Chiến sự Ukraine ngày 770: NATO muốn đoạt quyền kiểm soát nhóm viện trợ Ukraine từ Mỹ
Chất thải nguy hại phát sinh từ các KCN hàng năm khoảng 550.000 tấn. Các KCN tại trung du miền núi phía bắc phát sinh nhiều nhất, chiếm 45%.Tư vấn mùa thi ở ngôi trường 106 tuổi tại TP.HCM
Xác định giá đất 'bỏ quên' nhiều chi phí của doanh nghiệp
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.
Tại chương trình, 200 phần quà, mỗi phần trị giá 1 triệu đồng gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm, đã được trao tận tay các hộ gia đình khó khăn ở 3 xã Qui Đức, Phong Phú và Đa Phước (H.Bình Chánh). Tổng kinh phí 200 triệu đồng do Công ty VWS tài trợ. Nhận được phần quà ý nghĩa, anh Trà Văn Vạn (49 tuổi, ở xã Đa Phước) cho biết, do bị khuyết tật chân nên anh phải di chuyển bằng xe lăn để bán vé số, mỗi ngày kiếm được khoảng 100.000 đồng nuôi vợ và con nhỏ. Biết được hoàn cảnh của anh Vạn, Phó tổng giám đốc VWS Huỳnh Lan Phương đã gửi thêm lì xì để anh Vạn mua sữa cho con.Phát biểu tại chương trình, bà Phương cho biết, ngay khi VWS bắt đầu đầu tư và hoạt động tại Việt Nam đã tâm nguyện rằng phải hỗ trợ, chung tay cùng địa phương chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn. "Nhiều năm liền, VWS thường xuyên phối hợp cùng chính quyền H.Bình Chánh chăm lo cho người nghèo mỗi dịp tết đến xuân về. Năm qua, dù VWS vẫn còn gặp không ít khó khăn nhưng vẫn giữ nguyên các hoạt động chăm lo đến bà con, các hộ gia đình cần giúp đỡ. Được chia sẻ khó khăn và góp phần chăm lo vật chất cho người dân có một cái tết vui tươi, đầm ấm là niềm hạnh phúc của chúng tôi", bà Phương nói.Gửi lời cám ơn đến VWS, ông Đỗ Văn Thảo, Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Đa Phước (H.Bình Chánh) cho biết, đây là những phần quà mang rất nhiều ý nghĩa về tinh thần tương thân tương ái, mang nhiều tình cảm của đơn vị tài trợ. Đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo TP.HCM với mong muốn giúp bà con đón một mùa xuân đầm ấm, nghĩa tình.Cũng trong ngày 14.1, các đoàn công tác của HĐND TP.HCM và Liên đoàn Lao động H.Bình Chánh đã đến thăm, chúc tết và động viên tập thể lãnh đạo, công nhân viên và người lao động đang làm việc tại VWS. Đồng thời các đơn vị đã lì xì cho những công nhân làm việc xuyên tết, góp phần làm đẹp môi trường thành phố.Ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM bày tỏ sự trân trọng với những nỗ lực gắn kết của VWS với Công đoàn Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội - HĐND TP.HCM và Ban Văn hóa - Xã hội trong việc thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. "Các chương trình thiết thực như thăm hỏi các gia đình chính sách, hỗ trợ những hộ khó khăn, tổ chức khám chữa bệnh và trao quà cho đoàn viên Công đoàn thuộc các gia đình chính sách trên địa bàn thành phố đã đem lại nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm chân thành mà VWS dành cho cộng đồng, dù là những người đang công tác hay đã về hưu", ông Bình nói.Còn ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động H.Bình Chánh nhấn mạnh, việc thăm hỏi doanh nghiệp và người lao động vào dịp tết đã trở thành truyền thống ý nghĩa của tổ chức Công đoàn. Đây không chỉ là đợt cao điểm trong việc chăm lo cho người lao động, mà còn thể hiện sự gắn bó giữa người lao động và ban lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp. Liên đoàn Lao động H.Bình Chánh cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến VWS vì sự đồng hành và hỗ trợ tạo điều kiện để Công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả.
Công bố mới gây ám ảnh về thảm họa tàu lặn Titan nổ dưới đáy đại dương
Phút 64 của trận đấu, Supachok nhận bóng từ Ben Davis và sút xa ghi bàn, nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan. trước đó, thủ môn Đình Triệu đã ném bóng ra biên để đội ngũ y tế có thể vào chăm sóc cho một cầu thủ. Phần lớn cầu thủ chuyên nghiệp sẽ trả bóng lại nhưng các cầu thủ Thái Lan lại vẫn triển khai tấn công, và Supachok còn ghi bàn. Một trọng tài tại Việt Nam cho biết: “Việc trọng tài chính người Hàn Quốc công nhận bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan là đúng. Vì theo quy định, trọng tài không được can thiệp vào tình huống trả bóng của hai đội. Dù vậy, ở tình huống này, các cầu thủ Thái Lan đã thi đấu không fair-play. Nếu chơi đẹp thì cầu thủ Thái Lan cần ném biên và trả lại bóng cho đội tuyển Việt Nam. Theo tinh thần luật thì các cầu thủ tuân thủ đúng nhưng không đúng với tinh thần fair-play".Sau khi bị nhận bàn thua, đội trưởng Đỗ Duy Mạnh đã phản ứng với cách hành xử của Supachok. Trong talk show tối 6.1, Duy Mạnh tiết lộ: "Tôi có chỉ vào Supachok và nói rằng: Bạn thi đấu ở Nhật Bản mà bạn lại đá một tình huống không fair-play như thế, tôi cảm thấy rất thất vọng về bạn! Supachok nói là không biết đội bạn đau thật hay giả vờ. Tôi nói nếu giả vờ tại sao bác sĩ lại phải vào. Sau khi ghi bàn thắng đó, chính Supachok cũng có những hành động kiểu như rất hổ thẹn, tự lắc đầu thất vọng về bản thân mình. Sau khi trọng tài công nhận bàn thắng thì thầy cũng có những nhắc nhở rất kịp thời để anh em quay lại tập trung vào trận đấu". Chiều 6.1, Supachok cũng chia sẻ trên trang cá nhân, trong đó phân trần: "Tôi muốn nhân cơ hội này để giải thích về bàn thắng gây tranh cãi đêm qua, với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi không bao giờ có ý định chơi bóng một cách không công bằng và phi thể thao". Nhưng có phân trần kiểu gì, Supachok vẫn thua Duy Mạnh cơ mà!