Xe hybrid không tiết kiệm xăng nhiều như quảng cáo
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Người dân không ngủ, chờ xem lễ tổng duyệt 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 5.3, Công an P.4 (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan xác minh, làm rõ vụ 2 người đi ô tô đánh người đi đường sau va quẹt giao thông.Sáng cùng ngày, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh 2 người đàn ông đánh, đá 1 người khác, sau va quẹt giao thông.Đoạn clip ghi hình lại cảnh 3 người đàn ông tranh cãi nhau giữa đường. Lát sau, 2 người đàn ông đuổi đánh người còn lại. Người này chạy một đoạn thì ngã xuống đất, rồi tiếp tục bị 2 người đàn ông đánh, đá vào người.Sau khi đánh người, 2 người đàn ông lên xe ô tô biển số tỉnh Đồng Nai rời đi. Thời điểm xảy ra vụ việc, khu vực đông phương tiện qua lại.Qua xác minh, vụ việc xảy ra lúc 15 giờ ngày 4.3 tại giao lộ Phan Đăng Lưu - Thích Quảng Đức (P.4, Q.Phú Nhuận) khiến giao thông qua khu vực bị ùn ứ. Bước đầu, nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do ô tô và xe máy xảy ra va quẹt giao thông trên đường.Liên quan vụ việc, cơ quan chức năng P.4 đang khẩn trương trích xuất camera an ninh phục vụ công tác điều tra.
Quy định mới về đào tạo lái xe hạng B1, B2, C áp dụng từ ngày 1.6.2024
Trong khi “lâm trận”, hãy hít thở sâu và tốt nhất nên hít vào bằng mũi. Cách này sẽ duy trì nhịp thở có ý thức để giúp giảm căng thẳng và tăng cảm giác kiểm soát.
Ngày 7.3, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đưa ra lộ trình cụ thể về thực hiện Đề án hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT đến năm 2030 của Chính phủ.Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra kế hoạch đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh và học sinh về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành GD-ĐT về hội nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và học sinh.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, tiếp cận các phát minh khoa học, các công nghệ kỹ thuật tiên tiến phục vụ thiết thực cho công tác quản lý và hoạt động dạy - học trong các cơ sở giáo dục; tăng cường quảng bá hình ảnh TP ra thế giới, tuyên truyền chủ trương chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT.Cũng trong lộ trình này, Sở GD-ĐT có kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm nâng cao khả năng giảng dạy, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.Ưu tiên nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, phát triển thêm nhiều chương trình chất lượng cao phù hợp với nhu cầu người học, đa dạng ngôn ngữ giảng dạy, trong đó ưu tiên các chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh.Tích cực nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thu hút, quản lý, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế, có trình độ, có kinh nghiệm và đảm bảo tính kế thừa.Tham gia và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư cho GD-ĐT; tăng cường liên kết đào tạo, chương trình tiên tiến với các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định chất lượng, đẩy mạnh hợp tác trao đổi chuyên gia, giáo viên, học sinh với nước ngoài để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và cho ngành.Nâng cao hiệu quả các chương trình học bổng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần hỗ trợ cho sự nghiệp, tăng cường hợp tác song phương, đa phương; đa dạng hình thức hợp tác cùng với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác truyền thống; thúc đẩy hợp tác với các nước có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới.Trong đó, Sở GD-ĐT cũng đưa ra kế hoạch quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình nước ngoài hoặc dạy chương trình của Việt Nam bằng tiếng nước ngoài…
Hết hồn vì ô tô quay đầu trên cao tốc
Tại hội nghị, CMC phối hợp cùng Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) Việt Nam tổ chức diễn đàn bên lề "AIX for the Intelligent Age - HO CHI MINH CITY: A NEW C4IR & A NEW AI CITY". Đây là sáng kiến triển khai mô hình thành phố AI đầu tiên trên thế giới tại TP.HCM, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số.Diễn đàn đã thu hút hơn 200 đại biểu quốc tế tham dự, bao gồm đại diện các tên tuổi lớn đến từ Google, Global AI Corp, SAP, KPMG, WEF, Phòng Thương mại châu Âu… các chuyên gia, nhà đầu tư hàng đầu như ông Aytug Goksu, Giám đốc Mạng lưới C4IR WEF, TS Joerg Bienert, Chủ tịch Hiệp hội AI Đức, bà Sara Ahmadian, Đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm AnarVC Silicon Valley, Mỹ và đặc biệt là TS Philipp Rösler, nguyên Phó thủ tướng Đức, nguyên Tổng giám đốc WEF và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC, khẳng định: "Với chiến lược AI-X, CMC cam kết mang trí tuệ nhân tạo vào mọi lĩnh vực, từ quản lý đô thị, dịch vụ công đến sản xuất, kinh doanh và đời sống, đồng hành cùng TP.HCM trong mục tiêu trở thành thành phố AI đầu tiên trên thế giới. AI-X không chỉ là một sáng kiến công nghệ, mà còn là chìa khóa để định hình kỷ nguyên thông minh - nơi công nghệ phục vụ con người, thúc đẩy sự phát triển bền vững và mở ra những cơ hội đột phá cho doanh nghiệp toàn cầu. Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua hợp tác và chia sẻ tri thức, CMC sẽ cùng TP.HCM và cộng đồng quốc tế tạo nên một tương lai kết nối, sáng tạo và đầy trách nhiệm".Trong đó, CMC tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên công bố sáng kiến Chiến lược Chuyển đổi AI-Enable your AI.X, được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp và tổ chức, nhằm khai phá tiềm năng trí tuệ nhân tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động. Lần đầu tiên, Chiến lược Enable your AI.X được công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới WEF Davos 2025. Chiến lược này được xây dựng dựa trên nền tảng C.OpenAI, hệ sinh thái mở AI hàng đầu với 25 công nghệ AI lõi made by CMC, giúp các đối tác triển khai các giải pháp AI một cách linh hoạt, hiệu quả và bền vững.Ngoài ra, CMC đã đầu tư trên 1.000 tỉ đồng cho 2 nền tảng CMC Cloud và C.OpenAI và sẽ tiếp tục đầu tư 200 triệu USD từ nay đến 2030, quyết tâm đạt vị trí số 1 về Cloud và AI 2028, và đi ra thị trường thế giới khẳng định vị thế trên trường quốc tế 2030. Chiến lược AI.X dựa trên nền tảng C.OpenAI của CMC không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng AI mà còn khẳng định khả năng làm chủ và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Sự kiện tại Davos 2025 là minh chứng rõ nét cho tầm nhìn của CMC và vai trò ngày càng lớn của Việt Nam trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Với chiến lược AI.X cùng nền tảng Hệ sinh thái C.OpenAI và sự đồng hành cùng TP.HCM, CMC cam kết xây dựng một hệ sinh thái AI toàn diện, đưa Việt Nam trở thành ngọn cờ đầu trong lĩnh vực công nghệ tại khu vực và thế giới.