$613
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của p168. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ p168.Chiều 12.2, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an H.Như Xuân (Thanh Hóa) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 9 bị can để điều tra về hành vi tự lập sàn chứng khoán trái pháp luật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Các bị can bị khởi tố để điều tra về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền, gồm: Lê Tiến Mạnh (30 tuổi), Nguyễn Thị Thương (32 tuổi, cùng ngụ Q.Hà Đông, Hà Nội), Vũ Đình Thanh (29 tuổi, ngụ H.Thanh Trì, Hà Nội), Phạm Hồng Quân (29 tuổi), Vương Kim Huề (35 tuổi, cùng ngụ H.Tam Dương, Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Hùng (35 tuổi), Hoàng Văn Công (48 tuổi), Nguyễn Văn Đại (45 tuổi, cùng ngụ H.Yên Định, Thanh Hóa), và Phạm Thị Thủy (38 tuổi, ngụ H.Quan Hóa, Thanh Hóa).Theo kết quả điều tra của Công an H.Như Xuân, các bị can trên đã lập sàn giao dịch chứng khoán trái phép tên miền là Fnory.com, với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.Để thực hiện hành vi lừa đảo, nhóm người trên đã xây dựng mạng lưới nhân viên theo hình thức đa cấp, sử dụng các mạng xã hội facebook, zalo, telegram… để quảng cáo, mời chào, lôi kéo người dân tham gia đầu tư chứng khoán trên sàn Fnory.com, và giới thiệu là sàn chứng khoán uy tín hợp pháp của nước ngoài.Khi người dân tham gia, các đối tượng đã đưa vào các nhóm nhắn tin kín qua mạng xã hội, bố trí nhân viên giả danh chuyên gia tài chính để tư vấn, hô lệnh để người dân tin tưởng đặt lệnh mua bán chứng khoán, nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tham gia.Hiện Công an H.Như Xuân chưa thông tin về số tiền các bị can lừa đảo, chiếm đoạt được, nhưng tổng số tài sản liên quan đến hành vi phạm tội mà cơ quan công an đã thu giữ hoặc thông báo tạm dừng giao dịch của 9 bị can là hơn 200 tỉ đồng, gồm nhiều bất động sản, ô tô…Vụ án đang được Công an H.Như Xuân phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Thanh Hóa và công an các địa phương liên quan điều tra, mở rộng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của p168. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ p168.Ngày 2.3, Công an Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai một số nội dung, nhiệm vụ công tác trọng tâm sau khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo Công an Hà Nội, từ này 1.3, cơ quan này đã giải thể 30 công an cấp huyện, hợp nhất Phòng Cảnh sát bảo vệ và Trung đoàn CSCĐ thành Phòng CSCĐ. Đồng thời, Công an Hà Nội đã bố trí 30 cơ sở đặt tại các quận, huyện, thị xã để thực hiện nhiệm vụ và phân công 1 phó trưởng Phòng Tham mưu trực tiếp phụ trách cơ sở.Tại hội nghị, lãnh đạo các phòng chức năng đã phổ biến, quán triệt, triển khai một số quy trình, quy chế làm việc trên các lĩnh vực tham mưu, tổng hợp; tổ chức cán bộ; tố tụng hình sự, phòng chống tội phạm; quản lý hành chính về trật tự xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp… Đồng thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc được đại diện công an các xã, phường, thị trấn đặt ra.Công an Hà Nội cho hay, khi không còn cấp huyện đòi hỏi công an cấp xã phải nâng cao trách nhiệm và chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời các vấn đề an ninh, trật tự ngay từ cơ sở. Chỉ đạo tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc phụ trách điều hành Công an Hà Nội, yêu cầu các đơn vị khẩn trương bắt tay ngay vào công việc; tổ chức họp, bàn, phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cán bộ chiến sĩ; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các đơn vị, đưa công việc đi vào "nề nếp"... Đối với các