$591
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của phim đây chính là cuộc sống. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ phim đây chính là cuộc sống.Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ chia sẻ cách ăn uống, sinh hoạt giúp phụ nữ ngày càng trẻ đẹp; Dấu hiệu vết đỏ trên da cảnh báo ung thư; Khi nào sốt cảnh báo tuyến tiền liệt có vấn đề?...Bạn đã biết những điều cơ bản để sống lâu, khỏe mạnh: Ăn chế độ ăn cân bằng với nhiều trái cây và rau quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt; tập thể dục, bỏ thuốc lá, duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nhưng có những yếu tố không ngờ có thể ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ. Nghiên cứu mới cho thấy một số yếu tố bất ngờ ở tuổi trung niên có thể gây ra hậu quả lâu dài cho sức khỏe.Sau đây, 2 chuyên gia y tế sẽ chỉ ra những yếu tố bất ngờ có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ.Thường xuyên dùng thuốc kháng sinh. Tiến sĩ Scott Noorda, bác sĩ chuyên khoa về tuổi thọ, tại Viện Y học chức năng Mỹ, cho biết: Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe lâu dài, làm giảm cả tuổi thọ và sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng viêm, quá trình trao đổi chất và chức năng miễn dịch. Sự mất cân bằng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch và ung thư.Không hoạt động sau nghỉ hưu. Bác sĩ Noorda khuyên người nghỉ hưu nên tiếp tục bận rộn với công việc bán thời gian, sở thích và các mối quan hệ xã hội. Nghỉ hưu mà không duy trì hoạt động thể chất, tinh thần hoặc xã hội sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, bệnh tim mạch và tử vong sớm.Nghiên cứu năm 2018 trên Bulletin of Aging & Health, đã phát hiện đột ngột rút khỏi công việc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ, đặc biệt là ở nam giới độ tuổi 62, bác sĩ Noorda cho biết. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 7.3.Sốt là phản ứng của cơ thể khi bị viêm nhiễm. Bằng cách tăng thân nhiệt, vi khuẩn và virus trong cơ thể sẽ bị suy yếu và khó nhân lên. Gặp vấn đề tuyến tiền liệt cũng có thể gây sốt.Các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sốt. Khác với các sốt thông thường, sốt do những bệnh này sẽ kéo dài không khỏi, đồng thời kèm theo các triệu chứng như có máu trong nước tiểu hay tinh dịch, đau vùng chậu, lưng dưới hay yếu cơ.Trong khi đó, căn bệnh nghiêm trọng nhất là ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt gây ra các triệu chứng tương tự như phì đại tuyến tiền liệt, chẳng hạn như khó tiểu, tiểu yếu, tiểu đau, tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Không giống như phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sụt cân.Ung thư tuyến tiền liệt gây sốt nhưng đây không phải là triệu chứng phổ biến của bệnh. Nhiều nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ không bị sốt. Tuy nhiên, bệnh hành sốt là do các tế bào ung thư phát triển và chặn dòng nước tiểu, dẫn đến tắc nghẽn nước tiểu và gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 7.3.Các triệu chứng ung thư không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một số loại sẽ xuất hiện cục u ở cổ, nách, trong khi ung thư da lại có hình dạng khá giống nốt ruồi. Ngoài ra, dấu hiệu cảnh báo khác là vết đỏ trên da.Vết da đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cháy nắng, dị ứng, nổi đề đay hay vẩy nến. Do đó, dấu hiệu này nếu liên quan đến ung thư sẽ dễ bị phớt lờ vì nhiều người không nghĩ đó là vấn đề lớn.Nếu đã loại trừ hết các nguyên nhân thường gặp, đồng thời tình trạng da đỏ vẫn không khỏi dù đã làm mọi cách thì người bệnh cần sớm đi khám. Tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) cho biết ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới.Ung thư da có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ra ngoài là vết da đỏ thì đó là ung thư biểu mô tế bào vảy. Bị ung thư này thì da không chỉ đỏ mà còn có cảm giác thô ráp khi chạm vào, đôi khi đóng vảy. Nguyên nhân của loại ung thư này thường là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé! ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của phim đây chính là cuộc sống. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ phim đây chính là cuộc sống.Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh. ️
Ngày 10.2, mạng xã hội đăng tải đoạn video do người đi đường ghi lại hình ảnh xe ô tô 7 chỗ đang dừng đèn đỏ trên đường Lê Nin (TP.Vinh, Nghệ An) không nhường đường cho xe cứu thương. Thời điểm đó, chiếc xe cứu thương đang hụ còi xin nhường đường nhưng phía trước đang có 1 xe 7 chỗ dừng chờ đèn đỏ. Có thể do sợ nhường đường sẽ phạm lỗi vượt đèn đỏ nên tài xế xe 7 chỗ không nhường. Chỉ đến khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang xanh, xe 7 chỗ mới di chuyển, xe cứu thương mới tiếp tục chạy. Video này gây nhiều ý kiến trái chiều khi tại nút giao thông này có gắn các camera phạt nguội. Nhiều người rằng tài xế xe 7 chỗ phải nhường đường và lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị xử phạt. Nhiều ý kiến lại cho rằng nhường đường trong trường hợp này sẽ rất phiền toái, phải mất thời gian đến giải trình với CSGT khi bị phạt nguội. Về trường hợp này, ngày 11.2, một lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, người tham gia giao thông phải tuân thủ báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông. Khoản 5, Điều 27 của luật này quy định khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường. Trường hợp không nhường đường cho xe ưu tiên, người điều khiển ô tô có thể bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng theo điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 168/2024. Khi các phương tiện đang dừng đèn đỏ mà vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, theo Phòng CSGT Công an Nghệ An, trong tình huống cấp thiết, nếu phương tiện di chuyển đúng làn, đúng phần đường và vì lý do chính đáng, sẽ không bị xử phạt. Nghĩa là trong trường hợp dừng đèn đỏ nhưng phía sau có xe cứu thương hoặc xe ưu tiên khác, các phương tiện phía trước có thể vượt đèn đỏ để nhường đường mà không bị xử phạt. Lãnh đạo Phòng CSGT Nghệ An cũng cho biết, các trường hợp xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát, công an không thông báo xử phạt ngay mà sẽ xác định nguyên nhân vi phạm, sau đó mới mới xử phạt, để tránh trường hợp phạt oan. ️
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn ️