Lớp học Cầu Vồng của cô giáo Sami
Siêu thai là hiện tượng cực kỳ hiếm khi 2 thai nhi được thụ thai vào 2 thời điểm khác nhau trong cùng 1 tử cung, rồi được sinh ra cùng 1 ngày dưới dạng "cặp song sinh".Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”
Chiều 15.3, ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Krông Pa (H.Sơn Hòa), cho biết trên địa bàn vừa xảy vụ đuối nước khiến 4 học sinh tử vong.Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, 4 học sinh gồm: K Pá Y Ân (10 tuổi), Y Xinh Ayun (9 tuổi), K Sor Y Thiên (14 tuổi), K Sor Y Tài (14 tuổi, cùng ở buôn Lé B, xã Krông Pa) xin gia đình đi câu cá ở sông Ba, đoạn qua xã Krông Pa.Đến khoảng 8 giờ, người dân địa phương phát hiện 4 học sinh này tử vong trên sông Ba và báo chính quyền địa phương. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng cùng chính quyền xã đến hiện trường hỗ trợ đưa các nạn nhân vào bờ, bàn giao cho gia đình lo mai táng. Tất cả 4 học sinh bị nạn đều có hoàn cảnh khó khăn."Sau khi nhận được tin báo, chính quyền xã đã đến nhà thăm hỏi, chia sẻ nỗi đau cùng với gia đình 4 học sinh bị đuối nước thương tâm này. Thời tiết đang vào mùa nắng nóng, phụ huynh nên lưu ý con em mình để tránh tai nạn đuối nước đáng tiếc xảy ra", ông Thanh nói.Nguyên nhân ban đầu được xác định là do 4 học sinh này sau khi đi câu cá đã rủ nhau tắm sông rồi bị cuốn vào vùng nước sâu nên bị đuối nước. Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ đuối nước thương tâm này.
Mở cửa du lịch trở lại, Quảng Ninh làm gì để hút khách thời hậu Covid-19?
Tối 18.1, tại Đồn biên phòng Tr'Hy (H.Tây Giang, Quảng Nam), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" xuân Ất Tỵ 2025. Hàng nghìn đồng bào các xã biên giới và cộng đồng người Lào H.Kà Lừm (tỉnh Sê Kông) tham gia.Nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc được trình diễn, nhằm tri ân đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Giang đã sát cánh cùng lực lượng bộ đội biên phòng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.Đây là dịp để thể hiện tinh thần "Quảng Nam chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau".Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam, cho biết chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về đồng bào khó khăn.Ngoài hỗ trợ 24 con bò giống với tổng giá trị 384 triệu đồng, còn trao 30 suất quà cho các già làng, trưởng thôn, người có uy tín và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Ngoài ra, hỗ trợ 1.500 suất quà tết (800.000 đồng/suất) cho các hộ nghèo, các hộ giáp biên thuộc nước bạn Lào, cùng với "Gian hàng 0 đồng"; 600 chăn ấm và 3.000 áo ấm phân phát cho các hộ dân nghèo; 74 xe đạp; 18 giếng khoan; 16 ngôi nhà "Mái ấm biên cương"; 5 công trình "Thắp sáng vùng biên"... với tổng kinh phí hơn 4,3 tỉ đồng.Phát biểu tại chương trình, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, bày tỏ vui mừng khi được tham dự chương trình ý nghĩa tại vùng đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời, nhấn mạnh, đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tấm chân tình sâu nặng của các ban ngành, đoàn thể, cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh gửi gắm, sẻ chia với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới xa xôi."Những năm qua, cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt các chủ trương, đối sách trong công tác bảo vệ biên giới, biển đảo, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới… Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi biểu dương, khen ngợi tinh thần trách nhiệm của lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh nhà trong thời gian qua", ông Triết nhấn mạnh.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cũng mong muốn, tinh thần và dư âm của chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" sẽ tiếp tục lan tỏa và được cụ thể hóa thành những hành động, việc làm thiết thực, thể hiện sâu sắc tình nghĩa quân dân bền chặt. Ngoài ra, kết nối, vận động nguồn lực, mang hơi ấm mùa xuân đến với bà con nơi bản làng xa xôi, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng biên cương của Tổ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.Tối 18.1, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang (H.Nam Giang, Quảng Nam) tổ chức chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" năm 2025.Chương trình có các hoạt động sôi nổi như thi gói, nấu bánh chưng, nấu các món ăn truyền thống, thi các trò chơi dân gian và tặng quà, bánh chưng cho các gia đình chính sách, hộ gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhân văn nhằm chăm lo, hỗ trợ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn trên địa bàn được vui xuân, đón tết và góp phần cùng lực lượng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Có gì trong tô bún bò 'chuẩn vị' Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi?
