Vì sao iPhone ngừng sạc ở mức 80%? Cách giải quyết
Dừng chân tại một trạm xăng nằm bên quốc lộ 1A, Nguyễn Mai Oanh (28 tuổi), ngụ tại thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, cho biết vừa mất khoảng 4 tiếng đồng hồ chạy xe gắn máy từ quê để về lại TP.HCM. Khi đến địa phận H.Bình Chánh, Oanh chạy xe vào trạm xăng để vừa đổ xăng cũng như nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục hành trình.Mắc bệnh lạ, cô gái có ngoại hình giống như bà lão
Theo WCCF Tech, mặc dù mạng xã hội video ngắn TikTok đã quay trở lại hoạt động tại Mỹ, nhưng trong những thời điểm ban đầu ngừng hoạt động, giới trẻ Mỹ rơi vào trạng thái hoang mang và thất vọng, sau đó đã có những động thái gây bất ngờ.Theo đó, các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp 911 trên khắp nước Mỹ cho biết họ đã nhận được một lượng lớn cuộc gọi từ trẻ em và thanh thiếu niên kể từ khi TikTok bị gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng. Thay vì báo cáo các sự cố khẩn cấp, những cuộc gọi này chủ yếu xoay quanh việc bày tỏ sự tiếc nuối, lo lắng về việc mất kết nối với bạn bè và những người sáng tạo nội dung yêu thích trên TikTok."TikTok không chỉ là một ứng dụng, nó là cả một cộng đồng", một thiếu niên chia sẻ với nhân viên 911 trong tiếng nấc nghẹn, "Em không biết phải làm gì nếu không có TikTok".Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ phụ thuộc của giới trẻ vào mạng xã hội, đồng thời đặt ra câu hỏi về hiệu quả của việc giáo dục sử dụng internet an toàn và có trách nhiệm. Việc lạm dụng đường dây nóng 911 không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn có thể cản trở việc tiếp nhận và xử lý các tình huống khẩn cấp thực sự.Trong khi đó, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo cha mẹ cần quan tâm và trò chuyện với con cái về tác động của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, đồng thời hướng dẫn các em tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh thay vì dựa dẫm vào thế giới ảo.Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi 'Cứu lấy TikTok!' bằng cách gia hạn 90 ngày cho ứng dụng, nhưng tương lai của nền tảng video ngắn này tại Mỹ hiện vẫn còn khó đoán.
Giá cà phê tiếp tục đà tăng
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.
Theo ghi nhận của Thanh Niên vào chiều 5.3 tại trụ sở Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (Công viên nghĩa trang Thanh Bình, xã Mỹ Thuận, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định), khoảng hơn 10 chiến sĩ công an và lực lượng quản lý thị trường đã có mặt tại đây để kiểm tra, làm việc với công ty này.Lực lượng chức năng có mặt ở đây ít nhất 2 tiếng và xuất hiện tại khu vực văn phòng, khu vực bày bán quách của công ty.Một lãnh đạo Công an tỉnh Nam Định cho hay, sự xuất hiện của lực lượng công an tại Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên là chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Nam Định sau khi nhận được phản ánh vụ việc gây xôn xao dư luận.Cùng ngày, PV Thanh Niên cũng có cuộc trao đổi với một số người dân trên địa bàn H.Nghĩa Hưng và H.Nam Trực (Nam Định) từng sử dụng dịch vụ hỏa táng tại Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên. Họ đều xác nhận công ty này không cho người dân mang quách từ bên ngoài vào, tất cả đều phải mua quách tại đây với giá trên 10 triệu đồng. Đặc biệt, người dân cho biết giá quách ở trong công ty bán cao hơn rất nhiều so với ngoài thị trường nhưng trong lúc tang gia bối rối, họ không tranh cãi mà cắn răng chịu đựng.Một số người giải thích, tại địa bàn Nam Định chỉ có một đơn vị hỏa táng nên đơn vị này lợi dụng sự độc quyền để gây khó khăn cho người dân.Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên trước đây có tên là Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long, do ông Trần Đình Giao, Chủ tịch Hội đồng quản trị điều hành. Tháng 4.2023, ông Trần Đình Giao bị TAND tỉnh Nam Định tuyên phạt 5 năm tù, đồng thời phạt bổ sung 60 triệu đồng về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và vi phạm các quy định về sử dụng đất đai".Cùng bị xét xử trong vụ án này còn có 3 bị cáo khác là Trần Thị Hoan (nhân viên bộ phận thu ngân), Phạm Thị Hoa và Đỗ Minh Tiến (nhân viên bộ phận kế toán của Công ty tang lễ Hoàng Long) tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức". Tòa tuyên phạt Hoan và Hoa mỗi người 