Cua rơ trẻ Phạm Lê Xuân Lộc đoạt lại áo vàng giải xe đạp 'Về Điện Biên Phủ’
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.Thả một trái tim đỏ chói - Truyện ngắn dự thi của An Phúc
Song song đó là các chương trình nghệ thuật dân tộc, văn nghệ đường phố, với các làn điệu dân tộc như: văn hóa Chăm, văn hóa Raglai, bài chòi, đờn ca tài tử, biểu diễn nhạc cụ đàn đá, đàn Chapi, trống Ghi-năng, Paranưng, kèn Saranai… tại lòng đường Trần Quang Diệu.
Cựu lãnh đạo an ninh bị bắt của Kazakhstan có quan hệ gần gũi với Trung Quốc
Mạng xã hội những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ngập tràn các bài đăng tìm việc làm thời vụ tết cũng như tuyển người làm việc xuyên tết, đặc biệt tại các hàng quán TP.HCM.Dịp tết năm nay, quán cà phê Tiệm Nhà Mình của chị Minh Thảo, nằm trong con hẻm trên đường Bông Sao (P.5, Q.8) thông báo bán xuyên tết. Đây cũng là năm thứ hai quán phục vụ không nghỉ dịp này, từ lúc mở bán.Chị chủ cho biết quán mở bán cả đêm giao thừa lẫn những ngày đầu năm. Sau đó, quán sẽ đóng cửa ít ngày để chỉnh trang, chuẩn bị để mở cửa trở lại phục vụ khách tốt hơn. Chuyên bán các loại trà trái cây với giá trung bình 27.000 đồng, vào dịp tết, quán tăng giá lên vài nghìn đồng, thành 30.000 đồng/ly."Mình người Sài Gòn nên dịp tết đến, ở đây với mình quá quen thuộc nên cũng hơi chán. Mình khởi nghiệp quán vào năm ngoái và cũng nghĩ dịp tết không đi đâu nên quyết định bán luôn tết. Một phần là để kiếm thêm thu nhập, một phần khi khách hàng qua quán, mình cũng có thể tiếp chuyện với khách dịp đầu năm", chị chủ tâm sự.Để phục vụ tốt hơn cho khách, có nhân viên làm xuyên tết cùng với chị Thảo. Chị cho biết mức lương của nhân viên làm ngày này sẽ được nhân 3 lần. Năm ngoái, ngày tết, đặc biệt vào đêm giao thừa khách đông đúc. Chị cũng hy vọng năm nay sẽ buôn bán đắt khách.Tương tự, quán trà sữa của anh Minh Huy nằm ở đường 32A, cư xá Phú Lâm D (P.10, Q.6) cũng dán băng rôn phía trước quán, thông báo sẽ phục vụ khách xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Quán chuyên phục vụ các món trà sữa, cà phê, trà trái cây với mức giá dao động từ 20.000 - 40.000 đồng tùy loại, tùy nhu cầu của khách. Đặc biệt dịp tết năm nay, quán dự định không tăng giá đồ uống."Vào thời điểm này, một số hàng quán khác đóng cửa, xung quanh khu vực quán mình cũng không có nhiều quán, mình cũng phục vụ thêm tô tượng cho khách nên năm ngoái bán tết, có nhiều người đến. Hy vọng năm nay tiếp tục nhận được sự ủng hộ của khách", anh chủ cho biết.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Chắc chắn về quê rồi!Tôi ở lại làm KhácMức lương nhân 3 khi làm việc vào dịp Tết Nguyên đán là một trong những yếu tố để anh Thanh Nam (24 tuổi), quê Vĩnh Long quyết định ở lại làm việc trong một quán cà phê ở Q.Phú Nhuận.Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ làm việc xuyên tết. Anh Nam cho biết không nhất thiết vào dịp tết, trong năm anh có nhiều cơ hội về thăm nhà nên năm nay chàng trai quyết định có một trải nghiệm mới mẻ hơn."Mình và mọi người trong quán rất gắn bó với nhau, như gia đình. Thêm vào đó, trong quán có nhiều hoạt động đón năm mới đêm giao thừa cho khách và nhân viên, nên mình cũng không thấy buồn", anh chia sẻ thêm.Trong khi đó, anh Phước (22 tuổi, ngụ Q.8) thì đang lướt trên nhiều hội nhóm việc làm thời vụ tết để tìm một công việc phù hợp. Ban đầu, anh chàng quyết định về quê Cà Mau như những năm trước để đón tết cùng gia đình. Tuy nhiên, anh đã thay đổi quyết định vào phút cuối