Theo ghi nhận của chúng tôi sáng mùng 3 tết, tại quảng trường 24.3, đã hơn 10 giờ vẫn có rất đông người chấp nhận dang nắng để xếp hàng được chụp ảnh cùng với cặp linh vật rắn. Nhiều người mang kính mát, dùng ô, áo khoác để che chắn. Mặc dù trời nắng chói chang nhưng ai nấy cũng đều vui vẻ, háo hức du xuân. Tại quảng trường 24.3, có rất nhiều linh vật rắn được tạo hình, từ hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu đến mạnh mẽ, oai dũng. Tuy nhiên, nổi bật nhất là cặp linh vật rắn màu vàng tươi, rực rỡ được đặt ngay tại vị trí trung tâm. Vượt quãng đường hơn 20 km để đưa vợ con đến đây du xuân, chụp ảnh check-in cùng với cặp linh vật rắn, Trần Tấn Bảo (28 tuổi), ngụ tại thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), chia sẻ: “Năm nào 2 vợ chồng cũng đi du xuân ở đây, sáng nay nhà mình đến đây từ lúc 9 giờ. Năm nay quảng trường được trang trí rất đẹp với rất nhiều hoa tươi, đặc biệt là cặp linh vật rắn vô cùng nổi bật”.Bảo cho biết vì có đông người muốn chụp ảnh cùng với linh vật rắn nên phải xếp hàng đợi để tới lượt. “Mình ấn tượng nhất với chú rắn hổ mang vô cùng mạnh mẽ, được chạm khắc tinh xảo và tỉ mỉ”, Bảo cho hay.Đang vui vẻ cùng mẹ của mình lưu giữ lại những hình ảnh của năm mới, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (35 tuổi), ngụ tại xã Tiên Mỹ, H.Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), nói: “Đây là lần đầu tiên 2 mẹ con mình đến đây du xuân. Mình thấy khung cảnh ở đây rất đẹp, không khí thì đông vui, rộn ràng, ai cũng vui vẻ hết. Mình thích nhất là cặp linh vật rắn, bởi màu vàng rực rỡ và bắt mắt, mong sẽ có một năm mới tài lộc, may mắn”.Vì có khá nhiều người đợi để được check-in với cặp linh vật rắn nên mẹ con chị Thủy ưu tiên chụp ảnh với những tiểu cảnh như cây mai, ngôi nhà hoa... trước.Quảng trường này cũng là địa điểm du xuân quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về của Nguyễn Linh Anh (24 tuổi), ngụ tại xã Bình Phú, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam). Cô nàng gen Z chia sẻ: “Năm nào ở đây cũng được trang trí với rất nhiều hoa tươi tạo nên một khung cảnh rất mùa xuân. Đặc biệt, năm nay mình thấy ở đây có đủ hình ảnh của 12 con giáp luôn chứ không riêng gì con rắn. Các con vật đều được trang trí rất ngộ nghĩnh và đáng yêu”.Mặc dù đã giữa trưa, trời nắng chói chang nhưng vẫn có rất nhiều người diện áo dài cùng người thân, bạn bè lưu giữ lại những khoảnh khắc rực rỡ trong những ngày đầu năm mới tại đây.