Nghi vợ ngoại tình, con rể dí súng vào đầu bố vợ đe dọa
Chiều 25.2, Tỉnh ủy Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo nhằm kiện toàn bộ máy, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận bổ nhiệm bà Chamaléa Thị Thủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Phân công, điều động, bổ nhiệm ông Vũ Ngọc Đương, Bí thư Huyện ủy Thuận Bắc, giữ chức vụ Phó trưởng ban Thường trực ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; phân công điều động, ông Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Sở Tài chính, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Ninh Sơn, nhiệm kỳ 2020 - 2025; phân công, điều động, chỉ định ông Hồ Sỹ Sơn, Chánh văn phòng UBND tỉnh, giữ chức Bí thư Huyện ủy Thuận Bắc nhiệm kỳ 2020 - 2025.Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Quế, Phó trưởng ban Thường trực ban Dân vận Tỉnh ủy, giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; điều động, bổ nhiệm ông Trần Văn Bắc, Phó bí thư Đảng ủy khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh, giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Điều động, bổ nhiệm ông Đặng Ngọc Minh Quang, Phó chánh văn phòng phụ trách Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, giữ chức vụ Phó chánh văn phòng Tỉnh ủy. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 1.3.2025.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận chúc mừng và mong muốn các cán bộ vừa được bổ nhiệm tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa, nêu cao tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, chủ động tiếp cận công việc, nhiệm vụ mới trong bối cảnh mới một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.Cầu xây xong đã lâu nhưng không có đường dẫn
Ngày 20.2, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là Công ty CP bất động sản Hà Quang (chủ đầu tư dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II, ở TP.Nha Trang), người bị kiện là UBND tỉnh Khánh Hòa và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Phiên tòa đưa ra xét xử vụ việc vào ngày 17.2 và tiếp tục vào hôm nay (20.2). Sau thời gian nghị án, HĐXX TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty CP bất động sản Hà Quang; hủy quyết định 2282 ngày 29.8.2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II và các Thông báo 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Theo đơn khởi kiện, Công ty CP bất động sản Hà Quang đề nghị tòa tuyên hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh Khánh Hòa và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Với lý do quyết định 2282 được căn cứ trên văn bản đã hết hiệu lực, khiến kết quả xác định giá đất chưa đúng. Cụ thể, theo quyết định 2282, giá đất cụ thể được tính theo phương pháp thặng dư theo Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024, được thay thế bằng Nghị định 71 về quy định giá đất do Chính phủ ban hành, nhưng địa phương không áp dụng quy định mới này. Sau đó, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa lần lượt ra 3 thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, quá trình xác định giá đất dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II được thực hiện vào thời điểm Điều 37 của Nghị định 71 quy định về phương pháp thặng dư đã có hiệu lực từ ngày 27.6.2024.Tuy nhiên, ngày 31.7.2024, Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa trình UBND tỉnh ban hành quyết định 2282 (đính kèm biên bản họp Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các tài liệu do đơn vị tư vấn thẩm định giá phát hành) thì các cơ quan, tổ chức này đều không áp dụng Điều 37 của Nghị định 71, dẫn đến việc địa phương này vẫn áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cho dự án theo quy định tại Nghị định 12 đã hết hiệu lực thi hành. Dựa vào Quyết định 2282, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ra các Thông báo 11456, 11596, 11573, yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Từ các cơ sở trên, tòa tuyên hủy quyết định 2282 và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Như Thanh Niên thông tin, Công ty CP bất động sản Hà Quang được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất lần đầu vào tháng 4.2004 để thực hiện dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II. Năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ quyết định trên để ban hành quyết định mới và giao lại hơn 51 ha đất cho Công ty CP bất động sản Hà Quang thực hiện dự án. Đến ngày 29.8.2024, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định 2282 về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II.
Người trẻ biến đồi hoang thành ngôi làng 'đáng sống'
Đây là vở vũ kịch chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Đức E.T.A.Hoffmann và được nhà soạn nhạc lừng danh người Nga PyotrIlyich Tchaikovsky viết nhạc. Đặc biệt vũ kịch Kẹp hạt dẻ phiên bản năm 2025 với tên gọi Những vùng đất mộng mơ được biên đạo mới mẻ dựa trên những chất liệu giao thoa giữa văn hóa phương Tây và Á Đông đã đem lại bất ngờ, thú vị cho khán giả yêu mến loại hình nghệ thuật này.Trải qua gần 5 tháng luyện tập và dàn dựng, vở vũ kịch Kẹp hạt dẻ - Những vùng đất mộng mơ do tổng đạo diễn, thượng tá Vũ Hồng Quân trực tiếp chỉ đạo và thực hiện, đã có màn ra mắt ấn tượng với công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.Vở diễn bao gồm 3 màn: Lễ hội tại nhà cô bé Clara, Cuộc chiến giữa Kẹp hạt dẻ với lũ chuột và Lễ hội mừng chiến thắng. Theo chia sẻ từ ê kíp thực hiện, sự đặc biệt của Kẹp hạt dẻ phiên bản Những vùng đất mộng mơ được trải dài trong cả 3 màn, song đỉnh điểm là phần kết của vở diễn. Đây có thể được xem là tổng hòa của nhiều màn múa dân gian đẹp mắt: múa gáo dừa của dân tộc Khmer (Tây Nam bộ), vũ điệu cồng chiêng (Tây nguyên), múa gậy sinh tiền (Tây Bắc).... Những điệu múa này không chỉ phản ánh nét độc đáo của nghệ thuật múa truyền thống mà còn góp phần quảng bá, giữ gìn những giá trị của múa truyền thống trong đời sống nghệ thuật.Tổng biên đạo Vũ Hồng Quân cho biết, anh cùng ê kíp đã vượt qua rất nhiều thử thách để có thể đưa Những vùng đất mộng mơ lên sân khấu Nhà hát Lớn, không ngoài mong muốn thúc đẩy môn nghệ thuật này đến gần công chúng, tạo ra sân chơi cho các vũ công trẻ yêu nghề. "Chúng tôi sẽ không dừng lại tại đây. Vũ kịch sẽ sớm quay trở lại ở một phiên bản mới hoàn hảo và rực rỡ hơn trong mùa hè tới", đạo diễn Vũ Hồng Quân chia sẻ.