phòng nghiệp vụ, thiếu tướng Tùng đề nghị cần tập trung hướng dẫn công an cấp xã thực hiện theo phân cấp, không để xảy ra bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, bỏ sót, lọt vụ việc, đối tượng.Về nhiệm vụ mới tiếp nhận từ các sở, ngành, người điều hành Công an Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành để việc tiếp nhận được thực hiện trơn tru, phục vụ tốt cho người dân; đề xuất trang bị kịp thời các thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác, đảm bảo đi vào vận hành nhanh nhất…Liên quan đến công tác tố tụng hình sự, đấu tranh với tội phạm, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm công tác tiếp nhận tố giác tội phạm; thực hiện nghiêm các quy định về giam giữ, thi hành án...; không để khoảng trống pháp lý khi không triển khai mô hình cơ quan điều tra công an cấp huyện. ️
Tầm nhìn hay ảo vọng – Ả Rập Xê Út trước ngã rẽ lịch sử (tác giả: David Rundell, dịch giả: Hoàng Minh, do Omega Plus và NXB Thế giới ấn hành) được chia thành 5 phần, mỗi phần thảo luận về một trụ cột của sự ổn định tại Ả Rập Xê Út.Tác giả David Rundell (đang sống tại Dubai) có 30 năm làm việc tại nhiều nơi như Washington, Bahrain, Ả Rập Xê Út, Syria, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ông cũng dành 16 năm làm việc tại Ả Rập Xê Út để tìm hiểu một trong những quốc gia quyền lực nhất Trung Đông. Ông được công nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Ả Rập Xê Út, nhận nhiều giải thưởng cho các báo cáo phân tích liên quan.Bằng kinh nghiệm của mình và những gì "mắt thấy tai nghe", qua 5 phần của cuốn sách, David Rundell lý giải lý do vì sao quốc gia này duy trì được sự ổn định trong một thời gian dài, tại sao sự ổn định đó đang dần lung lay, và điều gì có thể xảy ra trong tương lai? Những tư liệu được tác giả sử dụng trong cuốn sách đều dựa trên những mối quan hệ sâu sắc và sự hiểu biết tường tận của ông về Ả Rập Xê Út, nơi ông đã sống và làm việc suốt 16 năm với vai trò một nhà ngoại giao."Trước khi gia tộc Al Saud lên nắm quyền, các bộ lạc thường xuyên giao tranh vì nguồn nước và đồng cỏ. Ngay cả ngày nay, một thành viên của bộ lạc Shammar vẫn có những khác biệt đáng kể so với người thuộc bộ lạc Shahrani. Và xung đột giữa các bộ lạc vẫn có thể dẫn đến thương vong – như đã xảy ra tại cuộc thi sắc đẹp lạc đà năm 2018, một lễ hội kéo dài suốt một tháng ở ngoại ô Riyadh, thu hút hàng nghìn con lạc đà tham gia", tác giả David Rundell viết.Sách còn cho biết thêm: "Vua Abdulaziz cai trị trong 51 năm và chứng kiến vương quốc của mình biến chuyển từ một lãnh thổ xa xôi, hẻo lánh trong sa mạc trở thành một thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, ông không xây dựng các thể chế cai trị bền vững, mà chỉ dựa vào chính mình. Quyền lực của ông mang tính cá nhân, hoàn toàn dựa vào các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo bộ lạc, tôn giáo và thương nhân. Mặc dù đã chọn được người kế vị trực tiếp, ông cũng để lại một gia tộc đầy những mâu thuẫn và cạnh tranh nội bộ...".Theo tác giả David Rundell: "Vua Abdullah qua đời vì bệnh viêm phổi vào rạng sáng 23.1.2015. Xét theo tiêu chuẩn bảo thủ của Ả Rập Xê Út, ông được coi là một nhà cải cách, để lại một kho bạc quốc gia dồi dào và di sản vững chắc về phát triển kinh tế, đổi mới xã hội cùng đảm bảo an ninh. Ông đã tăng gấp đôi số trường đại học trong vương quốc, gửi hàng nghìn sinh viên ra nước ngoài học tập và thành lập trường đại học mang tên mình với hy vọng biến nó thành một cơ sở nghiên cứu đẳng cấp thế giới. Dưới thời ông, Ả Rập Xê Út, với tổng sản phẩm quốc nội gấp đôi Ai Cập và dự trữ ngoại hối chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản, đã trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới... Dù vậy, đất nước này vẫn khác biệt về văn hóa so với phần còn lại của thế giới và vẫn phụ thuộc kinh tế vào một mặt hàng duy nhất, vốn có giá trị biến động khó lường...". ️
