Hyundai Santa Fe 2024 có thêm bản giới hạn 500 xe
Bất chấp sức mua giai đoạn đầu năm đang có dấu hiệu sụt giảm... xe bán tải vẫn được người Việt ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, phân khúc này ngày càng ít lựa chọn khi Mazda BT-50 là cái tên mới nhất rời cuộc đua và chưa được phân phối trở lại từ năm 2025.Bước sang năm 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn lại góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 1.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.584 xe, giảm 807 xe tương đương 33,8% so với tháng 12.2024. Số liệu này không bao gồm doanh số bán của mẫu Nissan Navara khi không được hãng xe Nhật Bản cùng đối tác liên doanh tại Việt Nam công bố.Mức sụt giảm này xuất phát từ bước chững lại của thị trường khi sức mua giảm, thời gian bán hàng bị rút ngắn do kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Tuy nhiên, với gần 1.600 xe bán ra, xe bán tải vẫn là một trong những phân khúc có lượng tiêu thụ tương đối tại Việt Nam, đồng thời tăng 269 xe tương đương 17% so với. Thậm chí, tổng lượng xe bán tải còn cao hơn doanh số của phân khúc sedan hạng C, sedan hạng D tại Việt Nam trong tháng 1.2025.Tương tự những năm trước, Ford Ranger dù sụt giảm doanh số nhưng vẫn có khởi đầu ấn tượng nhất phân khúc xe bán tải trong năm 2025 với 1.115 xe bán ra. Sức hút từ thương hiệu, kiểu dáng, trang bị… cùng nguồn cung dồi dào được xem là những yếu tố giúp Ford Ranger tạo ra sự áp đảo về doanh số so với các đối thủ cùng phân khúc. Đây cũng là đại diện duy nhất của phân khúc xe bán tải góp mặt trong Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 1.2025.Mitsubishi Triton xếp thứ 2 nhưng vẫn bị Ford Ranger bỏ xa về mặt doanh số, cách biệt giữa hai mẫu xe này lên tới gần 1.000 xe. Đáng chú ý, Toyota Hilux đang dần lấy lại vị thế, sau những bước tăng trưởng liên tiếp trong năm 2024, bước sang năm 2025 mẫu xe này khởi đầu với 166 xe bán ra trong tháng đầu tiên, giảm 209 xe so với tháng 12.2024 nhưng vẫn xếp vị trí thứ 3 trong cuộc đua doanh số. Isuzu D-Max sau nhiều nỗ lực thay đổi đã khởi đầu năm 2025 với 57 xe bán ra, thoát khỏi nhóm ô tô bán ít nhất thị trường. Bước sang năm 2025, phân khúc xe bán tải được dự báo sẽ sôi động hơn khi sức mua đang trên đà hồi phục. Đặc biệt, một số thương hiệu ô tô Trung Quốc cũng đang nhắm đến phân khúc này bằng các dòng xe bán tải điện.Khai mạc giải golf 'Ước mơ xanh' năm 2023
Dự báo, chiều và đêm 19.5, mưa giông tiếp tục xảy ra nhiều nơi. Khu vực phía đông Bắc bộ có mưa vừa, mưa to và giông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30 - 70mm, có nơi trên 150mm.
Tàu tên lửa Nga cháy tại Kaliningrad?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.
Giọt nước mắt sợ hãi của Neymar
"Chúng tôi dự định sẽ sớm tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng. 53 đảng phái chính trị đã nộp danh sách tham gia cuộc bầu cử", ông Min Aung Hlaing cho hay trong chuyến thăm Belarus, nơi ông công bố khung thời gian bầu cử như trên, theo Reuters dẫn lại thông tin từ tờ Global New Light of Myanmar.Ông Min Aung Hlaing đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử nhưng chính quyền của ông đã nhiều lần gia hạn tình trạng khẩn cấp, trong lúc quân đội đang bị các nhóm đối lập chống chính quyền quân sự tấn công, theo Reuters.Hồi cuối tháng 1, chính quyền quân sự Myanmar đã gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng, tức là 4 năm sau cuộc chính biến ở nước này vào ngày 1.2.2021, theo AFP. Ông Min Aung Hlaing khi đó nói với Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar rằng "hòa bình và ổn định vẫn cần thiết" trước khi có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và tổ chức bầu cử.Quân đội Myanmar đã lên nắm quyền sau khi đưa ra những cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo, theo AFP.Chính quyền quân sự Myanmar đã gia hạn tình trạng khẩn cấp nhiều lần kể từ đó khi chiến đấu với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số và "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân" của lực lượng đối lập.Các cuộc xung đột ở Myanmar đã buộc hơn 3,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong khi ước tính 19,9 triệu người, hơn 1/3 dân số Myanmar, sẽ cần viện trợ nhân đạo vào năm 2025, theo AFP.