Nhựa có thể phân hủy sinh học đoạt giải ý tưởng sáng tạo
Theo đó, trong 2 ngày 11 - 12.2 (tức 14 và 15 tháng giêng) các phương tiện di chuyển từ TP.Phủ Lý (Hà Nam) đi Thái Bình sẽ đi theo ngã tư QL10 đến QL21B (siêu thị Go) - cầu vượt Lộc An - Lê Đức Thọ - QL21B - cầu Tân Phong - Thái Bình.Các phương tiện từ Ninh Bình đi Thái Bình đi theo QL10 - cầu vượt Lộc An - Lê Đức Thọ - QL21B - cầu Tân Phong - Thái Bình.Phương tiện từ Thái Bình đi Ninh Bình, Hà Nội đi theo hướng cầu Tân Phong - QL21B - Lê Đức Thọ - QL10 - đi Ninh Bình hoặc Hà NộiCông an tỉnh Nam Định đề nghị người dân và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường trên nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ việc phân luồng theo hướng dẫn của lực lượng cảnh sát giao thông.Theo UBND TP.Nam Định, lễ khai ấn sẽ được thực hiện từ 22 giờ 15 ngày 11.2 tại đền Trần. Lá ấn sẽ được phát cho người dân và du khách thập phương từ 5 giờ sáng ngày 12.2, tại khu vực nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa.Để phục vụ cho lễ khai ấn, Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Công an TP.Nam Định xây dựng kế hoạch, huy động hơn 2.500 cán bộ, chiến sĩ thực hiện các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống tội phạm, ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng ăn xin, tội phạm, trộm cắp, móc túi trong khu vực lễ hội.Riêng lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nam Định sẽ xuyên đêm phân luồng, bảo đảm an toàn giao thông để lễ khai ấn diễn ra trang nghiêm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.Thượng tá Đỗ Đình Sơn, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Nam Định, cho biết đơn vị đã phối hợp với Công an TP.Nam Định bố trí 294 cán bộ, chiến sĩ tổ chức cắm chốt tại các tuyến đường chính dẫn vào khu vực đền Trần để hướng dẫn, điều tiết phương tiện tránh ùn tắc. Các tuyến đường trọng điểm được lên phương án phân luồng từ xa để giảm áp lực giao thông.Tiếp tục xây dựng tình báo quốc phòng là lực lượng đặc biệt tin cậy
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Năng lực tên lửa Triều Tiên sau 30 năm
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Một số bạn đọc thắc mắc, theo quy định, có bắt buộc công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự khi trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự như công dân nam không?Giải đáp thắc mắc này, theo điều 6 luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định, công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Còn công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.Như vậy, công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi luật định, là nghĩa vụ bắt buộc. Còn đối với công dân nữ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và khi quân đội có nhu cầu.Theo điều 12 luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định, đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự là công dân nữ, đủ 18 tuổi trở lên, có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.Về ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu của quân đội theo điều 3 Nghị định số 14/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15.3.2016 gồm:Ngoài ra, nếu sau khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật theo khoản 2 điều 23 luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.Công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự cũng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như sau: đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng; không bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS; có trình độ từ lớp 8 trở lên.Khi đáp ứng các điều kiện này thì công dân nữ có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự tại ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú theo điều 16 luật Nghĩa vụ quân sự 2015.Về quyền lợi của công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự thì công dân nữ được đảm bảo các quyền lợi khi tại ngũ là nghỉ phép năm. Theo đó, với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, thời gian nghỉ là 10 ngày và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường. Thân nhân được hỗ trợ 500.000 đồng/thân nhân/lần nếu thân nhân bị ốm đau từ 1 tháng trở lên hoặc điều trị 1 lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên. Con đẻ, con nuôi hợp pháp được miễn, giảm học phí. Trường hợp phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng thì còn được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.Còn khi xuất ngũ, công dân nữ cũng sẽ được nhận trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ. Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm với mức bằng 6 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ...
Kiểu tóc buộc phong cách Hàn Quốc dành cho nàng khi chưa biết để kiểu tóc nào
Sự trở lại của Minh Hằng trong chương trình Gala nhạc Việt sau 10 năm nhận được sự quan tâm của khán giả. Trong vai trò MC, Trấn Thành lúc giới thiệu tiết mục của diễn viên Gọi giấc mơ về đã gọi cô là “người quen đã lâu không gặp”. Khi Hồ Ngọc Hà hỏi: “Ai vậy”, nam MC trả lời: “Mời quý vị gặp gỡ Minh Hằng và bài hát Chuyện cũ bỏ qua”. Ngay sau đó, biểu cảm của Hồ Ngọc Hà được mọi người quan tâm. Trên mạng xã hội, một số người dùng đào lại ồn ào trước đây của cả hai người đẹp và cho rằng giọng ca Cả một trời thương nhớ “đứng hình” khi Trấn Thành nhắc tên Minh Hằng. Liên quan đến những thông tin này, Trần Thành Trung - tổng đạo diễn Gala nhạc Việt cho hay Hồ Ngọc Hà đã biết trước thông tin Minh Hằng tham gia chương trình và “không có ý kiến gì về việc này”. Ông khẳng định từ trước đến nay, bà mẹ ba con dù có thích hay không thích ai cũng đều chuyên nghiệp khi làm việc nên “không có chuyện đơ hay đứng hình như một số nơi đã đăng”. “Lúc đầu tôi không hề có dự định sẽ có một tiết mục trong Gala nhạc Việt như thế này đâu. Nhưng sau một cuộc nói chuyện điện thoại với Minh Hằng, tôi nghĩ có những chuyện cần phải gỡ nút thắt và tiết mục Chuyện cũ bỏ qua được lên ý tưởng, Minh Hằng đề nghị viết thêm đoạn x-part mới”, tổng đạo diễn chia sẻ. Về vụ ồn ào trước đó của hai sao nữ, ông Trần Thành Trung cho rằng Hồ Ngọc Hà không có ý như mọi người nghĩ. “Chắc chắn Hà không có ý và không hề nói câu: Có người này thì không có người kia", tổng đạo diễn Gala nhạc Việt khẳng định.“Khi sự việc xảy ra Hà chọn cách im lặng vì thời gian sẽ trả lời tất cả. Mình hiểu khi một câu chuyện bị đẩy đi quá xa thì những người trong cuộc sẽ rất bối rối. Hà bị tổn thương, thiệt hại rất nhiều. Và mình biết Hằng cũng tổn thương khi nghe được những điều không đúng. Với mỗi câu chuyện, mỗi người có một góc nhìn khác nhau, đúng sai đôi khi là nhận định cảm tính của từng cá nhân, nhất là ở từng giai đoạn khác nhau. Mình chỉ mong mọi người đừng suy diễn quá đà, đừng kích mọi chuyện để nó đi xa hơn nữa thôi”, ông Trần Thành Trung viết.