Ế 13.400 lượng vàng đấu thầu
Tối 12.2, CLB Nam Định tiếp đón CLB Sanfrecce Hiroshima trên sân Thiên Trường, ở trận đấu thuộc lượt đi vòng 16 đội - giải AFC Champions League 2 (Cúp C2 châu Á). HLV Vũ Hồng Việt điền tên đến 8 ngoại binh trong đội hình ra sân của đội bóng thành Nam. Phía ngược lại, đội hình xuất phát của đại diện Nhật Bản chỉ có 1 tiền vệ người Đức và 1 chân sút nhập tịch.CLB Nam Định có nhiều “Tây” nhưng chỉ nhỉnh hơn đối phương về tỷ lệ kiểm soát bóng, còn về mặt thế trận thì hai đội tỏ ra khá cân bằng. Cơ hội đáng chú ý đầu tiên thuộc về CLB Sanfrecce Hiroshima. Ở phút thứ 4, từ cú treo bóng của đồng đội, Higashi Sunki tung chân vô lê đẹp mắt, nhưng rất tiếc bóng đi vọt xà ngang.Đến phút thứ 6, đoàn quân của HLV Vũ Hồng Việt đã có câu trả lời. Các cầu thủ đội Nam Định có pha phản công nhanh và ban bật nhuần nhuyễn trước vòng cấm đối thủ, Hendrio nhả gót để Rogerio Santos băng lên dứt điểm đưa bóng đi chệch cột trong gang tấc.Trong thời gian còn lại của hiệp 1, hai đội vẫn chơi đôi công và gây sóng gió ở vòng cấm của đối phương, nhưng không có tình huống nào thực sự nguy hiểm được tạo ra. Trận đấu bước vào giờ nghỉ với tỷ số hòa 0-0.Bước vào hiệp 2, cả hai đội đều muốn tăng tốc độ trận đấu để tìm kiếm bàn thắng. Phút 61, Brenner có cơ hội khá tốt sau nỗ lực của Văn Vĩ, nhưng chân sút Brazil không thể tung ra một cú dứt điểm đủ lực để hạ gục thủ môn đối phương. Phút 65, từ cú treo bóng của đồng đội, Sho Sasaki chọn vị trí tốt và đánh đầu cận thành nhưng thủ môn Trần Nguyên Mạnh đã phản xạ xuất thần để cứu một bàn thua trông thấy cho CLB Nam Định.Đến phút 73, CLB Sanfrecce Hiroshima có bàn thắng khai thông bế tắc sau nhiều nỗ lực tấn công. Cầu thủ vào sân thay người Sota Nakamura bứt tốc bên cánh phải và tung cú dứt điểm chéo góc rất căng để đánh bại thủ môn Nguyên Mạnh, đưa đại diện của Nhật Bản vươn lên dẫn trước 1-0.Phút 88, Satoshi Tanaka độc diễn trước hàng thủ CLB Nam Định và dứt điểm quyết đoán nhân đôi cách biệt cho CLB Sanfrecce Hiroshima. Phút 90+1, hàng thủ đội bóng thành Nam mắc sai lầm, Sota Koshimichi chớp thời cơ để nâng tỷ số, ấn định chiến thắng với tỷ số 3-0 cho đại diện của Nhật Bản.CLB Nam Định sẽ đá trận lượt về trên sân nhà của CLB Sanfrecce Hiroshima vào ngày 19.2.Quang Hải sắp chia tay CLB CAHN, lại xuất ngoại nhưng không phải châu Âu
Lựu cũng có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số tác hại của béo phì, vốn có thể làm giảm mức testosterone.
