rợp cây xanh như vậy để dịu mát hơn
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Nữ sinh Trường ĐH Bách khoa mua nhà cho mẹ trước ngày tốt nghiệp
Chánh Văn phòng UBND TP.Hà Nội Trương Việt Dũng mới đây đã ký ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh về chủ trương quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).Theo kết luận, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, việc nghiên cứu quy hoạch, cải tạo tại khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm theo hướng tăng cường không gian công cộng, không gian mở, phục vụ cộng đồng nhân dân thủ đô là chủ trương đúng đắn. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Tổng Bí thư, của Thành ủy Hà Nội và là nhiệm vụ cần thiết triển khai ngay.Để rút ngắn thời gian nghiên cứu quy hoạch, lập đề xuất chủ trương đầu tư Dự án không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm; rút ngắn thời gian triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, Hà Nội khẳng định sẽ tạo điều kiện, chỉ đạo các sở, ngành thành phố khẩn trương hỗ trợ các tổ chức, đơn vị và các hộ dân nằm trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch."Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố, UBND Q.Hoàn Kiếm để bàn bạc, thống nhất phương án, cách thức giải quyết, xử lý các công việc liên quan, đảm bảo nhịp nhàng với thời gian nhanh nhất…", văn bản nêu rõ.Ông Trần Sỹ Thanh phân công Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn chỉ đạo cụ thể, quyết định thành lập tổ công tác để triển khai các nội dung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch; thực hiện dự án đầu tư không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm.Ông Tuấn cũng được giao chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất địa điểm thay thế, tái định cư, tạm cư; xây dựng phương án, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.Hồ Hoàn Kiếm là hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha, chu vi 1,7 km. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng... Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần.Giữa hồ Hoàn Kiếm có Tháp Rùa, là một công trình kiến trúc được coi là dấu ấn đặc trưng của hồ. Tháp Rùa được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1884 - 1886. Ngoài ra, tọa lạc trên đảo ngọc trong hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn, là di tích văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, nơi thờ Thánh Trần Hưng Đạo và Quan Vũ Đế cùng hai vị võ tướng được xếp vào hàng "Thánh" và cũng là nơi chứng kiến những buổi tập thủy chiến của quân đội Đại Việt…Hiện ở phía đông hồ Hoàn Kiếm là phố Đinh Tiên Hoàng, có chiều dài khoảng 900 m. Phố Đinh Tiên Hoàng khởi đầu từ ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay, đi qua các trung tâm hành chính như trụ sở UBND TP.Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Điện Lực Hà Nội, qua các di tích: chùa Báo Ân, vườn hoa Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu và kết thúc ở quảng trường Đông Kinh nghĩa Thục, (nơi gặp nhau của các phố Lê Thái Tổ - Cầu Gỗ - Hàng Gai - Hàng Đào).
Phát biểu được đưa ra khi Tổng thống Putin đến thăm sở chỉ huy của Nhóm tác chiến Kursk. Theo hãng tin Tass, đây là lần đầu tiên ông Putin đến Kursk kể từ khi quân đội Ukraine tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào tỉnh này hồi tháng 8.2024.Trong chuyến thăm, nhà lãnh đạo đã tổ chức một cuộc họp với các chỉ huy quân sự và nghe báo cáo từ Tổng tham mưu trưởng, Đại tướng Valery Gerasimov. Ông Putin cảm ơn Bộ Tổng tham mưu và các đơn vị đang chiến đấu trong khu vực vì những nỗ lực của họ.Theo Tổng thống Putin, bên cạnh mục tiêu đánh bật quân đội Ukraine ra khỏi vùng Kursk, Moscow cũng sẽ xem xét việc thiết lập một "vùng an ninh" dọc biên giới với Ukraine.Theo tướng Gerasimov, quân đội Nga trong vòng 5 ngày qua đã giành lại 259 km2 lãnh thổ, bao gồm 24 thị trấn và làng mạc. Ông báo cáo lực lượng Ukraine trong khu vực phần lớn đã bị "bao vây" và "cô lập".Tổng tham mưu trưởng Gerasimov cho biết quân đội Ukraine đã mất hơn 67.000 binh sĩ trong nỗ lực xâm nhập. Ông nói quân đội Nga đã giành lại hơn 1.100 km2, tương đương 86% diện tích mà Ukraine từng kiểm soát kể từ khi bắt đầu cuộc phản công ở vùng Kursk vào năm 2024.Chuyến thăm diễn ra chỉ vài giờ sau khi xuất hiện tin tức về việc lực lượng Ukraine đã rút khỏi Sudzha, thành phố lớn nhất do Ukraine kiểm soát ở vùng Kursk. Các video trên mạng xã hội cho thấy quân Nga treo cờ tại trung tâm thành phố. Theo một số báo cáo, các cuộc giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở khu vực ngoại ô phía tây và tây bắc của Sudzha.Đầu tuần này, quân đội Nga đã tái kiểm soát 12 khu định cư và hơn 100 km2 đất trong một cuộc tấn công bất ngờ, đồng thời giành lại khu công nghiệp của Sudzha. Chiến dịch này đã được chuẩn bị trong nhiều tháng, với sự tham gia của khoảng 800 binh sĩ đi bộ hàng dặm qua một đường ống dẫn khí trống để thâm nhập vào vị trí của Ukraine.Kyiv đã phát động một cuộc tấn công lớn vào khu vực Kursk hôm 6.8.2024, kiểm soát Sudzha và hàng chục ngôi làng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết mục tiêu của chiến dịch là nhằm giành lợi thế cho các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.Tuy nhiên, bước tiến của Ukraine sau đó bị quân Nga chặn đứng và lực lượng Moscow đã dần dần giành lại lãnh thổ.
Cháo đêm kỳ lạ ngay trung tâm TP.HCM: Bà chủ… 'siêu nhân' một mình bán đến 4 giờ sáng
Có thể thấy, đối với 3 phiên bản sử dụng máy xăng 1.5L hút khí tự nhiên, bao gồm các phiên bản 1.5L số sàn, 1.5L AT, 1.5L Luxury, Kia Carens 2023 hướng tới các đối thủ cạnh tranh có cùng cấu hình động cơ và trang bị.