Học sinh miền núi tham dự Tư vấn mùa thi: Học mới có cơ hội thoát nghèo
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.Để những cây cầu kể chuyện Sài Gòn xưa và nay
Ngày 7.2, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy.Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Trần Thắng Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 7.2.Ông Trần Thắng Lợi năm nay 49 tuổi, quê quán TX.Hương Trà (TP.Huế), trình độ chuyên môn thạc sĩ quản lý kinh tế, trình độ lý luận chính trị cao cấp. Ông Trần Thắng Lợi từng giữ chức Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Quận ủy Sơn Trà, Bí thư Quận ủy Hải Châu.Sau khi sáp nhập, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng có 6 phó trưởng ban, gồm 3 Phó trưởng ban Tuyên giáo (ông Nguyễn Mạnh Dũng, ông Nguyễn Hoài Nam, bà Mai Thị Thu) và 3 Phó trưởng ban Dân vận (ông Lê Văn Minh, bà Phạm Thị Thảo Nguyên, bà Nguyễn Thị Kim Hoa). Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, đến nhận công tác tại HĐND thành phố, giới thiệu bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đánh giá cùng với việc thành lập 2 Đảng bộ mới (Đảng bộ Các cơ quan Đảng và Đảng bộ UBND TP.Đà Nẵng), chức năng nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo và Dân vận (mới thành lập) sẽ nặng nề hơn bởi khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao hơn. Mô hình cách thức vận hành đều mới chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị, lãnh đạo 2 Đảng bộ, lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận nhanh chóng hoàn thành quy chế làm việc, tổ chức họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể, khẩn trương ban hành các quyết định thành lập tổ chức đảng trực thuộc.Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng yêu cầu các cơ quan tiến hành tiếp nhận bàn giao, hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản; trong đó đặc biệt lưu ý việc chuyển giao tài liệu, tài sản số phải đảm bảo hoạt động thông suốt.
Nhận định Real Madrid vs Chelsea (2g ngày 28.4): An toàn là mục tiêu tối thượng
Theo Koreaboo hôm 22.1, Dark Nuns có Song Hye Kyo đóng chính đang nhận phản hồi tiêu cực từ khán giả xem trailer cũng như có dịp theo dõi buổi chiếu sớm mới đây. Bài đánh giá ban đầu được đăng trên X sau đó nhanh chóng thu hút sự chú ý trên TheQoo với hơn 30.000 lượt xem và hàng trăm bình luận từ người dùng. Trong đó, một số người dùng trên X nêu rõ hai yếu tố khiến quá trình xem phim của họ không thoải mái đó là việc khai thác nội dung gây tranh cãi và cách tiếp cận của đạo diễn Kwon Hyeok Jae.Khi đoàn phim công bố dự án, Dark Nuns được kỳ vọng sẽ là một sự lựa chọn mới đầy hứa hẹn, hấp dẫn cho thể loại phim kinh dị vốn rất thu hút sự quan tâm của khán giả trong những năm qua. Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi đó, một số khán giả đánh giá nội dung bộ phim kém hấp dẫn, mạch lạc, thiếu lớp lang, chiều sâu thậm chí có ý kiến cho rằng cốt truyện rất thảm hại.Bài đánh giá về Dark Nuns cũng chỉ ra việc lặp đi lặp lại các thuật ngữ gây khó chịu liên quan đến phụ nữ trong suốt bộ phim và cho rằng đây là hành động kỳ thị phái đẹp. Những từ ngữ này cùng với các yếu tố khó chịu khác trong kịch bản khiến một số người xem thấy phản cảm và có trải nghiệm xem phim không trọn vẹn. "Bộ phim liên tục sử dụng những từ như 