Mới đây Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết Học tập suốt đời. Trong bài viết, có những nội dung quan trọng như: "Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" ; " Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình". Tổng bí thư Tô Lâm cũng viết: "Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...".Thực tế trong đời sống hàng ngày, có nhiều tấm gương học tập suốt đời rất ngưỡng mộ. Thanh Niên Online giới thiệu tới bạn đọc những câu chuyện đẹp của lòng ham học, ý chí tự học suốt đời, không có giới hạn của tuổi tác, công việc, vai trò của những người dân trong xã hội.Ở ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhiều người biết cụ ông Đoàn Hoàng Hải, cán bộ hưu trí, nguyên là Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp giản dị đi họp tổ dân phố, vận động bà con giữ gìn vệ sinh khu dân cư, vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp 20 hay công trình chống ngập...Cụ ông Đoàn Hoàng Hải năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, mới lấy bằng tiến sĩ năm 2024 - ở tuổi 74, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Trà Vinh. Hành trình lấy bằng tiến sĩ của cụ ông U.80 đầy sự nỗ lực."Là nghiên cứu sinh tiến sĩ từ năm 2018, tháng nào tôi cũng bắt xe khách để đi đi về về giữa TP.HCM và Trà Vinh để học tập, nghiên cứu, làm việc với các tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn của mình. Tôi làm luận án tiến sĩ chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn TP.HCM". Trong quá trình học, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, việc di chuyển, học tập gặp không ít khó khăn, dù vậy tôi vẫn quyết tâm vượt qua, để lấy bằng tiến sĩ vào ngày 3.8.2024", ông kể.Ngày nhận bằng tiến sĩ với ông Đoàn Hoàng Hải là ngày không thể nào quên. Tại hội trường Trường ĐH Trà Vinh, đại diện cho 7 tân tiến sĩ và 408 tân thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, ông có bài phát biểu đầy cảm xúc.Ông nói: "Chúng tôi muốn dành tặng sự thành công bước đầu này của bản thân cho gia đình và những người thân yêu nhất. Bởi đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại và những anh chị em đồng nghiệp, của những tân thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã tạo động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, chinh phục ước mơ và chạm đến mục tiêu mà chúng tôi từng mơ ước".Cụ ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 74 nói: "Tôi không bằng lòng và thỏa mãn với những thành tích đạt được, bởi vì kiến thức là bầu trời mênh mông, ngạn ngữ có câu 'Những gì ta biết chỉ là một giọt nhỏ, còn những gì ta chưa biết là cả một đại dương...'.Cụ ông Đoàn Hoàng Hải từng làm nhiệm vụ tại đội thông tin vô tuyến điện tỉnh đội Bến Tre, trực tổng đài Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bị thương trong chiến tranh, hỏng một bên mắt, là thương binh tỷ lệ thương tật 76% nhưng ông luôn không ngừng. cố gắng trong học tập, công tác.