2 năm tù, Tiến 3 năm tù.Công ty tang lễ Hoàng Long thành lập tháng 7.2012 trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Long, được Sở KH-ĐT tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trụ sở đặt tại Công viên nghĩa trang Thanh Bình (ở xã Mỹ Thuận, H.Mỹ Lộc, Nam Định).Năm 2020, Công ty tang lễ Hoàng Long xảy ra 2 vụ án cưỡng đoạt tài sản, bảo kê hoạt động hỏa táng đã bị Công an tỉnh Nam Định, Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.Trong đó có một vụ án trong đường dây Đường "Nhuệ" (tức Nguyễn Xuân Đường, ở tỉnh Thái Bình) thực hiện. Sau đó, Đường "Nhuệ" bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên 15 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, 6 đồng phạm còn lại (có Nguyễn Thị Dương, vợ Đường "Nhuệ") bị tuyên phạt tổng cộng 66 năm tù về cùng tội danh.Vụ thứ 2 là cưỡng đoạt tài sản của các cơ sở làm dịch vụ tang lễ thông qua hoạt động bảo kê dịch vụ hỏa táng, do Trần Đại Thủy (trú tỉnh Nam Định) và 3 đồng phạm thực hiện.Trước đó, ngày 3.3, tài khoản T.C đã đăng tải hình ảnh, clip về nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên "ép" người dân mua quách giá cao khiến dư luận phẫn nộ.Trong đoạn clip được đăng tải, những người đang đeo khăn tang tỏ ra bức xúc với nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên khi phải trả giá cao để mua hũ tro cốt cho người thân. "Tôi không có tiền, có mỗi cái quách mà bắt tôi mua với giá 9 - 10 triệu, tôi không thể bình tĩnh được", người dân phản ứng.Anh Dương Công Viên (trú H.Trực Ninh, Nam Định) người xuất hiện trong đoạn clip cho biết, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu gia đình không bị nhân viên công ty ép mua quách, tiểu với giá cao để đựng hài cốt."Lúc đầu, khi giới thiệu dịch vụ hỏa táng, họ không nói luôn chúng tôi phải chuẩn bị một cái quách hay tiểu như này để gia đình cân đối. Khi thiêu xong, chúng tôi mới nhận được thông tin phải mua thêm quách để đựng tro cốt. Sau đó, cả gia đình bàn bạc mua quách cùng phụ kiện tang lễ với tổng giá tiền 10,5 triệu đồng", anh Viên nói.Mặc dù đã chọn được quách ưng ý để đựng tro cốt nhưng gia đình anh Viên bị nhân viên từ chối và không cho lấy quách đó với lý do bé, kích thước không vừa rồi chỉ sang khu vực quách có giá cao hơn. Gia đình thắc mắc hỏi vì sao không cho lấy quách đó mà phải chọn quách giá cao với giá vài chục triệu đồng thì được nhân viên trả lời "quách giá cao sẽ rộng hơn".Sau đó, người nhà anh Viên bức xúc và muốn ra ngoài mua quách nhưng tiếp tục bị công ty từ chối. "Không được phép mang quách bên ngoài vào, họ bắt buộc đến đó dùng đồ bên trong hết", anh Viên nói tiếp.
Ngắm cầu Hôn ở nơi hoàng hôn đẹp nhất Phú Quốc
Hãng Reuters chiều 8.3 đưa tin Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vừa được trả tự do, sau khi tòa án chấp nhận đơn kiến nghị của ông phản đối lệnh bắt giữ và cơ quan công tố không kháng nghị phán quyết của tòa.Trước đó, một nhóm điều tra đặc biệt cho biết họ đã thông báo cho Trại giam Seoul ở khu vực Uiwang phía nam thủ đô để trả tự do cho ông, một ngày sau khi Tòa án Trung tâm Seoul ra lệnh thả.Với phán quyết trên, Tổng thống Yoon được yêu cầu tiếp tục tham dự phiên tòa từ bên ngoài, theo AFP.Ông Yoon được thả sau 52 ngày kể từ khi các nhà điều tra bắt giữ và đưa ông đến đây vào ngày 15.1 với cáo buộc kích động nổi loạn thông qua tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2024.Trước đó, ông Yoon Suk Yeol ngày 25.2 tham dự phiên điều trần luận tội cuối cùng để xác định trách nhiệm của ông trong vụ ban bố thiết quân luật hồi tháng 12.2024.Ông đã bị quốc hội luận tội và nếu Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên có tội thì ông sẽ bị phế truất. Nếu không, ông sẽ được khôi phục chức vụ.Trước tòa, ông Yoon xin lỗi người dân nhưng bác bỏ cáo buộc nổi loạn, theo Yonhap. "Đảng đối lập cho rằng tôi ban bố thiết quân luật nhằm thiết lập chế độ độc tài và kéo dài thời gian cầm quyền. Đây là âm mưu bịa đặt nhằm buộc tội tôi nổi loạn", ông Yoon nói tiếp.Ông cho rằng vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang đối diện một "cuộc khủng hoảng hiện hữu" và nhu cầu cấp thiết là công nhận tình hình và có hành động để vượt qua.Theo Yonhap, quyết định của tòa án về việc thả Tổng thống Yoon đã gây tranh cãi gay gắt giữa đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền và đảng Dân chủ đối lập.