Nhiều du khách đã bày tỏ rất bất ngờ và ấm áp ngày mùng 1 tết khi được chào đón thịnh tình tại sân bay Đà Nẵng, mang lại sự ấm áp “như trở về nhà”.Du khách rất hào hứng khi được thưởng thức chương trình biểu diễn múa lân đặc sắc và nhận những món quà đặc sản mang đậm hương vị Đà Nẵng như nón lá, mứt gừng, bánh dừa nướng, khô mè,…Đặc biệt, du khách được tham gia chương trình hái lộc đầu xuân trên cành hoa đào, để nhận được những voucher tham quan, giải trí tại các điểm đến nổi tiếng của thành phố trong suốt thời gian lưu lại Đà Nẵng.Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.Trong đó số chuyến bay quốc tế dự kiến 65 chuyến, ước đạt khoảng 10.000 lượt khách của các hãng Vietnam Airlines (đường bay Narita, Nhật Bản - Đà Nẵng); Vietjet Air (đường bay Incheon, Hàn Quốc); Air Asia (đường bay Bangkok, Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia); China Airlines (đường bay Đài Bắc, Đài Loan); Hongkong Express (đường bay Hong Kong),... đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng tham quan du lịch.Theo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính từ ngày 25.1 – 2.2, tức ngày 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), ước đạt 1.275 chuyến bay đến Đà Nẵng (tăng 58% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trong đó, có 577 chuyến bay quốc tế (tăng 45% so với kỳ nghỉ năm 2024); 698 chuyến bay nội địa (tăng 71% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trung bình đón khoảng 141 chuyến bay/ngày (trong đó có 64 chuyến bay quốc tế và 77 chuyến quốc nội), gồm 8 chặng bay quốc nội, 20 chặng bay quốc tế từ Hàn Quốc, Hong Kong, Macau, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Philippines, Cambodia, Ấn Độ.
Ban Tài mậu Khu ủy Khu 5 đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân
Phan Vũ Quý kể vào năm 2022, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thì quyết định ở lại TP.HCM để tìm cơ hội việc làm. Chàng sinh viên mới ra trường năm ấy may mắn được một công ty tư nhân chuyên về lập trình máy tính nhận vào làm việc. Thế nhưng khi có lệnh khám nghĩa vụ quân sự, Quý sẵn sàng lên đường nhập ngũ."Mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nên mình chỉ được trả mức lương đủ sống. Sau khoảng 2 năm làm việc ở đây, mình cảm thấy tay nghề của bản thân đã vững vàng hơn nên xin nghỉ việc. Mình mau chóng tìm được việc làm tại một công ty khác cùng ngành nghề và được trả mức lương 20 triệu đồng/tháng", Quý nói.Với Quý, mức thu nhập này rất ổn, thậm chí là mức mà rất nhiều người khi làm ăn xa quê ao ước. Quan trọng, Quý còn được làm việc đúng chuyên ngành đã học, nên càng có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn.Mặc dù có công việc ổn định, song khi nhận được lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự từ quê nhà Hà Tĩnh, Quý đã lập tức bắt xe trở về quê."Vào tháng 11.2024, sau khi gia đình gọi điện báo tin, mình đã xin công ty nghỉ việc mấy ngày để về quê khám tuyển. Trong thời gian chờ kết quả, mình quay trở lại TP.HCM để tiếp tục công việc. Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, mình nhận được thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự nên đã làm đơn xin nghỉ việc để về quê thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng", Quý tâm sự.Theo Quý, việc được khoác lên bộ quân phục là niềm vinh dự và trách nhiệm mà bản thân phải thực hiện với tư cách một công dân đối với Tổ quốc. Do đó, dù công việc phải gác lại nhưng nam tân binh không hề buồn phiền, cho rằng môi trường quân ngũ là cơ hội để bản thân được rèn luyện, trải nghiệm.Hiện Quý đã nhận được quân tư trang và luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường tòng quân vào ngày 14.2 sắp tới.Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay.Bà Nguyễn Thị Tửu (62 tuổi, mẹ Quý) cho biết vợ chồng bà sinh được 4 người con, Quý là con út. Khi biết tin con trai trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bà đã gọi điện động viên, bảo đây là nghĩa vụ thiêng liêng của Tổ quốc."Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay", bà Tửu bộc bạch.Cách đây mấy ngày, gia đình bà Tửu cũng làm mấy mâm cơm mời người thân, hàng xóm và bạn bè, xem đây như buổi chia tay để con trai yên tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân.Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, năm 2025 tỉnh này tuyển 1.300 chỉ tiêu thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị, gồm: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, Trung đoàn 841 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) và Sư đoàn 324, 968, 341, Lữ đoàn 206 (Quân khu 4). Trong đó, số công dân có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT và CĐ, ĐH chiếm trên 84%.