Ông công tác tại Bưu điện TP.HCM tới năm 2011 thì nghỉ hưu, sau đó ông vẫn chưa cho phép mình nghỉ lao động một ngày nào. Đã có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ quản lý hành chính công của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ lúc còn công tác tại Bưu điện TP.HCM, ông vẫn tranh thủ các thời gian có thể để đi học chứng chỉ lý luận dạy đại học, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.... Nhiều năm qua, ông là giảng viên thỉnh giảng một số môn học của các trường đại học. Đặc biệt, từ năm 2024, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở thành giảng viên cơ hữu Trường ĐH Công thương TP.HCM, dạy các môn như quản trị nguồn nhân lực, quản trị học. Đồng thời, ông vẫn đang dạy các môn tinh thần khởi nghiệp, quản trị văn phòng tại Trường ĐH Gia Định.Nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, để tới được Trường ĐH Công thương TP.HCM ở quận Tân Phú, cụ ông 75 tuổi phải thức dậy từ sớm, để 5 rưỡi xuất phát từ nhà đi tới trạm xe buýt, di chuyển 2 chuyến xe buýt và bắt thêm một chặng xe ôm công nghệ nữa để tới được trường. Nhà xa, tuổi cao, nhưng chưa bao giờ cụ ông đi dạy trễ. Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM rất quý mến vị giảng viên đáng kính với nhiều kiến thức sâu sắc trong cả lý luận và thực tiễn. Trên giảng đường, các bạn gọi "thầy", nhưng tan học, các bạn trẻ vây quanh ông và trìu mến gọi ông bằng "ông ngoại", "ông nội".Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải khuyến khích sinh viên nghiên cứu trước các tài liệu, các vấn đề trong thực tiễn rồi sau đó lên giảng đường cùng thảo luận nhóm, đặt câu hỏi với giảng viên để hiểu sâu hơn vấn đề. Giữa các học kỳ, ông thường hỏi lại sinh viên phương pháp giảng dạy của mình có ổn không, còn điều gì các em sinh viên thấy giảng viên cần thay đổi để tốt hơn. "Tôi luôn lắng nghe sinh viên để biết rằng mình còn cần phải nỗ lực thêm ở đâu, thay đổi chỗ nào để giảng dạy tốt hơn nữa. Dù ở lứa tuổi nào, thì tôi nghĩ rằng người thầy vẫn luôn cần lắng nghe tiếng nói của các bạn sinh viên. Tôi cũng muốn cho các cháu sinh viên thấy rằng mình luôn chăm chỉ học hành, lao động, cống hiến cho xã hội dù đã 75 tuổi, để truyền cảm hứng tự học, tích cực học tập suốt đời cho các bạn", cụ ông là giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM bày tỏ.Ông Đoàn Hoàng Hải có một chiếc bảng trắng để ở phòng làm việc, trên đó ghi dày đặc lịch làm việc từ thứ hai tới chủ nhật, từ sáng tới tối. Từ việc tự học, đi dạy ở các trường đại học tới việc họp hành ở ấp, xã, họp với hội đồng hương và nhiều câu lạc bộ, để làm các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo quê hương Bến Tre, tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi...Cụ ông là Bí thư chi bộ ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Phó ban thường trực Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM khoe chỉ riêng trong năm 2024 ban đã vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm được 210 tỉ đồng để xây cầu, làm nhà tình nghĩa... cho bà con nghèo ở Bến Tre.Bên cạnh đó, cụ ông còn là Phó chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến khối thông tin giao bưu T.Ư cục miền Nam; Trưởng ban liên lạc ban thông tin vô tuyến điện khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2025 ông và các đồng đội có rất nhiều hoạt động như viếng nghĩa trang liệt sĩ đã hy sinh, thăm hỏi những thương binh, những đồng đội xưa...Cụ ông 75 tuổi đang có 9 đứa cháu nội, ngoại, cháu nào học cũng giỏi. Hàng tháng, gia đình luôn có buổi gặp mặt con cháu, mọi người tề tựu đông đủ để sinh hoạt gia đình, cụ ông và cụ bà hỏi chuyện, nhắc nhở, khen thưởng, động viên các cháu học hành. Cụ ông bộc bạch: "Một trong những động lực giúp tôi luôn nỗ lực học tập, học tập suốt đời đó là để luôn thấy mình có ích, đóng góp, cống hiến được cho xã hội, làm gương được cho các cháu sinh viên mà mình đang dạy học và trước hết, là làm gương cho chính các con, các cháu tôi. Con trai tôi cũng đang học lên tiến sĩ giống tôi, còn các cháu tôi khi thấy ông nội, ông ngoại của chúng luôn chăm chỉ học hành dù tuổi đã cao thì các cháu cũng sẽ nỗ lực học tập hết mình, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc". ️