khi người thân của anh quyết định năm nay lên TP.HCM đón tết. "Mình ở nhà với cô và cha mẹ sẽ lên chơi ngày tết này. Mình định xin vào làm thời vụ ở quán cà phê gần nhà để có thêm tiền. Lướt thấy lương tết nhân 3, nên mình ưu tiên những nơi nào gần nhà và uy tín", anh chia sẻ.Trong khi đó, anh chủ một quán ăn ở Q.Tân Phú (TP.HCM) thì chia sẻ vì thiếu nhân sự nên thay vì hoạt động nhiều chi nhánh, anh gom nhân viên lại làm trong một quán dịp tết. Anh cũng thuê thêm nhân viên thời vụ để bưng bê món ăn ra cho khách.Anh cho biết tương tự như nhiều hàng quán khác, anh trả cho nhân viên mức lương nhân 3. Hiện anh đã đủ người làm và đã lên danh sách để chuẩn bị đón khách chu đáo cho tết này.
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng.
Màn ‘đấu khẩu’… êm dịu trước trận Việt Nam quyết đấu Uzbekistan tranh vé World Cup
Chiều 27.2, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện đang hoàn tất các thủ tục để triển khai ca ghép thận thứ 8 cho một nam bệnh nhân ngụ TP.Cần Thơ (người hiến là anh ruột của bệnh nhân ngụ TP.HCM).Tính đến cuối tháng 2.2025, bệnh viện trên đã thực hiện thành công thêm 7 ca ghép thận, mang lại cuộc sống mới cho các bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh, thành như: Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân sau ghép thận đã cải thiện rất đáng kể, không còn phải chịu cảnh lọc máu định kỳ. Trước đó, sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 25.4.2024, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên, với sự hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây cũng là ca ghép tạng đầu tiên thực hiện tại ĐBSCL; đồng thời đưa bệnh viện trở thành trung tâm ghép tạng thứ 26 của cả nước. Việc triển khai thành công kỹ thuật ghép thận cũng được xem là thành tựu y khoa nổi bật nhất của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong 20 năm qua. Cũng theo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, qua 1 năm phấn đấu, bệnh viện cũng đã được Bộ Y tế đánh giá với kết quả lần đầu tiên đạt điểm chất lượng mức 4. Đây là tiền đề rất quan trọng để bệnh viện hướng đến mục tiêu lên hạng đặc biệt vào năm 2025. Hiện tại, là bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL, mỗi ngày, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận từ 2.000 đến 2.500 lượt người đến khám, điều trị ngoại trú. Số lượng bệnh nhân nội trú cũng dao động từ 1.500 đến 1.700 lượt mỗi ngày. Năm 2024, bệnh viện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu khám chữa bệnh, với tỷ lệ ngoại trú đạt 137% và nội trú đạt 163%.Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân miền Tây, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đang triển khai dự án mở rộng diện tích thêm 3,5 ha giai đoạn 2025-2030. Đặc biệt là tiếp tục tập trung phát triển kỹ thuật ghép tạng, trong đó, đặt mục tiêu thực hiện ca ghép gan đầu tiên vào năm 2027.Song song đó, bệnh viện sẽ tiếp nhận và phát triển Bệnh viện chấn thương chỉnh hình Trung ương Cần Thơ; triển khai trung tâm đột quỵ; mở rộng thu dung điều trị cho bệnh nhi tại các chuyên khoa sản; chấn thương chỉnh hình; phẫu thuật tim; tim mạch can thiệp; ngoại thần kinh...Trước đó, tại lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2025), Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã công bố và trao danh hiệu Thầy thuốc ưu tú cho 15 cá nhân đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp y tế; đồng thời, tri ân 47 Thầy thuốc ưu tú của bệnh viện giai đoạn 2005 đến nay.