Nusee Pink Wonder 4 - Khép lại một năm thành công rực rỡ của Tập đoàn Nusee
Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị số 1 (HURC 1) cho biết cho biết kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người dân thành phố. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng hành khách đi metro lại bất ngờ tăng cao. Đỉnh điểm nhất là ngày 29 và 30.1 (nhằm mùng 1 và 2 tháng giêng).Theo số liệu thống kê, từ ngày 24.1 (25 tháng chạp) đến 28.1 (giao thừa 29 tháng chạp) tổng số chuyến tàu hoạt động là 168, với hơn 45.000 – 52.000 lượt hành khách đi lại mỗi ngày. Trong khi đó, từ 29.1 (mùng 1 tết) lượng khách đến metro tăng đột biến lên đến hơn 92.000 lượt hành khách với 182 chuyến tàu. Đỉnh điểm nhất vào mùng 2 tết (ngày 30.1) lượng khách lên đến hơn 120.000, với 194 chuyến tàu; mùng 3 tết (31.1) số lượng khách là hơn 112.000; mùng 4 là 110.000; mùng 5 là hơn 88.000 lượt hành khách. Tổng số lượng hành khách đi lại trong 10 ngày trước và trong tết nói trên lên đến 761.416 lượt, trung bình mỗi ngày tuyến metro số 1 đón 76.142 lượt hành khách.Do đó, thời điểm tết, HURC1 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động và tăng cường số chuyến tàu. Cụ thể, sau ngày mùng 1 đầu năm mới, metro số 1 đón rất nhiều khách du xuân, nên đã được điều chỉnh tăng chuyến với tần suất 9 phút/chuyến chạy liên tục từ 18 giờ 30 đến 22 giờ.Hôm 31.1 đến 2.2, khung giờ từ 5 - 7 giờ 30 đã điều chỉnh thời gian giãn cách với tần suất 18 phút/chuyến; từ 7 giờ 30 - 8 giờ 40, giãn cách với tần suất 15 phút/chuyến; từ 8 giờ 40 - 9 giờ 40 giãn cách với tần suất 12 phút/chuyến; sau đó, từ 9 giờ 40 đến 22 giờ khi tàu ngưng chạy, cứ 10 phút có 1 chuyến tàu.Trong khi đó, doanh thu tạm tính từ hoạt động bán vé của metro số 1 cũng tăng cao trong thời điểm trong Tết Ất Tỵ. Theo đó, thời điểm trước tết, tính từ ngày 24 – 28.1, metro số 1 có doanh thu mỗi ngày từ hơn 554 – 946 triệu đồng. Còn thời điểm từ 29.1 – 2.2 (mùng 1 – 5 tết) từ hơn 1,3 – 1,8 tỉ đồng. Đặc biệt nhất vào ngày mùng 2 tết (30.1) metro số 1 đạt doanh thu cao nhất là hơn 1,8 tỉ đồng; ngày mùng 3 là hơn 1,7 tỉ đồng. Tổng doanh thu tạm tính trong 10 ngày vừa qua của metro số 1 là hơn 11,7 tỉ đồng, trung bình mỗi ngày thu được hơn 1,3 tỉ đồng.Bưởi da xanh “bén duyên” đất Hoài Ân
Toyota Vios GR-S 2021
Hậu phương vững chắc của sao trẻ bóng rổ VBA
Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ.
