Những tấm lòng vàng 14.12.2022
Có thể kể đến tiểu thuyết 25 độ âm của tác giả Thảo Trang chạm mốc 10.000 bản sau thời gian ngắn ra mắt, và là tác phẩm hiếm hoi làm được điều này suốt một năm qua. Tiểu thuyết Tổng đài kể chuyện lúc 0 giờ mang màu sắc kinh dị của tác giả mạng Emma Hạ My bán được hơn 800 bản chỉ riêng trên một trang thương mại điện tử sau một ngày phát hành. Một tác phẩm khác cũng cần kể đến là Lớp có tang sự không cần điểm danh (Doo Vandenis) tái bản chỉ sau 15 ngày phát hành, và sau 2 tháng đã tái bản đến lần thứ 3.Thành tích nói trên cũng được tiếp nối với Tắt đèn nghe chuyện cõi âm của Diệp Lâm Khánh, tái bản chỉ sau 1 ngày. Trong năm 2024, tác giả này còn cho ra Món quà đến từ cõi chết có doanh số rất đáng khích lệ. Những cây viết giải trí khác nhận được sự chú ý trong năm qua là Giai Du (Kiện trời), Thục Linh (Rừng than khóc)…Ngoài ra, dòng sách hư cấu dựa trên các nhân vật, sự kiện lịch sử cũng tạo được làn sóng yêu thích, có thể kể đến Như Sơ của Việt Chi hay Trăng tan đáy nước của Hoàng Yến… Hướng khai thác tính chất dân gian - truyền thống cũng được chú ý trong Cái áo duyên (Vân Võ), Giếng độc (Tống Ngọc), Nghiệp chướng (Trường Lê)…Chia sẻ với Thanh Niên về trào lưu này, nhà văn Đức Anh, đồng sáng lập thương hiệu Linh Lan Books - nơi có nhiều tác phẩm tạo nên hiện tượng trong năm qua, cho biết: "Trào lưu tìm về lịch sử, văn hóa dân gian đang rất mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Độc giả thanh thiếu niên cần một diễn ngôn mới để thay thế không gian cũ của họ - không gian đậm đặc văn hóa giải trí nước ngoài. Không chỉ xuất bản mà phim ảnh, truyền thông trong những năm qua đều đẩy cao yếu tố bản địa".Nhà văn Đức Anh nhận xét: "Có thể nói tác giả trẻ VN rất biết cách chăm sóc độc giả, tìm "ngách" sáng tạo phù hợp với mình và có nhiệt huyết rất lớn. Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều".Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều.Trong vài năm qua, Thảo Trang luôn là cái tên quen mặt với các bạn trẻ. Cô hài hước cho biết với tần suất xuất hiện liên tục, đã không ít lần có người hoài nghi cô chỉ là đồng tác giả hoặc có ghostwriter (người viết chính giấu mặt). Tuy vậy, Thảo Trang cho biết: "Tôi không có ai viết phụ và cũng không thích thú mấy với việc lập nhóm viết. Lý do cho việc có nhiều tác phẩm được tung ra liên tục là vì tôi đã có quá trình chuẩn bị cực kỳ lâu dài. Khi không bận bịu các công việc khác, tôi luôn dành thời gian đến nhiều nơi, gặp gỡ và phỏng vấn rất nhiều người để chuẩn bị các tập tài liệu phục vụ cho viết lách".Nhiều tác giả trẻ đã gầy dựng được thương hiệu cá nhân, tự mình sở hữu lượng độc giả nhất định. Chẳng hạn Emma Hạ My trước khi ra mắt tác phẩm chính thức đã có một fanpage ghi lại những câu chuyện để tương tác với độc giả. Thảo Trang cũng từng đăng tải những chương truyện để độc giả của mình đọc trước khi được in thành sách... Với sự phát triển của nhiều kênh giao tiếp, con đường tương tác gần gũi với độc giả hiện cũng dễ dàng hơn bao giờ hết. Đó là lý do khiến đa số những cây bút này đều sở hữu lượng độc giả riêng biệt, khi sách ra mắt luôn được sự ủng hộ rất lớn.Cuối cùng, việc cộng hưởng từ các tác phẩm phái sinh, chuyển thể cũng là một lý do khác. Trong vài năm qua, dòng phim kinh dị, linh dị tạo được tiếng vang lớn, bao gồm nhiều tác phẩm mà kịch bản gốc là các tác phẩm văn học. Có thể kể đến những cây viết như Thảo Trang (Tết ở làng địa ngục, Kẻ ăn hồn), Thục Linh (Khế ước bán dâu), Phan Cuồng (Lý triều dị truyện)… đã và đang thực hiện chuyển thể. Chính điều này giúp sách của họ được chú ý, tạo ra thêm đời sống mới từ khi ra mắt. Và ngược lại, điều này cũng góp phần quảng bá tên tuổi của họ đến với độc giả mới.Nói về xu hướng trong những năm tới, nhà văn Đức Anh cho biết: "Trào lưu luôn có tính nhất thời, nhưng tôi nghĩ văn học giải trí VN vẫn sẽ đi tiếp con đường đã vững vàng của mình. Còn rất nhiều đề tài cần được nhìn nhận: những nhân vật lặng lẽ bên lề lịch sử, khoảng cách thế hệ, sự biến mất của nhiều giá trị cũ, văn minh vật chất của người Việt… Dần dần, bạn đọc cũng có nhu cầu thẩm mỹ khác, đòi hỏi tác giả phải dám tạo dựng một tinh thần riêng. Trong văn chương thì tinh thần mới là điều quan trọng, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ luôn ủng hộ, theo dõi các tác phẩm này".Toyota Camry 2025 bản tiêu chuẩn vẫn trang bị động cơ hybrid
Hơn 10 năm qua, Thu đã cùng các thành viên trong CLB đã thực hiện nhiều chương trình, giúp đỡ cho các em thiếu nhi vùng sâu, vùng xa như: Làm sân chơi thiếu nhi, nhà nội trú, thư viện, sửa chữa trường học, tặng quà, trao học bổng, hỗ trợ mai táng.