'tử cung thối rữa', 'gái điếm' và 'những thứ chảy ra từ cơ thể phụ nữ', khiến tôi thấy khó chịu. Có quá nhiều thuật ngữ kỳ thị phụ nữ được sử dụng trong suốt bộ phim", một người xem bình luận.Những bình luận chê bai bộ phim hiện tiếp tục lan rộng và tác động đến không ít cư dân mạng. Nhiều người dùng sau khi đọc bài đánh giá đã tuyên bố sẽ không mua vé xem Dark Nuns thậm chí cho rằng việc xem tác phẩm kinh dị này là phí tiền. Không ít người đòi tẩy chay bộ phim vì những chi tiết được cho là miệt thị phụ nữ và cho rằng: "Có ai không được sinh ra từ cơ thể phụ nữ không?".Tuy nhiên, bên cạnh những phản ứng gay gắt, nhiều khán giả cho rằng còn quá sớm để đánh giá về tác phẩm trong khi bộ phim chưa chính thức trình làng. Họ cho rằng đánh giá từ những khán giả đầu tiên xem phim chỉ là thiểu số và có thể mang tính chủ quan, muốn biết chất lượng phim ra sao, cần tham khảo những nguồn uy tín hay đợi đến ngày 24.1 phim chính thức trình làng.Giữa những loạt bình luận chỉ trích, chê bai, Dark Nuns vẫn được nhiều khán giả Hàn trông đợi. Theo Chosun, dựa vào số liệu từ mạng lưới bán vé tổng hợp vào sáng 23.1 (một ngày trước khi chính thức ra rạp), bộ phim kinh dị này vẫn đang đứng đầu lượng vé đặt trước tại Hàn Quốc. Dark Nuns được biết đến là phần phụ của bộ phim kinh dị siêu nhiên The Priests từng thành công vang dội hồi 2015. Phim do Kwon Hyeok Jae đạo diễn, kể về hai nữ tu cùng nhau cứu một cậu bé bị linh hồn quỷ dữ chiếm hữu. Tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Song Hye Kyo trên màn ảnh rộng sau hơn chục năm. Trong Dark Nuns, nữ diễn viên 8X vào vai Junia - một nữ tu quyết tâm tìm mọi cách để cứu cậu bé khỏi sự tra tấn ám ảnh. "Julia là một nhân vật khác thường. Cô ấy có tinh thần tự do, làm mọi điều mà nhà thờ cấm cô ấy làm", minh tinh chia sẻ. Để hóa thân vào nhân vật tốt nhất, 6 tháng trước khi quay phim, cô đã học hút thuốc.Dark Nuns đánh dấu bước tiến mới trong sự nghiệp diễn xuất của Song Hye Kyo. "Kể từ The Glory, tôi không muốn quay lại với những câu chuyện tình yêu nữa. Tôi vẫn thích sự lãng mạn, nhưng việc thử một thể loại gai góc hơn thực sự là một sự thay đổi. Tôi muốn tiếp tục đà đó, hướng đến khía cạnh mới này trong sự nghiệp diễn xuất của mình", cô chia sẻ trên Korea Herald.
Ngày 2.3, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị chức năng đã phân cấp đăng ký, cấp biển số xe cho công an các phường, thị trấn.Theo đó, đối với công an 17 phường thuộc các quận, TP.Thủ Đức (nơi trước đây công an quận, TP.Thủ Đức đặt trụ sở thực hiện nhiệm vụ đăng ký xe mô tô): được phân cấp đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương và các phường thuộc quận, TP.Thủ Đức chưa được phân cấp đăng ký xe.Đối với công an 63 xã, thị trấn đã được phân cấp đăng ký xe mô tô thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè: được phân cấp bổ sung đăng ký, cấp biển số xe ô tô, xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương (thuộc thẩm quyền đăng ký của công an cấp huyện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 79/2024/TT- BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng). Chi tiết bên dưới:Như vậy, ngoài việc thực hiện đăng ký phương tiện lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký, quản lý phương tiện có thể trực tiếp đến công an cấp xã để được giải quyết.