Chiều 13.2, tin từ Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau, trên địa bàn H.Năm Căn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy khiến cháu bé 3 tuổi mất tích.Cụ thể, khoảng 8 giờ 30 cùng ngày, anh N.T.P (41 tuổi) điều khiển vỏ lãi composite chở vợ là chị N.T.K.N (40 tuổi) và con gái là N.G.B (3 tuổi) từ ấp Phòng Hộ, xã Đất Mới đến xã Đất Mới (H.Năm Căn) để làm giấy tờ.Khi đến ngã tư Ông Kiểng, thuộc ấp Tắc Năm Căn A, phương tiện của anh P. va chạm với một vỏ máy do B.V.L (50 tuổi) điều khiển đi từ hướng Kênh 5. Cú va chạm mạnh làm phương tiện của anh P. bị chìm.Anh P. và chị N. bơi được lên bờ nhưng cháu B. mất tích. Lực lượng cứu hộ tỉnh Cà Mau đã có mặt tại hiện trường hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân.Cùng ngày, lãnh đạo của UBND xã Đất Mũi cho biết đang phối hợp các đơn vị liên quan tích cực tìm kiếm ông N.V.P (45 tuổi ngụ xã Đất Mũi) bị mất tích khi đi mò ốc móng tay.Theo thông tin ban đầu, sáng 10.2, ông P. cùng 3 người dân ở địa phương đi vỏ lãi ra biển bắt ốc móng tay. Trong quá trình lặn bắt ốc, máy chạy ô xy không may bị hư nên cả 4 người ngoi lên mặt nước. Trong đó, 3 người may mắn lên được bờ, riêng ông P. bị nước cuốn trôi mất tích.Tiếp nhận thông tin, ngành chức năng địa phương đã thông báo đến các phương tiện đang hoạt động gần khu vực trên để phối hợp tìm kiếm ông P. nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy.UBND H. Ngọc Hiển và UBND xã Đất Mũi đã thành lập đoàn công tác đến thăm hỏi và động viên gia đình ông P.
Giao dịch thấp nhất trong 5 năm, giá bất động sản vẫn tăng
Ngày 20.2, TAND TP.Hà Nội ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, liên quan đến cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số cá nhân tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT-TT.Theo quyết định, cả 13 bị cáo đều bị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài bà Nhàn, còn có bị cáo Nguyễn Trọng Đường, thời điểm xảy ra sai phạm đang làm Giám đốc VNCERT, sau đó giữ chức Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ TT-TT.Nhóm bị cáo còn lại gồm: Ngô Quang Huy, cựu Phó giám đốc VNCERT; Trần Duy Hiếu, cựu Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính; Nguyễn Huy Hùng, chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính; Trần Nguyên Chung, cựu Trưởng phòng thuộc Cục An toàn thông tin; Nguyễn Thị Ánh Hồng, chuyên viên VNCERT...Phiên tòa dự kiến được mở vào 17.3 tới đây, kéo dài trong 8 ngày. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, do thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm chủ tọa.Theo cáo trạng, năm 2016, VNCERT được TT-TT thông giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế. Tổng mức đầu tư 95 tỉ đồng.Ngay từ giai đoạn xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới tại Công ty AIC liên hệ với các hãng bán hàng, hỏi giá thiết bị theo danh mục của VNCERT, cộng thêm 40% vào giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.VNCERT sử dụng danh mục, dự toán trên, hợp thức các gói thầu tư vấn để Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình lãnh đạo bộ phê duyệt.Khi phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỉ đồng, đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" nhằm thông thầu.Với chuỗi hành vi của bà Nhàn và các bị cáo, tài sản nhà nước bị thiệt hại hơn 17 tỉ đồng. Đến nay, bà Nhàn vẫn đang bỏ trốn.Vẫn theo cáo trạng, ông Nguyễn Trọng Đường là người đại diện chủ đầu tư trong quá trình triển khai gói thầu số 8. Ông này đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho AIC tham gia và trúng thầu.Sau khi đấu thầu, ông Đường nhận 1 túi quà tết của phía Công ty AIC, bên trong có 1 tỉ đồng. Bị cáo dùng 200 triệu chi tiêu cá nhân, còn lại chi tiền tết cho các nhân viên VNCERT tham gia dự án.Đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đây là vụ án thứ 5 cựu Chủ tịch Tập đoàn AIC bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Cuối năm 2022, bà Nhàn bị phạt 30 năm tù về 2 tội là vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.Tháng 10.2023, bà Nhàn bị tuyên 10 năm tù trong vụ án sai phạm cung cấp thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.Bà Nhàn còn bị tuyên 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và 13 năm tù trong vụ án đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.