'Thót tim' ô tô con đi lùi trên cao tốc, suýt gây tai nạn: Cần phạt nặng!
Hơn 22 giờ ngày 12.2, Đội CSGT Bình Triệu (Phòng CSGT Công an TP.HCM) xử lý xong hiện trường vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe tải xảy ra trên đường Đỗ Mười (Q.12).Theo thông tin ban đầu, khoảng 20 giờ cùng ngày, xe tải mang biển số 51C - 511.xx chạy trên đường Đỗ Mười (quốc lộ 1 cũ), hướng từ TP.Thủ Đức về An Sương. Khi xe qua cầu Bình Phước 2 (Q.12) một đoạn thì xảy ra tai nạn liên hoàn với 2 xe tải đang di chuyển cùng chiều phía trước. Hậu quả, tai nạn khiến 1 xe tải leo lên con lươn, 1 xe tải khác lật ngang giữa đường. Hai tài xế xe tải được người dân giải cứu khỏi cabin. Người bị thương được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.Vụ tai nạn liên hoàn khiến giao thông trên đường Đỗ Mười ùn ứ xe kéo dài.Nhận tin báo, Đội CSGT Bình Triệu đến giải quyết hiện trường. CSGT tiến hành xét nghiệm chất kích thích, đo nồng độ cồn tài xế có liên quan. Sau đó, lực lượng chức năng trích xuất camera an ninh quanh khu vực để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn này.
Giải thể thao điện tử sinh viên "VNU-SIS Esports Championship 2023" lần đầu tiên được tổ chức thu hút gần 50 đội thi đấu từ 12 đơn vị đào tạo thuộc các trường, đơn vị đào tạo thành viên ĐHQG Hà Nội. Sau vòng sơ loại, BTC đã chọn ra 16 đội tinh hoa, xuất sắc vượt qua các đối thủ còn lại để cống hiến những màn giao tranh sSports gay cấn.
Nhựa có thể phân hủy sinh học đoạt giải ý tưởng sáng tạo
Trong khi hội bài chòi ở nhiều nơi có anh hiệu, chị hiệu (người hô thai) ở độ tuổi trưởng thành, anh hiệu, chị hiệu ở làng du lịch Gò Cỏ có cả người lớn và trẻ em.Em nhỏ trong vai anh hiệu, chị hiệu ngân nga những câu hát vui tươi: Uơ... uơ... chín chòi lẳng lặng mà nghe đây/Tay tôi rút xả là cái ông ầm/Hay đi sụp hầm là anh tứ cẳng/Một dề trăng trắng là chị bạch huê/Ăn cận nằm kề là anh chín gối/Ba chìm bảy nổi là chị sáu ghe/Lập bạn lập bè là anh ngủ dụm... Hay bươi hay mổ là anh ba gà/Có ngạnh có ngà là anh tứ tượng...Người chơi chăm chú lắng nghe rồi gõ mõ báo hiệu khi nghe hô đến thẻ bài mình đang nắm trong tay. Đôi khi, anh hiệu, chị hiệu là nữ và nữ giả nam với màn trình diễn đối đáp vô cùng sinh động.Giọng nam: Nếu em là gái chưa chồng/Cho anh kề cận má hồng một phen.Giọng nữ: Hỡi anh! Em thưa lại rằng/Em đã là gái có chồng một con.Giọng nam: Gái một con trông mòn con mắt/Thuốc đã ngon thì nửa điếu càng ngon.Giọng nữ: Bởi em duyên phận má hồng/Anh đừng trêu ghẹo kẻo chồng em ghen.Khán giả vỗ tay rần rần. "Tôi đã xem bài chòi ở nhiều nơi nhưng bài chòi ở đây có nét đặc trưng, rất hấp dẫn...", chị Nguyễn Thị Hoa (ở TP.Quảng Ngãi) tâm sự. Thuở trước, làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ có tên là xóm Cỏ, nằm cạnh biển khơi bốn mùa lộng gió. Những ngôi nhà nhỏ ẩn hiện giữa cây lá, khung cảnh hoang sơ và thơ mộng.Bao đời, người dân cần mẫn mưu sinh với ước mơ cuộc sống no ấm, nhà nhà yên vui. Đàn ông sớm chiều chèo thuyền ra biển đánh lưới. Phụ nữ tay thoăn thoắt đan, vá lưới với hy vọng thuyền về bến tôm cá đầy khoang. Trên những thửa ruộng nhỏ cạnh chân núi, vạt đất bên sườn đồi, nhiều người cần mẫn vun trồng. Người dân nơi đây ngân nga