M.U nhắm tân binh tuyển Anh thay thế Ronaldo vào tháng 1
Tại chỉ thị, Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện đồng bộ 4 chủ trương lớn: đẩy mạnh giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để "không muốn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực" đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế chặt chẽ để "không thể tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Cùng đó, xử lý vi phạm không có vùng cấm, không có ngoại lệ để "không dám tham nhũng, lãng phí, tiêu cực"; nâng cao đời sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động để "không cần tham nhũng, tiêu cực".Bộ Chính trị nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải nêu gương về học tập và thực hành các chuẩn mực đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới, nhất là về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.Đồng thời, phải tâm huyết, trách nhiệm, mẫn cán, tận tụy với công việc được giao; tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí; giữ mình trong sạch, không tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu; trung thực, ngay thẳng, công tâm, khách quan.Bộ Chính trị cũng yêu cầu, cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc, gương mẫu chấp hành quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, nghề nghiệp; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh. Cán bộ, đảng viên cũng được yêu cầu phải trọng liêm sỉ, danh dự, chủ động nhận trách nhiệm khi bản thân và người thân tham nhũng, tiêu cực; tích cực tự phê bình và phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Thường xuyên thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mọi lúc, mọi nơi, trong công việc và đời sống hằng ngày.Bộ Chính trị cũng yêu cầu đổi mới, hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phù hợp với từng đối tượng; bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng cho lực lượng báo cáo viên, giảng viên, giáo viên giảng dạy.Cùng đó, đưa nội dung đạo đức cách mạng nói chung, nội dung cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nói riêng thành một trong những chương trình chính trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các học viện, trường học trong quân đội, công an, trường chính trị các địa phương, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp…Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị và hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư về giáo dục và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để thực hiện trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và hệ thống chính trị.
Chỉ huy lực lượng hải quân Đức, Phó đô đốc Jan Christian Kaack phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 12.2 rằng có những nỗ lực đột nhập vào các căn cứ hải quân Đức qua đường bộ và đường biển. Vị quan chức Đức không cung cấp chi tiết về các nỗ lực phá hoại hoặc nói rõ chủ mưu của các hoạt động trên, theo Business Insider.Tại buổi họp báo, ông Kaack cũng đưa ra cảnh báo chung về Nga khi nói chuyện với các phóng viên. "Mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga trở nên cấp bách hơn vào đầu năm 2025 so với 2 năm trước", ông nói.Phát biểu của ông Kaack được đưa ra sau khi báo Suddeutsche Zeitung đưa tin các nhà chức trách Đức đã mở cuộc điều tra về khả năng phá hoại liên quan một tàu chiến mới - có tên gọi là Emden - được đưa vào biên chế. Cảnh sát đã phát hiện ra hàng chục kilogam vụn kim loại trong hệ thống động cơ của con tàu chiến Emden.Theo Suddeutsche Zeitung và các đài truyền hình WDR và NDR, vấn đề với tàu hộ tống lớp Emden được cho là đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra tại một xưởng đóng tàu ở Hamburg vào tháng trước, ngay trước khi tàu khởi hành lần đầu tiên. Được biết, nếu những mảnh vụn này không được phát hiện trong quá trình kiểm tra, chúng có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho con tàu. Vụ việc hiện đang được văn phòng công tố khu vực Hamburg và cảnh sát hình sự địa phương điều tra. Emden là một trong 5 tàu hộ tống K130 mới mà Đức đặt hàng để giao vào năm 2025 nhằm đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tăng khả năng giám sát hàng hải.Đức đối mặt với nhiều sự cố phá hoại trong 2 năm qua, trong đó có sự kiện gói hàng bốc cháy trên máy bay và một vụ hỏa hoạn tại một nhà máy sản xuất đạn dược ở Berlin. Hồi cuối tháng 1, một nhà máy sản xuất đạn dược của Đức ở Tây Ban Nha đã xảy ra vụ nổ, khiến 6 công nhân bị thương. Theo The Defense Post, đầu tháng 2, cảnh sát Đức cho biết họ đang điều tra vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) trên một căn cứ không quân ở miền bắc nước Đức, nơi quân đội Ukraine đang được huấn luyện. Đây là sự cố mới nhất trong một loạt vụ UAV được phát hiện bay qua các địa điểm quân sự và công nghiệp ở Đức trong những tháng gần đây, dấy lên nhiều lo ngại.Cùng với các quốc gia đồng minh NATO, Đức nghi ngờ rằng Nga đã tiến hành hành động hỗn hợp và bí mật chống lại các nước phương Tây, theo Business Insider. Phía Nga chưa bình luận về thông tin trên.Trong khi đó, biển Baltic, nơi tàu Emden dự kiến được triển khai, cũng đã chứng kiến một số lượng lớn các vụ việc nghi ngờ là chiến dịch hỗn hợp, bao gồm cả việc cắt cáp ngầm kết nối các thành viên NATO. Những sự cố này đã làm dấy lên lo ngại về an ninh cơ sở hạ tầng quan trọng và khả năng xảy ra các hành động phá hoại có chủ đích.