Giới siêu giàu chi đậm ủng hộ ứng viên trong bầu cử giữa kỳ Mỹ
Chia sẻ trên trang Tiktok cá nhân, hội bạn 4 người của anh N.T.T "khóc ròng" kể lại hành trình chông gai của chuyến du lịch Đà Lạt đầu năm mới mà bị lừa đặt phòng khách sạn liên tiếp tới 2 lần. Theo đó, anh T. đã đặt và nhận phòng tại 1 khách sạn 5 sao ở Đà Lạt cuối tuần qua. Thay đổi lịch trình, anh T. lên Facebook tham khảo và tìm được 1 khách sạn cũng giới thiệu 5 sao, rất đẹp. Liên hệ qua Fanpage, nhân viên khách sạn thông báo còn phòng nhưng vì đông khách nên yêu cầu thanh toán trước. Do trên Fanpage chạy rất nhiều bài quảng cáo rầm rộ với nhiều lượt thích và bình luận nên anh N.T.T cũng không nghi ngờ gì, chuyển tiền rồi hào hứng cho hành trình trải nghiệm 1 chỗ ở mới. Thế nhưng, khi nhóm bạn có mặt tại khách sạn nêu trên thì ngỡ ngàng nhận thông tin khách sạn không còn phòng, trang Facebook đó là giả mạo. Vội lên tìm thêm 1 khách sạn khác, nhóm bạn này tiếp tục nhận thông tin còn phòng và yêu cầu trả tiền trước. Rút kinh nghiệm, 4 người bắt taxi tới tận nơi để hỏi phòng thì được nhân viên khách sạn thông báo đã hết phòng và cũng "không biết gì về trang Facebook trên"."Bọn tôi đăng video này khi đang trên taxi đi lòng vòng kiếm khách sạn. Mùa này cao điểm, chỗ nào cũng báo hết phòng, mà còn bị lừa thế này nữa. Quá khổ! Trang Facebook của các khách sạn, homestay kia đều được chạy quảng cáo rầm rộ, trông đáng tin lắm. Mọi người nhớ thận trọng không lại mất tiền oan và rơi vào cảnh bơ vơ như chúng tôi" - anh N.T.T chia sẻ.Tương tự, anh Trần Tiến (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cũng suýt mắc bẫy trang quảng cáo khách sạn lừa đảo ở Đà Lạt với chiêu thức tương tự. Tuy nhiên, do nhân viên tư vấn cứ nằng nặc đòi chuyển tiền sớm vào tài khoản cá nhân nên anh Tiến sinh nghi, tìm kiếm kiểm tra lại thông tin thì mới tìm được trang web chính thức của căn biệt thự đó và họ báo đã không còn nhận khách.Không chỉ cơ sở lưu trú, Thanh Niên còn nhận được phản ánh của nhiều người dân về tình trạng giả mạo trang web bán vé máy bay để lừa đảo chiếm đoạt tiền. "Họ lập hẳn trang web vebaytet.com, tôi tìm hiểu thì có đến 4 trang web kiểu như vậy. Mình đặt vé trên đó xong bọn họ sẽ gọi điện, cho số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. Chuyển xong thì họ báo lý do là mình ghi dư chữ "thanh toán vé máy bay", chỉ được ghi nội dung là mã vé được cung cấp. Sau đó, yêu cầu chuyển tiền thêm 1 lần nữa mới trả lại tiền đã chuyển lúc nãy, rồi vòng vo, nói không làm theo thì không hỗ trợ hoàn tiền luôn. Vé tết trên đó bán giá cũng rẻ hơn bình thường, tôi mua 3 vé, mất gần 6 triệu đồng thôi. Nhưng nghĩ tới việc họ chủ đích lừa đảo vậy thì tết này chắc sẽ gom được nhiều của bà con có nhu cầu về quê" - chị T.H (ngụ TP.HCM) kể lại câu chuyện vừa bị lừa.Trước đó, hãng hàng không Vietnam Airlines và cơ quan chức năng cũng ghi nhận một số trường hợp các website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của hãng.Cụ thể, một số trang web có tên miền giống, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng như sau: vietnamairslines.com; vietnamaairlines.com; vietnamairlinesvn.com. Các website này có tên địa chỉ gần giống, khó phân biệt so với website chính hãng của Vietnam Airlines (https://www.vietnamairlines.com) bởi