Cú đúp để đời của Bùi Vĩ Hào và phần thưởng quý từ AFC: ‘Tôi rất hạnh phúc’
Sau thì phẫu thuật trên bụng, ê kíp mổ chuyển xuống dưới khâu phục hồi tổn thương rách dọc âm đạo lên cùng đồ, khâu phục hồi âm đạo. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 4 đơn vị hồng cầu lắng, 4 đơn vị huyết tương tươi, 10 đơn vị tủa lạnh.Gói hỗ trợ khẩn cấp qua mất 'giờ vàng'
Đông Ba là ngôi chợ lớn nhất tại TP.Huế, tuổi đời gần 125 năm, quy tụ đủ các mặt hàng phục vụ người dân cố đô. Thời gian qua, ngôi chợ này "thay da đổi thịt" nhờ thực hiện phương châm "văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc". Tiểu thương chợ Đông Ba tuân thủ "3 không": không nói thách, không chèo kéo, không "mì xưa" (ép khách mua hàng đầu ngày) và "2 có": có chất lượng, có uy tín.Cận Tết Nguyên đán, sức mua tại ngôi chợ lớn này càng mạnh nên việc quản lý các tiểu thương bán hàng đúng chất lượng, đúng giá được Ban quản lý chợ triển khai quyết liệt.Bà Trần Thị Tường Vy, Trưởng ban quản lý chợ Đông Ba, cho biết dịp tết cán bộ quản lý của chợ tuyên truyền mạnh mẽ, nếu phát hiện tiểu thương nói thách, hét giá sẽ đình chỉ hoạt động từ 3 - 5 ngày tùy theo mức độ vi phạm.Ban quản lý chợ Đông Ba còn tuyên truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội về quy định này, đặc biệt treo thưởng 500.000 đồng cho ai phát hiện tiểu thương ở chợ "chặt chém"…Đầu tháng 1, nhận phản ánh của du khách qua trang mạng xã hội khi đến tham quan mua sắm tại chợ về việc một tiểu thương ở khu vực lầu Chuông bán không đúng giá, nói thách, Ban quản lý chợ đã mời tiểu thương này lên làm việc. Sau khi xác minh sự việc đúng như phản ánh, ban quản lý chợ đã quyết định đình chỉ kinh doanh đối với tiểu thương này.Ban quản lý chợ Đông Ba cũng đã xin lỗi và trao thưởng 500.000 đồng cho du khách báo tin.Dịp cận Tết Nguyên đán, chất lượng các mặt hàng được tổ quản lý kinh doanh của chợ quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra ít nhất 2 lượt/ngày để nhắc nhở tiểu thương.Khác với số ít người làm xấu đi hình ảnh của chợ, đa phần tiểu thương của ngôi chợ giàu truyền thống này đều ủng hộ các quy định mà ban quản lý đưa ra.Từng mặt hàng tại gian hàng của bà Hồ Thị Diệu Hiền (64 tuổi) đều được niêm yết giá, kể cả những mặt hàng nhỏ như chiếc bật lửa, đôi dép, cái kéo, bánh… "Tiểu thương ủng hộ quy định này, chợ bữa nay tốt lắm. Từ ngày có điều lệ đến bây giờ, bộ mặt chợ cũng thay đổi, khách hàng yên tâm mua hơn", bà Hiền nói.Chị Hồ Thu Trang (36 tuổi, ở Q.Thuận Hóa, TP.Huế) cho biết dù có nhiều trung tâm thương mại mới mọc lên ở thành phố nhưng vẫn muốn ra chợ Đông Ba lựa mua bánh kẹo, mứt dịp tết vì sản phẩm ở đây rất phong phú."Bữa nay giá có ghi trên bao bì, nên cứ xem cái nào ưng thì mua thôi. Nếu có giảm cũng chỉ giảm 5.000 – 10.000 đồng. Tôi thấy quy định này của chợ rất hay, tăng thêm sự uy tín cho các cửa hàng và niềm tin cho người mua", chị Trang nói.Ngoài bán đúng giá, nhiều câu chuyện về gương người tốt việc tốt cũng được ban quản lý chợ Đông Ba kịp thời phát hiện, khen thưởng và lan tỏa.Mới đây nhất, ngày 22.1 (23 tháng chạp), chị Trần Ngọc Thanh Thoa và chị Trần Thị Thanh Ly (tiểu thương bán hàng giày dép tại nhà C chợ Đông Ba) phát hiện 10 triệu đồng tại bến xe Đông Ba liền mang đến nhờ ban quản lý chợ tìm trả lại cho người đánh rơi.Ban quản lý chợ nhanh chóng vào cuộc, xác minh khoản tiền này do một tiểu thương kinh doanh hàng mũ đánh rơi và trao trả lại.