3 mẫu áo khoác đơn giản, cân đủ mọi vóc dáng cho mùa thu đông
Chiều 13.2, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ của UBND TP.HCM, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh rằng Thông tư số 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm (có hiệu lực từ ngày 14.2.2025) đã "trả lại sự tôn nghiêm của ngành giáo dục"."Thông tư này nhằm đảm bảo công tác quản lý về dạy thêm, học thêm đi vào khuôn khổ, chặt chẽ hơn, nề nếp hơn chứ không phải để cấm dạy thêm", ông Minh giải thích.Theo ông Minh, hiện nay nhu cầu học thêm để nâng cao kiến thức và phát triển năng lực của học sinh ngày càng cao. Khi được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM cũng xác định rằng việc học tập của công dân là suốt đời. Trong đó, việc học thêm có vai trò hỗ trợ học sinh phát triển bản thân để từ đó đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, cần xác định rằng việc học thêm phải hoàn toàn tự nguyện."Thông tư 29 đã quy định rất rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, cơ quan ban ngành. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản chỉ đạo các quận, huyện và TP.Thủ Đức để triển khai các nội dung hướng dẫn. Sở GD-ĐT TP.HCM đang lấy ý kiến các sở, ban, ngành về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn", ông Minh thông báo và nhấn mạnh rằng việc thực hiện Thông tư 29 sẽ không có trường hợp ngoại lệ, du di cho cá nhân nào.Ông Minh cho biết việc dạy thêm ngoài nhà trường cần thực hiện đúng quy định. Giáo viên muốn dạy thêm thì phải thực hiện tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh hợp pháp chứ không có ngoại lệ dù chỉ dạy kèm 2 - 3 học sinh hay theo nhóm nhỏ.Ngoài ra, đối với giáo viên trường công lập, luật Viên chức đã quy định rõ rằng họ không được tham gia quản lý, điều hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường và Thông tư 29 tiếp tục khẳng định lại quy định này.Một điểm quan trọng khác của Thông tư 29, theo ông Minh, là giáo viên không được dạy thêm thu phí đối với học sinh chính khóa trong nhà trường.Giáo viên phải tổ chức dạy học trên lớp đầy đủ, cung cấp kiến thức cần thiết để học sinh có thể tự học, thay vì chừa, giữ lại nội dung để ép học sinh học thêm ngoài giờ. Điều này "giúp duy trì tính nghiêm minh của giáo dục, tránh tình trạng học thêm chỉ để đối phó với bài kiểm tra hoặc kỳ thi"."Trước đây quy định cho phép việc dạy thêm trong nhà trường có thu phí, dẫn đến tình trạng giáo viên không dạy hết nội dung trong giờ chính khóa để dành cho lớp học thêm. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành giáo dục. Vì vậy, Thông tư 29 quy định rằng dạy thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức miễn phí cho ba nhóm học sinh: chưa đạt chuẩn kiến thức, có nhu cầu bồi dưỡng năng khiếu và học sinh cuối cấp cần ôn thi. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức các lớp học này không thu phí", ông Minh nói.Theo đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo rõ ràng về vấn đề này, có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức ôn tập và bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhắc lại về việc không có chuyện cấm hoàn toàn việc dạy thêm, mà chỉ là việc quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo ngành giáo dục thực hiện đúng mục tiêu của mình.