chỉ khác một số chữ cái, hành khách tinh ý mới có thể nhận ra được. Chưa kể, giao diện, màu sắc, logo những trang web này cũng được thiết kế tương tự website chính thức của Vietnam Airlines.Khi khách hàng làm các thủ tục mua vé bay sẽ nhận được mã đặt chỗ để làm tin và khuyến cáo phải thanh toán tiền gấp nếu không sẽ bị hủy. Sau khi nhận được tiền, đối tượng không xuất vé và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay làm thủ tục.Một hình thức khác phải kể đến đó là các đối tượng lừa đảo, mạo danh đại lý vé cấp 1 của Vietnam Airlines. Các giao dịch được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, khách sau khi thanh toán chỉ nhận được mã đặt chỗ chứ đại lý không xuất vé.Cá biệt, một số đối tượng gửi email hoặc tin nhắn thông báo rằng khách hàng đã "trúng thưởng" hoặc nhận ưu đãi vé máy bay. Khi khách hàng truy cập vào đường link đính kèm và cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ lấy cắp thông tin thẻ tín dụng hoặc yêu cầu thanh toán.Ngoài phương thức nêu trên, nhiều đối tượng lừa đảo sau khi nhận được tiền của khách vẫn tiến hành xuất vé nhưng sau đó lại hoàn vé (chịu mất phí hoàn vé) và chiếm phần lớn tiền vé người mua đã chi trả. Tinh vi hơn, khi khách nhận vé, gọi điện lên hãng để kiểm tra thì được báo đã xuất vé đúng hành trình. Tuy nhiên sau đó ít ngày, người đặt vé này sẽ gửi yêu cầu tới hãng hàng không để xin hoàn vé. Như vậy, với mỗi vé bay, kẻ lừa đảo có thể bán đi bán lại cho nhiều người khác nhau và người mua sẽ chịu thiệt hại, ảnh hưởng đến lịch trình kế hoạch đi lại.Đánh giá tình trạng lừa đảo vé máy bay đã diễn ra nhiều năm, dù cơ quan chức năng vào cuộc nhưng vẫn chưa thể xóa triệt để hiện tượng này, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết các website này không phải kênh bán hay đối tác chính thức của Vietnam Airlines, hành khách mua vé từ đây sẽ không được đảm bảo quyền lợi, có thể mua phải vé giả, vé bị nâng giá…Trong thời gian qua, Vietnam Airlines đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xử lý các website có dấu hiệu vi phạm về: sử dụng logo, nhãn hiệu, hình ảnh của Vietnam Airlines, bản quyền thiết kế giao diện website, công bố thông tin; đăng ký, sử dụng tên miền có dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của Vietnam Airlines.Để không mua phải vé giả, vé bị nâng giá trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các hãng hàng không đều khuyến nghị khách hàng mua vé trên website, ứng dụng di động, phòng vé và đại lý chính thức của hãng. Khách hàng mua vé bay trên website cần đặc biệt lưu ý truy cập đúng địa chỉ chính thức của hãng hoặc liên hệ trực tiếp với tổng đài nếu cần được giải đáp, hỗ trợ trực tiếp liên quan đến đặt chỗ, mua vé. Nếu nhận được những lời chào hàng về vé máy bay quá rẻ so với thông tin của hãng thì đừng vội đặt vé mà kiểm tra lại vì có thể đó là chiêu trò của các đối tượng xấu với mục đích lừa đảo.Hiện nay, Vietnam Airlines chỉ có một website chính thức là www.vietnamairlines.com. Thông tin liên hệ phòng vé và danh sách các đại lý chính thức của Vietnam Airlines cũng được cập nhật trên website tại mục Đại lý (ở chân website). Khi mua vé, khách hàng cần yêu cầu nơi bán cung cấp hóa đơn theo đúng quy định. Đây là chứng từ quan trọng dùng để bảo vệ quyền lợi cho hành khách.