TP.HCM có hết nắng nóng sau dự báo sẽ có mưa trái mùa chiều tối mai?
Từng bán hoa, quà nhiều năm tại đây, Trương Định (30 tuổi), ngụ tại TP.Thủ Đức, cho biết năm nay vẫn tiếp tục bày bán hoa cho ngày 8.3. Mặt hàng chủ lực của Định bán là hoa hồng được làm từ sáp và giấy. Năm nay, anh mang hơn 300 bó hoa đến đây để bán. Sở dĩ anh Định bán các loại giống năm ngoái vì xu hướng chọn hoa sáp, giấy vẫn còn "hot", được nhiều bạn trẻ ưa chuộng và "cháy hàng" trong ngày 8.3.Tự tin giao chiến với hệ thống cường hóa Thần Khí tại Võ Lâm Truyền Kỳ Mobile
Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc PC Quảng Trị Phan Văn Vĩnh cho biết trong giai đoạn 2021 - 2025 đơn vị đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch được Tổng công ty giao. Tổng sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2024 là 3,2 tỉ kWh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2024 là 6,0%. Trong 2 tháng đầu năm 2025, sản lượng điện thương phẩm đạt 132,95 triệu kWh tăng 14% so với cùng kỳ… (ảnh).Ngoài ra, PC Quảng Trị cũng đạt nhiều kết quả trong giảm tổn thất điện năng, các sự cố điện lưới, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện… Trong năm 2024 đã hoàn thành 32/34 dự án, chuyển tiếp thi công 2 dự án; giải ngân 150,421 tỉ đồng/150,447 tỉ đồng, đạt 99,98% kế hoạch giao. Năm 2025 đơn vị được giao quản lý 31 dự án với tổng kế hoạch vốn 140,54 tỉ đồng…Kết luận buổi làm việc, Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động PC Quảng Trị và yêu cầu PC Quảng Trị cần tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt và phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng trên địa bàn; quyết liệt và phối hợp có hiệu quả với các đơn vị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện các dự án trọng điểm (ảnh).Ông Ngô Tấn Cư khẳng định, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, EVNCPC sẽ nỗ lực để đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động. Trong thời gian tới, Công đoàn và chuyên môn cũng cần chú trọng công tác ổn định tư tưởng cho cán bộ, người lao động và đảm bảo đời sống cho người lao động.
Nhờ đâu Phần Lan từ nơi tỷ lệ tự tử cao thành 'quốc gia hạnh phúc nhất'?
Sáng 24.2, giá USD thế giới giảm nhẹ. Chỉ số USD-Index hiện đứng ở mức 106,16 điểm, giảm 0,4 điểm so với hôm qua. Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.646 đồng, tăng 8 đồng so với cuối tuần qua. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng đi ngang. Chẳng hạn, Vietcombank tăng 20 đồng, đưa giá mua chuyển khoản lên 25.340 đồng, bán ra lên 25.700 đồng. Ngân hàng ACB giữ nguyên giá mua chuyển khoản ở mức 25.350 đồng, bán ra 25.700 đồng như cuối tuần qua… Riêng USD tự do cũng tăng thêm 10 đồng, đưa giá mua lên 25.670 đồng, bán ra lên 25.770 đồng.Trong báo cáo vĩ mô mới cập nhật, Chứng khoán VPBank (VPBS) nhận định biến động tỷ giá VND/USD phản ánh thực trạng áp lực tăng cao từ các yếu tố vĩ mô và xu hướng điều chỉnh của thị trường ngoại hối trong bối cảnh quốc tế đầy biến động. Chỉ số USD-Index ghi nhận mức tăng liên tục từ cuối năm 2024 và đạt gần 109 điểm vào tháng 1 cho thấy sự mạnh lên của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trong tháng 2, chỉ số này giảm và dao động ổn định trong khoảng 106 - 109 điểm.Những bất định từ chính sách thương mại và căng thẳng địa chính trị đã khiến các nhà đầu tư thận trọng. Theo đánh giá từ nhóm phân tích, USD-Index dự kiến sẽ duy trì mức ổn định trong ngắn hạn khi triển vọng dài hạn phụ thuộc vào diễn biến của chính sách thương mại và các khác biệt tiền tệ toàn cầu. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, mặc dù thị trường ngoại hối Việt Nam chịu áp lực từ đồng USD mạnh, nhưng các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đang tích cực góp phần kiểm soát đà mất giá của VND. Do đó, các chuyên gia VPBS kỳ vọng, tổng thể mức mất giá của VND trong năm được giới hạn trong khoảng 5% dựa trên các yếu tố nội sinh như thặng dư thương mại, dòng FDI và kiều hối...
Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng dẫn đầu đoàn công tác, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai Nguyễn Hải Hà báo cáo về việc UBND tỉnh Lào Cai đã bố trí đủ 140 tỉ đồng vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH theo kế hoạch năm 2025. So với kế hoạch Trung ương giao 60 tỉ đồng, chi nhánh đã vượt hơn 230% kế hoạch, Tổng giám đốc NHCSXH đánh giá: Đây không phải năm đầu tiên nguồn vốn ủy thác địa phương của chi nhánh tăng trưởng ở mức 3 con số. Trước đó, năm 2024, mức tăng trưởng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 497% kế hoạch tăng trưởng năm tương ứng với trên 149 tỉ đồng, tăng 48,8% so với năm 2023, đưa nguồn vốn ủy thác đạt trên 553 tỉ đồng, chiếm 11% tổng nguồn vốn tín dụng của chi nhánh.Giám đốc Nguyễn Hải Hà cho biết, có được thành quả này là kết tinh từ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, người lao động chi nhánh trong việc tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và kết quả bước đầu triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30.10.2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất cao chủ trương giao UBND tỉnh trao đổi với Ủy ban MTTQ tỉnh chuyển ngay 80 tỉ đồng ủy thác sang NHCSXH tỉnh để cho vay làm nhà đối với các hộ gia đình khó khăn về nhà ở không có khả năng đối ứng hoặc đối ứng thấp từ Quỹ Cứu trợ tỉnh. Chi nhánh NHCSXH tỉnh báo cáo và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo quyết tâm chuyển ngân sách địa phương để bổ sung 48 tỉ đồng từ nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 9.4.2021 và Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 10.7.2019 của HĐND tỉnh, đồng thời trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 9.4.2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.Đặc biệt, cuối năm 2024 Lào Cai là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, hoàn lưu mưa bão số 3 (Yagi) về vật chất, tinh thần, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng yếu thế, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã kịp thời báo cáo, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17.9.2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão số 3.Tháng 12.2024, chi nhánh đã trình HĐND tỉnh kế hoạch chi ngân sách năm 2025, số tiền ủy thác sang NHCSXH là 62 tỉ đồng tại Kỳ họp lần thứ 24. Đồng thời tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới; quan tâm, ưu tiên bố trí vốn ngân sách tỉnh năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.Với tầm nhìn xa, chiến lược, chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai không chỉ xây dựng kế hoạch tín dụng riêng năm 2025 mà còn lên kế hoạch cho 3 năm tới (giai đoạn 2025-2027) và 5 năm sau (giai đoạn 2026-2030), trong đó kế hoạch giai đoạn 2025-2027 dự kiến tăng 35% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2024 (ước tăng trưởng số tuyệt đối là 1.549 tỉ đồng. Đến 31.12.2027, dự kiến tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 6.472 tỉ đồng. Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026-2030 dự kiến tăng bình quân khoảng 58% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2025 (khoảng 3.046 tỉ đồng). Đến ngày 31.12.2030, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 8.000 tỉ đồng.Bên cạnh đó tham mưu HĐND tỉnh tiếp tục kéo dài thời gian triển khai sang giai đoạn 2026-2030 các Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn, Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND về việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay phát triển kinh tế-xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên của tỉnh trong giai đoạn 2026-2030;Đặc biệt, với những khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, ngay trong tháng 9 và tháng 10.2024 tất cả các Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã giải ngân được 202 tỉ đồng, giúp 1.216 lượt khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh.Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm; giúp 68 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; 4.847 hộ gia đình được vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 35 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp,... góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của Lào Cai giảm 3,7%, tương ứng giảm 6.380 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,31%, tương ứng giảm 317 hộ. Tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 7,38%, cao hơn năm 2023 (5,11%); GRDP bình quân đầu người đạt 97,5 triệu đồng, tăng 8,9 triệu đồng so với năm 2023. Quy mô kinh tế ước đạt 78.000 tỉ đồng, tăng 11,8% so với năm 2023.Cùng với các kế hoạch tín dụng trung hạn vẫn còn nhiều thách thức phía trước khi năm 2024 tỉnh Lào Cai vẫn còn 20.411 hộ nghèo, chiếm 11,24% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh và 18.058 hộ cận nghèo, chiếm 9,94% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh.Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng tin tưởng với nền tảng tín dụng chính sách đang có và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động trong toàn đơn vị, tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh biên giới Lào Cai sẽ tiếp tục có những bước đột phá, tích cực hỗ trợ người nghèo và đối tượng yếu thế vươn lên phát triển kinh tế ổn định bền vững, hòa mình vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Cô sinh viên rút ra bài học: Không sợ thất bại...
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.