những ca từ mộc mạc dặn dò con cháu và giới thiệu về quê hương của mình: Ngó lên núi đá vẫn còn/Tình sâu nghĩa nặng cho con ghi lòng/Con ơi hãy nhớ lời ông/Ông cha ngã xuống con ngược dòng bơi lên/Bây giờ núi đá vững bền/Làng xưa, xóm Cỏ vươn lên với đời...Và lời ca tha thiết yêu thương, nhắn nhủ những người con tha hương trở về quê cũ: Trở về quê cũ ai ơi/Chung tay xây dựng cho đời đẹp xinh/Quê mình bờ đá vẫn còn như xưa...Nhiều bậc cao niên trong làng Gò Cỏ nhớ về những năm sau giải phóng quê hương. Tầm tháng 9 âm lịch đến cuối tháng chạp, nhiều người tụ họp luyện tập bài chòi để biểu diễn văn nghệ mừng năm mới. Làng xóm rộn ràng, lời ca ngân vang thu hút người dân đến xem trong đêm lạnh.Sang năm mới, mọi người dâng nén hương thơm lên bàn thờ gia tiên, đi thăm hỏi bà con láng giềng rồi cùng nhau dựng sân khấu để biểu diễn văn nghệ trên bãi biển lộng gió.Đêm xuân, những chiếc đèn dầu treo trên cột quanh sân khấu tỏa ánh sáng vàng xua đi tăm tối. Rặng dương liễu vi vu như lời tự tình với gió từ khơi xa thổi vào bờ. Điệu bài chòi ngân nga hòa cùng sóng rì rầm vỗ vào bờ cát. Bao người hướng mắt về sân khấu đắm say cùng lời ca lẫn trong tiếng nhạc. Những câu hát với lối đối đáp dí dỏm khiến cho khán giả cười ngả nghiêng, vỗ tay cổ vũ."Hồi đó chúng tôi diễn đến 3 đêm liền, dân làng và người ở nơi khác đến xem rất đông. Nhiều người mong đến tối để ôm chiếu trải ra bãi biển ngồi xem, vui lắm. Tiền bà con ủng hộ trả cho chủ dàn nhạc, còn ít nhiều lo chuyện xóm làng chứ chúng tôi không lấy công gì cả...", bà Huỳnh Thị Thương (ở làng Gò Cỏ) hồi tưởng.Bà Thương được mọi người gọi là "tuyên truyền viên của làng". Bà cặm cụi sáng tác bài chòi kêu gọi người dân thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng nếp sống mới... nơi làng quê. Bà viết những ca từ mộc mạc khuyến khích người dân gia nhập Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ: Rồi đây khu du lịch nó đứng đầu/Khách đi qua lại ngày sau ta vững bền/Ông già bà lão đứng lên/Xây dựng cuộc sống vững bền cho các con...Du khách đến đây hào hứng với câu ca gọi mời: Đi về Gò Cỏ mà chơi/Nghe tiếng chim hót líu lo trên đường/Khách đi giữa đất quê hương/Thấm tình nặng nghĩa mến thương cho đồng bào... "Năm 2024 có khoảng 7.000 lượt khách đến đây tham quan. Nhiều người vô cùng thích thú khi được thưởng thức bài chòi do người dân trong làng biểu diễn. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay, làng Gò Cỏ sẽ là điểm đến hấp dẫn để người dân và du khách vui chơi, giải trí trong những ngày đầu xuân", chị Trần Thị Thu Thủy, Giám đốc Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ cho biết.Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ thành lập năm 2020 với 23 thành viên. Các thành viên được mời biểu diễn vào dịp lễ, tết, sự kiện quan trọng hay phục vụ du khách đến tham quan."Hội có 3 thành viên nam, còn lại là phụ nữ và trẻ em, cả cụ bà 94 tuổi vẫn tham gia. Cháu nội tôi mười một tuổi cũng vô Hội và thường tham gia biểu diễn. Chúng tôi mong muốn giữ gìn và giới thiệu làn điệu bài chòi với du khách gần xa. Tiền bồi dưỡng chẳng đáng là bao nhưng mọi người vui lắm...", bà Bùi Thị Sen, Chủ tịch Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ, tâm sự.