Thủ phủ than đá Trung Quốc cạn tiền, ngưng tuyển công chức
Đến ngày 19.4, nhiệt độ ở các tỉnh thành miền Đông tiếp tục hạ thêm 1 độ xuống còn 36 độ C, bằng với các tỉnh miền Tây. TP.HCM mưa trái mùa do các đám mây giông nhiệt có khả năng xảy ra Gò Vấp, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Tân Phú, TP.Thủ Đức và Q.12 với xác suất mưa 60%. Nhiệt độ phổ biến ở TP.HCM là 35 độ C, Cần Giờ và Nhà Bè còn 33 - 34 độ C.Cơ hội "vàng" cho du lịch Việt Nam
Theo các bác sĩ, xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, có đến 1/3 trường hợp mắc bệnh không thể bảo tồn tinh hoàn do phát hiện chậm trễ.
The LOG - một trong những nhà hàng đi đầu trong ẩm thực fine dining
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm học thêm mà còn nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29. Còn tại các quận, huyện, trong tháng 3 và 4, Phòng GD-ĐT quận 10 sẽ kiểm tra việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm tại các trường học công lập trên địa bàn quận, bao gồm việc ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Công tác kiểm tra sẽ được lồng ghép trong các cuộc kiểm tra chuyên môn của cấp học trong học kỳ 2 năm học 2024-2025.Nội dung kiểm tra xoay quanh trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc triển khai các quy định liên quan đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, phụ huynh học sinh; Việc tổ chức thực hiện các nội dung được quy định cụ thể trong Thông tư 29 và các văn bản chỉ đạo có liên quan; Đặc biệt lưu ý việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động đào tạo học sinh giỏi, ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và hoạt động ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập chưa đạt.Ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng GD-ĐT quận 10, cho hay việc kiểm tra này nhằm giúp nắm tình hình việc thực hiện tại các cơ sở giáo dục, làm căn cứ để báo cáo, tham mưu với Thường trực UBND quận. Đồng thời nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của thủ trưởng, ban lãnh đạo, các tổ chức chính trị – xã hội và viên chức các cơ sở giáo dục trực thuộc trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và thực hiện nghiêm các quy định. Theo ông Trung, công tác kiểm tra đảm bảo nghiêm túc, phù hợp với tình hình thực tế và không gây áp lực cho các cơ sở giáo dục.Tương tự tại quận Phú Nhuận, bà Lê Thị Bình, Trưởng phòng GD-ĐT quận, đã có chỉ đạo các trường khẩn trương tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về quy định về dạy thêm học thêm. Quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên của đơn vị thực hiện nghiêm túc quy định, có kế hoạch kiểm tra, rà soát; kiên quyết không để xảy ra việc dạy thêm học, thêm không đúng quy định trong và ngoài nhà trường.Trưởng phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận chỉ đạo việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ phải phù hợp với chương trình Giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; xác định đây là trách nhiệm của nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của chương trình.Theo bà Bình, các trường cần có điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 2 buổi/ngày đúng yêu cầu của chương trình, tăng cường, bổ sung các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động phát triển năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống, đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương và thời gian đưa đón của phụ huynh học sinh; Kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thông tư...
Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc.
Mỹ lần đầu đem SM-3 vào thực chiến khi đánh chặn tên lửa Iran
Ngày 7.1, Sở Y tế TP.HCM thông tin, Human metapneumo vi rút (HMPV) đang gây bệnh ở một số quốc gia không phải là vi rút mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024 tại TP.HCM. Nhưng tác nhân gây bệnh hô hấp này chiếm tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác.Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca/tháng, và gia tăng trong 3 tháng cuối năm. Sở Y tế TP.HCM nhận định, các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.Về tác nhân gây bệnh, kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang, và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy vẫn là các vi rút và vi khuẩn phổ biến.Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 - 12. 2024 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy: HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ (12,5% ở trẻ em) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Các tác nhân phổ biến hơn được tìm thấy ở trẻ em như vi khuẩn H. influenzae (71,4%), S. pneumoniae (42,9%), vi rút cúm A (25%), rhinovirus (44,6%), RSV (41,1%),... Tác nhân phổ biến ở người lớn là vi khuẩn H. influenzae (42,6%), S. pneumoniae (27,7%) và vi rút cúm A (48,9%).Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân vi rút thường gặp, trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%. Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến dịch bệnh hô hấp do HMPV có thể xảy ra. Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.HMPV là một loại vi rút thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.Về cơ chế lây bệnh, vi rút này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm vi rút, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây viêm phổi nặng.Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, HMPV chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.