Yêu cầu công khai niêm yết giá tránh ép khách dịp nghỉ lễ 30.4
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 10.2, miền Bắc vẫn rét đậm rét hại do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường. Khu vực Đông Bắc bộ trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; gió đông đến đông nam cấp 2 - cấp 3; trời rét, riêng vùng núi trời rét đậm, có nơi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 15 độ C, vùng núi 8 - 11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ; nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ C.Tây Bắc bộ nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; gió nhẹ; trời rét đậm, có nơi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 11 - 14 độ C, có nơi dưới 10 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ C, có nơi trên 19 độ C.Dự báo, ngày 11.2, miền Bắc có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng. Trời rét đậm, rét hại; vùng núi cao có khả năng có băng giá và sương muối. Từ ngày 12 - 19.2, khu vực này có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; riêng từ đêm 12.2, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nam Sơn La, Hòa Bình và khu vực Đông Bắc bộ đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.Bắc Trung bộ ngày 11 - 12.2 trời rét, từ ngày 13.2 đêm và sáng trời rét. Trung Trung Bộ từ 11 - 12.2 có mưa vài nơi, riêng ngày 13.2 và thời kỳ ngày 15 - 16.2 có mưa rải rác.Cơ quan khí tượng lưu ý, Nam Trung bộ từ ngày 11 - 14.2 có mưa rào rải rác và có nơi có giông. Đây là hiện tượng mưa trái mùa bởi miền Trung bắt đầu mùa mưa từ tháng 9, tháng 10.Trong tháng 2, không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh ở nước ta, gây ra rét đậm, rét hại kéo dài và các hiện tượng băng giá, sương muối. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng khu vực Bắc và Trung Trung bộ thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Sang tháng 3, hoạt động của không khí lạnh hoạt động yếu dần và ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Đến tháng 4, miền Bắc khả năng đón nắng nóng sớm, nhiệt độ trung bình tại khu vực này cao hơn 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo
Theo báo cáo từ Allied Market Research, thị trường bao bì tái chế toàn cầu được dự báo sẽ đạt 487,1 tỉ USD vào năm 2031, với mức tăng trưởng trung bình hằng năm (CAGR) 6,3% trong giai đoạn từ năm 2022 tới 2031. Từ năm 2018 đến 2023, trên toàn cầu, các sản phẩm thực phẩm và đồ uống có tuyên bố về tính môi trường đã tăng 13,8%, với châu Âu dẫn đầu xu hướng này. Đồng thời, theo dự báo, thị trường bao bì có khả năng phân hủy sinh học sẽ đạt 121,38 tỉ USD vào năm 2025. Những số liệu này cho thấy nhu cầu cấp bách về việc chuyển đổi sang các giải pháp bao bì bền vững và hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu.Trước sự gia tăng của các quy định về bảo vệ môi trường và nhu cầu chuyển đổi sang các giải pháp đóng gói tiết kiệm chi phí và đáp ứng được tiêu chuẩn về phát triển bền vững, triển lãm ProPak Vietnam 2025 là một trong những cầu nối lý tưởng cho các doanh nghiệp đầu ngành. Triển lãm dự kiến sẽ có hơn 9.500 khách tham quan chuyên ngành tham dự, đem lại cơ hội vàng để các chuyên gia trong ngành gặp gỡ, tiếp cận tới các công nghệ, tham gia các cuộc thảo luận chuyên sâu và trải nghiệm trực tiếp những giải pháp bao bì hiện đại.Các giải pháp sáng tạo tại sự kiện được thiết kế đặc biệt cho thị trường Việt Nam, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành, tối ưu chi phí và đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng và phát triển bền vững. Nổi bật có thể kể đến các giải pháp từ Tetra Pak, công ty cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu từ Thụy Điển."Với chủ đề "Unlocking the Future - Mở cửa tương lai", chúng tôi sẽ giới thiệu các giải pháp toàn diện cho thị trường Việt Nam, tập trung vào 4 trọng tâm: Phát triển Sản phẩm mới, Đổi mới Bao bì, Cải tiến Công nghệ và Thiết bị, Chuyển đổi bền vững. Khách tham quan sẽ trải nghiệm từ phát triển ý tưởng đến chế biến, đóng gói và dịch vụ hậu mãi", bà Nguyễn Thanh Giang, Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết.Tại gian hàng AB9 ở triển lãm, khách tham quan đặc biệt có thể trải nghiệm thực tế các sản phẩm đồ uống mới phát triển dựa trên nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt vào ngày 19.3, các chuyên gia từ Tetra Pak sẽ phối hợp trực tiếp cùng Bếp trưởng Huỳnh Hoàng Sin (Top 3 chương trình Đầu Bếp Thượng Đỉnh mùa 2) để chế biến các món ăn có nguyên liệu đóng gói trong giải pháp bao bì thực phẩm tiên tiến Tetra Recart.Bên cạnh đó, trong Diễn đàn Bao bì Việt Nam 2025 và Hội thảo Công nghệ Đồ uống diễn ra vào ngày 19.3.2025 tại triển lãm cũng sẽ có sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế. Tại đây, các chuyên gia Tetra Pak sẽ giới thiệu các giải pháp đóng gói và chế biến thực phẩm, đồ uống mới nhất cụ thể như sau:Triển lãm ProPak Vietnam 2025 không chỉ là cầu nối giữa công nghệ tiên tiến và các doanh nghiệp mà còn mở ra một kỷ nguyên mới cho đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững trong lĩnh vực bao bì thông qua các giải pháp sáng tạo từ các doanh nghiệp đầu ngành như Tetra Pak. Việc ứng dụng tốt các giải pháp mới này hứa hẹn sẽ là bệ phóng cho các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần định hình tương lai bền vững cho ngành chế biến - đóng gói trong bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động.
Galaxy Ring sẽ giúp Samsung lôi kéo người dùng iPhone
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng 13 giờ ngày 12.2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,3 độ vĩ bắc; 112,0 độ kinh đông, trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 8; di chuyển theo hướng tây bắc, tốc độ 5 - 10 km/giờ.Trong 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm lại theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 5 km và ít có khả năng mạnh thêm.Đến 13 giờ ngày 13.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13 độ vĩ bắc; 111,3 độ kinh đông; trên vùng biển phía tây khu vực giữa Biển Đông. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và di chuyển theo hướng tây bắc.Khoảng 13 giờ ngày 14.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 4 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông; trên vùng biển ngoài khơi từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có hoàn lưu ảnh hưởng khá rộng vào đất liền các tỉnh Nam Trung bộ.Từ 48 - 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng bắc tây bắc và suy yếu dần.Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển ngoài khơi từ Bình Định đến Khánh Hòa có mưa rào và giông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động. Vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2 - 3,5 m. Từ ngày 14.2, vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định sóng biển cao 2 - 3 m. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Bộ NN-PTNT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; các bộ: Quốc phòng, Công an, TN-MT, GTVT, Công thương, TT-TT, Ngoại giao quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.Cạnh đó, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Các cơ quan thông tin đại chúng từ T.Ư đến địa phương tăng cường thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó; các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
Đừng chơi Halloween theo kiểu làm lố, phản cảm độc hại
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.