Giọt nước mắt sợ hãi của Neymar
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Không chỉ bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ và các cáo buộc điều tra về quyền riêng tư tại châu Âu, DeepSeek cũng đang trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Không dừng lại ở đó, ngay cả việc đăng ký nhãn hiệu cũng gặp khó khăn bởi chính công ty có lãnh đạo là người Trung Quốc, ít nhất tại Mỹ.Theo TechCrunch, DeepSeek mới đây nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) với hy vọng bảo vệ các ứng dụng, sản phẩm và công cụ chatbot AI của mình. Tuy nhiên, công ty này đã gặp phải một trở ngại lớn khi chỉ 36 giờ trước đó, một công ty khác có tên Delson Group, có trụ sở tại Delaware (Mỹ), đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu DeepSeek.Delson Group tuyên bố họ đã bắt đầu bán các sản phẩm AI mang thương hiệu DeepSeek từ đầu năm 2020. Trong hồ sơ đăng ký, công ty này cho biết địa chỉ của họ là một ngôi nhà ở tại Cupertino và CEO kiêm người sáng lập là Willie Lu. Đáng chú ý, Willie Lu là cựu sinh viên cùng trường với người sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng, tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc). Ông Lu cũng tự nhận mình là giáo sư tư vấn đã nghỉ hưu tại Đại học Stanford và là nhà tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), với phần lớn sự nghiệp gắn liền với ngành công nghiệp không dây.Theo luật pháp Mỹ, người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thường được coi là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó, trừ khi có thể chứng minh rằng nhãn hiệu đã được đăng ký với mục đích xấu. Tranh chấp này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của DeepSeek tại thị trường Mỹ.
Cô bé bị cha mẹ bỏ rơi mong có tiền điều trị bệnh
Đài CNN ngày 30.1 đưa tin nữ binh sĩ Israel Agam Berger vừa đoàn tụ với gia đình tại một cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) gần biên giới với Dải Gaza, sau khi được lực lượng Hamas trả tự do trong đợt trao trả mới nhất dựa trên lệnh ngừng bắn từ ngày 19.1.Cha mẹ của nữ binh sĩ 20 tuổi này vô cùng vui mừng và hoan hô khi họ xem những hình ảnh con gái được Hamas trao cho tổ chức Chữ thập đỏ tại thành phố Jabalia ở phía bắc Gaza vào sáng 30.1.Trong thông cáo trên Diễn đàn Gia đình các con tin, gia đình của cô Berger cảm ơn lực lượng an ninh và "toàn thể Israel vì sự ủng hộ và cầu nguyện của họ", đồng thời nói "anh hùng của chúng tôi đã trở về sau 482 ngày". Bên cạnh nữ binh sĩ trên, đợt trao trả này còn có 2 công dân Israel khác là ông Gadi Moses (80 tuổi) và cô Arbel Yahud (29 tuổi), bị bắt làm con tin khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7.10.2023.Những hình ảnh do tổ chức Thánh chiến Hồi giáo ở Gaza đưa ra cho thấy ông Moses và cô Yahud ôm nhau trước sự hiện diện của các tay súng mặc đồ đen và che mặt. Theo kế hoạch, họ được trao trả tại thành phố Khan Younis ở phía nam Gaza.Theo thỏa thuận, Israel sẽ trả tự do cho 110 tù nhân Palestine để đổi lấy 3 con tin trên.Israel và Hamas cho biết 5 công dân Thái Lan nằm trong số những người bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel năm 2023 cũng dự kiến sẽ được các tay súng ở Gaza trả tự do theo một thỏa thuận riêng.Khoảng 1.200 người đã thiệt mạng và hơn 250 con tin đã bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Chiến dịch quân sự trả đũa của Israel đã khiến hơn 47.000 người Palestine ở Gaza thiệt mạng.Israel cho rằng vẫn còn 89 con tin bị giam giữ ở Gaza, trong đó có khoảng 30 người đã tử vong.Đợt trao đổi trên là đợt thứ 3 trong giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 19.1. Theo AFP, đợt thứ 4 dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, nhưng Hamas cáo buộc Israel gây nguy hiểm cho thỏa thuận bằng cách trì hoãn việc cung cấp viện trợ ở Gaza, một cáo buộc mà Israel bác bỏ là "tin giả".Trong 2 đợt trước đó, Hamas đã thả 7 con tin Israel để đổi lấy 290 tù nhân Palestine.