Chồng nhạc sĩ tiết lộ lý do quyết 'về chung nhà' với Hà Thúy Anh
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt kết quả xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) năm 2024 của các sở ngành, địa phương trên địa bàn.Bảng xếp hạng năm nay được TP.HCM chia theo 4 nhóm: sở ngành cung cấp dịch vụ công, sở ngành không cung cấp dịch vụ công, các đơn vị ngành dọc và UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức.Ở nhóm địa phương, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng. Năm 2023, ở lần đầu tiên TP.HCM công bố xếp hạng chỉ số chuyển đổi số thì Q.Phú Nhuận cũng xếp hạng nhất. Các địa phương còn lại trong top 5 gồm: Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân và Q.10.Ở nhóm các đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT và Sở Y tế. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu chỉ số chuyển đổi số khối sở ngành.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Ban Dân tộc, Thanh tra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý khu Nam.Nhóm các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM dẫn đầu bảng xếp hạng, kế đến là Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội.Việc xếp hạng chuyển đổi số dựa trên 6 chỉ số: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số. Riêng nhóm địa phương, ngoài 5 chỉ số đầu còn có thêm chỉ số về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.Chevrolet Trailblazer đình đám một thời tại Việt Nam bất ngờ tung ra bản mới
Sự kiện không chỉ là sân chơi thể thao đẳng cấp mà còn là hành trình kết nối cảm xúc, thể hiện sự tri ân chân thành và sâu sắc gửi đến những khách hàng, đối tác trân quý đã đồng hành cùng ngân hàng suốt chặng đường 35 năm đầy tự hào.Với chủ đề "Happy Spring, Happy Life" - giải golf khởi động cho hành trình đầy hy vọng và lạc quan. Eximbank và các khách hàng, đối tác cùng nhau chào đón mùa xuân, mùa của khởi đầu mới, mùa của khát vọng cho một năm mới đầy hứa hẹn, cho những cơ hội mới đang chờ đón phía trước.Không chỉ là những cuộc tranh tài kịch tính trên sân, giải golf còn là không gian để chia sẻ, kết nối và tri ân. Đây là dịp để Eximbank gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những khách hàng, đối tác đã luôn sát cánh, tin tưởng và đồng hành trong suốt chặng đường phát triển của ngân hàng. Mỗi khách hàng, mỗi đối tác đều là một phần không thể thiếu trong thành công của Eximbank, và giải golf này là cơ hội để nhìn lại, tôn vinh những giá trị bền vững trong mối quan hệ gắn kết bền vững.Sự thành công của giải đấu năm nay không thể thiếu sự đồng hành của các nhà tài trợ: Opes, AZ-Plus, Công ty Liên Á Quốc Tế - NPP Audi Việt Nam (Audi Việt Nam) và Bình Minh Group. Chính sự tham gia nhiệt tình và tâm huyết của các đối tác này đã giúp nâng tầm sự kiện, tạo nên không gian đầy ắp những kết nối giá trị và những khoảnh khắc đáng nhớ, minh chứng cho sự hợp tác bền chặt và cùng nhau hướng tới tương lai phát triển lâu dài.Giải Eximbank Golf Tournament 2025 khép lại, nhưng dư âm của những cảm xúc thăng hoa, khoảnh khắc đáng nhớ và kỷ niệm đẹp sẽ mãi đọng lại trong trái tim mỗi người tham dự. Từ sân golf - nơi chứng kiến những cú đánh đẳng cấp, đến hành trình phát triển của Eximbank, tất cả đều hướng về một tương lai rực rỡ, bền vững và tràn đầy niềm hân hoan.Chân thành cảm ơn các golfer, đối tác và nhà tài trợ đã đồng hành tạo nên một giải đấu không chỉ thăng hoa về mặt thể thao mà còn đong đầy những giá trị tinh thần. Một sự kiện đáng nhớ, một hành trình thăng hoa cảm xúc, như lời chúc gửi gắm cho một năm mới tràn đầy niềm vui, sức khỏe viên mãn và thành công rực rỡ.
'Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng'
Tập 21 Solo cùng bolero lên sóng với màn tranh tài của 3 thí sinh gồm Nhất Minh, Đang Đang và Đan Chiêu. Trong đêm tranh tài này, họ phải trải qua hai thử thách gồm song ca với một khách mời và hát nối, dưới sự đánh giá của ban giám khảo là danh ca Phương Dung, danh ca Ngọc Sơn, đạo diễn Vũ Thành Vinh, ca sĩ Quang Lê và ca sĩ Tố My. Trong đêm thi, Nhất Minh kết hợp với Quỳnh Trang - con gái nuôi cố nghệ sĩ Phi Nhung trong Mùa xuân xa quê. Cả hai mở màn bằng tiểu phẩm ngày cận tết, khi những người con ở phương xa trăn trở việc đoàn tụ với gia đình. Dù là lần đầu hợp tác song cặp đôi mang đến một tiết mục ăn ý, nhận được lời khen ngợi từ phía ban giám khảo. Quỳnh Trang từng là thí sinh của Solo cùng bolero mùa 4. Khi quay trở lại chương trình với vai trò ca sĩ hỗ trợ, cô không giấu khỏi sự hào hứng. “Khi trình diễn xong, Nhất Minh có nói bạn khá run. Bài hát này là sự đột phá của hai chị em khi một người giọng Nam, một người giọng miền Trung”. Tiếp lời, Nhất Minh thừa nhận việc chọn ca khúc này trình diễn là một thử thách lớn, với mong muốn ban giám khảo thấy được sự cố gắng, bứt phá của mình. Nghệ sĩ Phương Dung dành nhiều mỹ từ cho tiết mục: “Nội lực trong giọng hát của Nhất Minh rất tốt, ngoại hình sáng sân khấu, bản hòa âm hay. Đặc biệt là Quỳnh Trang và em hát chung rất xứng đôi”. Nữ giám khảo đánh giá cao đàn em khi biết cách diễn xuất trên sân khấu, giúp bài thi hoàn thiện hơn. Theo dõi bài thi, Quang Lê cho rằng sự hỗ trợ của Quỳnh Trang giúp cho Nhất Minh có màn thể hiện ấn tượng trên sân khấu. “Gái miền Trung mà gặp trai miền Nam, các bạn đã được lòng ban giám khảo với một tiết mục đáng xem”, anh nói. Ca sĩ Ngọc Sơn khen ngợi giọng hát của Nhất Minh, song ông khuyên nam thí sinh cố gắng nghe và học tập nhiều hơn để ngày càng tiến bộ. Chứng kiến sự trở lại của Quỳnh Trang ở Solo cùng bolero, đạo diễn Vũ Thành Vinh không khỏi xúc động. “Tôi thấy Quỳnh Trang trưởng thành rõ nét, còn Nhất Minh có chút bỡ ngỡ. Tôi nghĩ đó là hình ảnh của những thí sinh ban đầu khi đến với chương trình. Ngày trước Quỳnh Trang cũng y như vậy nhưng đã có sự thay đổi, mình cứ trau dồi thì sẽ hoàn thiện hơn”, ông nói. Trong khi đó, ca sĩ Tố My “ghen tỵ” vì Nhất Minh sở hữu nhiều ưu điểm, đặc biệt là chất giọng trời phú. “Có thể bạn chưa tự tin ở một điểm nào đó nhưng tôi thấy bạn hát rất tốt. Khi xử lý, bạn phát âm rất tròn trịa, đầy cảm xúc. Tôi mong khi bạn đi hát chuyên nghiệp sẽ phát huy những sở trường đó", nữ giám khảo nói.
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Game Việt Ninja Huyền Thoại chính thức ra mắt
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.